Ngôn ngữ của cộng đồng Hoa kiều
海外华人/海外華人 | |
---|---|
Tổng dân số | |
k. 50 triệu[1][2][3] (số liệu năm 2012) | |
Khu vực có số dân đáng kể | |
Thái Lan | 9,392,792[4] |
Malaysia | 6,650,000[5] |
Mỹ | 4,947,968[6] |
Indonesia | 2,832,510[7] |
Singapore | 2,547,300[8] |
Canada | 1,769,195[9] |
Myanmar | 1,637,540[10][11] |
Philippines | 1,350,000[12] |
Úc | 1,213,903[13] |
Hàn Quốc | 1,056,993[14][15] |
Peru | 900,000-1,300,000[16] |
Việt Nam | 823,071[17] |
Pháp | 700,000[18] |
Nhật Bản | 674,871[19] |
Vương quốc Anh | 466,000[20] |
Pakistan | 400,000[21] |
Venezuela | 400,000[22] |
Nam Phi | 300,000–400,000[23] |
Nga | 200,000–400,000[24][25] |
Ý | 320,794 |
Brazil | 300,000 |
Đức | 212,000[26] |
Tân Tây Lan | 191,681[27] |
Lào | 190,000[28] |
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất | 180,000[29] |
Colombia | 25,000[28] |
Campuchia | 150,000[30] |
Tây Ban Nha | 145,245[31] |
Panama | 135,000[32] |
Argentina | 120,000[33][34][35] |
Cuba | 114,242[36] |
Ngôn ngữ | |
tiếng Hoa và nhiều ngôn ngữ của quốc gia mà họ sinh sống | |
Tôn giáo | |
Đa số là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Ngoài ra còn có Thiên chúa giáo, Hồi giáo và các tín ngưỡng địa phương. | |
Sắc tộc có liên quan | |
người Hoa |
Ngôn ngữ của cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm tổ tiên, xuất xứ, sự đồng hóa qua nhiều thế hệ, và các chính sách chính thức của quốc gia nơi họ sinh sống và làm việc. Phần lớn cộng đồng Hoa kiều ở phương Tây và nhiều khu vực của châu Á nói tiếng Quảng Đông như là tiếng mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ thứ hai, còn những người nhập cư gần đây nói tiếng Quan Thoại khiến cho tiếng Quan thoại ngày càng phổ biến ở nhiều khu phố người Hoa, mặc dù vẫn không phải là ngôn ngữ chi phối.[37][38]
Đông Nam Á
[sửa | sửa mã nguồn]Ở khu vực Đông Nam Á, tiếng Phúc Kiến và Quảng Đông là ngôn ngữ truyền thống của người Hoa hải ngoại ở nhiều vùng và nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ của họ có thể rất khác nhau giữa các nước láng giềng hoặc thậm chí trong một nước.[37]
Myanmar
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù trên số liệu, người Myanmar gốc Hoa chiếm 3% dân số, nhưng con số thực tế được cho là cao hơn nhiều.[39] Có những người đã đăng ký bản thân họ là người dân tộc Myanmar để tránh kỳ thị; những người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc đã tràn ngập ở phía Thượng Miến Điện từ những năm 1990 (lên đến 2 triệu theo một số ước tính[40]) nhưng không được tính do thiếu kiểm tra dân số đáng tin cậy.[41]
Người Myanmar gốc Hoa thống trị nền kinh tế Myanmar ngày nay.[42] Họ cũng có một sự ảnh hưởng rất lớn với giáo dục đại học Miến Điện, và chiếm tỷ lệ cao trong tầng lớp tri thức ở Miến Điện. Phần lớn Hoa kiều nói tiếng Myanmar như ngôn ngữ mẹ đẻ. Những người có trình độ học vấn cao cũng có thể sử dụng tiếng Quan Thoại hoặc tiếng Anh. Việc sử dụng các phương ngữ Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế. Tiếng Phúc Kiến (tiếng địa phương của Mân Nam) chủ yếu được sử dụng ở Yangon cũng như ở Hạ Môn, trong khi tiếng Đài Sơn (tương tự như tiếng Quảng Đông) và tiếng Quan Thoại Vân Nam được bảo tồn ở vùng Thượng Miến Điện.
Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Dân tộc Hoa ở Việt Nam được phân loại thành ba nhóm dựa trên lịch sử, vị trí và mức độ hội nhập của người nhập cư. Nhóm lớn nhất chiếm gần một triệu người và có ảnh hưởng lớn trong xã hội và nền kinh tế Việt Nam. Phần lớn tập trung ở các thành phố lớn của miền Nam Việt Nam (đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh) và phần lớn nói tiếng Quảng Đông và một số ít nói tiếng Tiều Châu..[43]
Hai nhóm nhỏ hơn của người Hoa tại Việt Nam gồm có Sán Dìu và Ngái. Số lượng người Sán Dìu trên 100.000 và tập trung ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Nguồn gốc thực sự của họ là người Dao chứ không phải là người Hán, nhưng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hoá Trung Quốc và họ nói một biến thể tiếng Quảng Đông. Trong khi đó, người Ngái lại tập trung ở các vùng nông thôn của miền Trung và có khoảng 1.000 người. Họ nói tiếng Khách Gia một cách tự nhiên và sử dụng tiếng Quảng Đông để giao tiếp với cộng đồng Hoa.
Campuchia
[sửa | sửa mã nguồn]Có khoảng 15.000 người Trung Quốc ở Campuchia theo kết quả của cuộc điều tra dân số năm 2013.[44] Tuy nhiên, chỉ 7% cộng đồng Hoa kiều Campuchia nói tiếng của tổ tiên.[45] Người Campuchia gốc Hoa đóng vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị trong nước và vẫn thường xuyên chi phối giao dịch thương mại Campuchia.
Hơn 3/4 người Campuchia gốc Hoa thuộc nhóm Tiều Châu. Hai nhóm khác bao gồm Phúc Kiến và Hải Nam. Người Quảng Đông chiếm số lượng đông đúc từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20, nhưng ngày nay chỉ là một thiểu số và tập trung ở các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là ở thủ đô Phnom Penh. Tuy nhiên, tiếng Quảng Đông vẫn tiếp tục là ngôn ngữ chung của cộng đồng trong số hầu hết người Campuchia gốc Hoa.[46] Các trường Hoa ngữ ở Campuchia dạy tiếng Quảng Đông hay Quan thoại, đôi khi là cả hai.[47]
Lào
[sửa | sửa mã nguồn]Số lượng người Lào gốc Hoa tương đối ít, phổ biến nhất là Quảng Đông và Tiều Châu. Hoa kiều sinh sống ở vùng biên giới tiếp giáp Trung Quốc nói tiếng Quan thoại Tây Nam.[48]
Thái Lan
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù cộng đồng Hoa kiều tập trung đông nhất ở Thái Lan,[49] nhưng phần lớn họ đã bị đồng hóa. Ngày nay, họ nói tiếng Thái như là ngôn ngữ bản địa. Hầu hết người Hoa sống ở các thành phố lớn như Bangkok, Chiang Mai, Phuket, Chumphon, Ratchaburi, Chon Buri, Hat Yai và Nakhon Sawan. Trong những khu phố Tàu ở các thành phố này vẫn có biển hiệu ở cả Trung Quốc và Thái Lan. Vào những năm 2000, chỉ có khoảng 2% (200.000) người Thái Lan nói một biến thể của tiếng Hoa ở nhà. Trong đó khoảng 50% nói tiếng Tiều Châu-nhóm phương ngữ phổ biến nhất, tiếp theo là Khách Gia, Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Đông và Thượng Hải.[50] Trong thương mại, tiếng Tiều Châu, Quảng Đông và Thái được sử dụng làm ngôn ngữ phổ biến và các trường Hoa ngữ thường sử dụng tiếng Quảng Đông làm phương tiện giảng dạy.[51]
Singapore
[sửa | sửa mã nguồn]Singapore có một số lượng lớn người Hoa và tiếng Quan Thoại được công nhận là một trong những ngôn ngữ chính thức. Hơn nữa, họ sử dụng tiếng Trung giản thể. Điều này hoàn toàn trái ngược với các cộng đồng Hoa kiều ở nước khác (sử dụng tiếng Trung phồn thể). Mặc dù đa số người Singapore gốc Hoa là người Phúc Kiến và nói tiếng Phúc Kiến nhưng chính phủ Singapore đã khuyến khích họ ngưng sử dụng các phương ngữ địa phương thông qua Chiến dịch Nói tiếng Quan thoại (SMC).[52] Chính phủ Singapore cũng tích cực thúc đẩy tiếng Anh là ngôn ngữ chung của xã hội, do đó người Hoa trẻ ở Singapore nói tiếng Quan Thoại và tiếng Anh.
Theo chính sách SMC, tất cả các chương trình truyền hình và phát thanh tiếng Hoa không phải là Tiếng Quan Thoại đều bị ngưng sau năm 1979.[53]
Brunei
[sửa | sửa mã nguồn]Một số phương ngữ tiếng Hoa được nói ở Brunei là Phúc Kiến, Khách Gia, Quan Thoại và Quảng Đông.
Malaysia
[sửa | sửa mã nguồn]Ngoài Trung Hoa đại lục và Đài Loan, Malaysia là đất nước duy nhất có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh tiếng Hoa, từ tiểu học đến đại học.[54] Hoa kiều ở đây tập trung ở những vùng khác nhau. Người Phúc Kiến (đông nhất) tập trung ở Penang, Klang, Kelantan và Malacca, với Penang nói tiếng Phúc Kiến. Người Quảng Đông tập trung vào Kuala Lumpur, Seremban, Kuantan và Ipoh, và người Khách Gia chiếm số lượng ít cũng rải rác ở một số tiểu bang. Trong khi đó, ở Đông Malaysia, người Nam Mân (Phúc Kiến và Tiều Châu), Khách Gia và tiếng Quan Thoại sinh sống phổ biến ở thị trấn Sandakan, Sabah, nói tiếng Quảng Đông và Khách Gia. Ngoại trừ ở Sibu, Hoa kiều nói tiếng Fuzhounese (một nhánh của tiếng Đông Mân).[55]
Tuy nhiên, thế hệ trẻ được dạy tiếng Quan thoại. Ngoài ra, hầu hết người Malaysia gốc Hoa có thể nói cả tiếng Malaysia (ngôn ngữ quốc gia) và tiếng Anh, vốn được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và ở trình độ đại học.[56]
Indonesia
[sửa | sửa mã nguồn]Hoa kiều Indonesia sinh sống rải rác khắp quần đảo. Ở Bắc Sumatra, Riau, Quần đảo Riau và Jambi, họ nói tiếng Phúc Kiến gồm Phúc Kiến Medan và Phúc Kiến Riau. Đây là sự kết hợp từ vựng tiếng Phúc Kiến và tiếng Indonesia. Người Khách Gia tập trung ở Bangka-Belitung, Nam Sumatra, Jakarta và Tây Kalimantan, nơi họ là một phần quan trọng của dân cư địa phương. Trong khi đó, từ Pontianak đến Ketapang, Kendawangan ở mũi phía nam của Tây Kalimantan tập trung người Triều Châu, người Quảng Đông. Gần đây, tiếng Quan Thoại đã được sử dụng trong các trường Hoa ngữ.[57]
Philippines
[sửa | sửa mã nguồn]Người Philippines gốc Hoa chiếm 1.5% dân số cả nước, tuy nhiên theo các cuộc điều tra nhân khẩu học từ các bên thứ ba cho thấy 18-27% dân số Philippines có ít nhất một tổ tiên là người Trung Quốc (tổng cộng lên đến 27 triệu người).[58]
Hầu hết người Philippines gốc Hoa nói ba thứ tiếng, nói một biến thể Trung Hoa bản xứ, tiếng Anh và một ngôn ngữ Philippines, thường là tiếng Tagalog hoặc bất kỳ ngôn ngữ Visayan nào (ví dụ Cebuano, Hiligaynon, v.v.).
Tiếng Hoa sử dụng phổ biến nhất là Phúc Kiến, với biến thể gọi là Lần-nâng-ọe. Các tiếng khác như Tiều Châu, Quảng Đông và Thượng Hải cũng được nói, mặc dù tỷ lệ rất ít. Trái ngược với nhiều khu vực Đông Nam Á, cộng đồng người Hoa ở Philippines không sử dụng tiếng Quảng Đông như ngôn ngữ cộng đồng được ưa chuộng hoặc là một ngôn ngữ chính thống.[59]
Trong các trường học tiếng Trung, tiếng Quan Thoại được dạy, mặc dù hầu hết người Philippines gốc Hoa không nói tiếng Quan thoại ở nhà và không đạt được mức độ trôi chảy như những người Hoa ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và các cộng đồng hải ngoại khác.
Bắc Mỹ
[sửa | sửa mã nguồn]Phần lớn Hoa kiều Bắc Mỹ nói tiếng Hoa. Ở Hoa Kỳ và Canada, tiếng Hoa là ngôn ngữ phổ biến thứ ba.[65][66][67] Ngày xưa, cộng đồng Hoa kiều thường nói tiếng Quảng Đông do người nhập cư chủ yếu đến từ miền nam Trung Quốc từ thế kỷ 19 cho đến những năm 1980.[66][68] Tuy nhiên, tiếng Quan Thoại ngày càng trở nên phổ biến hơn do sự mở cửa của Trung Quốc.[68]
Ở thành phố New York, 10% người nói tiếng Quan thoại như một ngôn ngữ phụ trợ và nó dần dần thay thế tiếng Quảng Đông.[69] Một phần ba Hoa kiều ở đây biết tiếng Mân, nhưng nó ít được sử dụng bởi vì những người Hoa khác không hiểu.[69]
Tại Richmond (Vancouver, Canada), 55% dân số là người Hoa.[70] Chữ Trung Quốc có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi từ các ngân hàng địa phương đến các cửa hàng tạp hóa. Trong vùng đô thị Metropolitan Vancouver, 18% dân số là người Hoa. Tương tự ở Toronto, thành phố lớn nhất ở Canada, người Trung Quốc chiếm 11,4% dân số địa phương, với tỷ lệ khoảng 20-50% ở vùng ngoại ô của Markham, Richmond Hill và trong thành phố phía đông của Scarborough.[71]
Tăng trưởng kinh tế ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã giúp người Trung Hoa đại lục có nhiều cơ hội hơn để di cư. Một cuộc khảo sát năm 2011 cho thấy 60% các triệu phú Trung Quốc có kế hoạch di cư,[72] chủ yếu đến Hoa Kỳ hoặc Canada. Thẻ tín dụng đầu tư EB-5 cho phép nhiều người Trung Quốc có quyền tìm kiếm quốc tịch Mỹ, và các báo cáo gần đây cho thấy 75% số người xin cấp thị thực này trong năm 2011 là người Trung Quốc.[73] Các nhà đầu tư đa quốc gia của Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhất từ Chương trình Nhà đầu tư Nhập cư EB-5 tại Hoa Kỳ. Hiện nay, miễn là có ít nhất 500.000 đô la Mỹ để đầu tư vào các dự án được liệt kê bởi Cơ quan Nhập cư Quốc tịch Hoa Kỳ (USCIS), là có thể xin thẻ xanh đi kèm với quyền thường trú tại Hoa Kỳ, nhưng chỉ ở một tiểu bang thí điểm.[74]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 张明爱 (ngày 11 tháng 3 năm 2012). “Reforms urged to attract overseas Chinese”. China.org.cn. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
- ^ “Hu meets overseas Chinese organizations leaders|Politics”. chinadaily.com.cn. ngày 9 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
- ^ Huiyao Wang (ngày 24 tháng 5 năm 2012). “China's Competition for Global Talents: Strategy, Policy and Recommendations” (PDF). Asia Pacific. tr. 2. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
- ^ “The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Department of Statistics Malaysia Official Portal”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Asian Alone or in Any Combination by Selected Groups: 2015”. U.S. Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015.
- ^ Kewarganegaraan, Suku Bangsa, Agama dan Bahasa Sehari-hari Penduduk Indonesia Hasil Sensus Penduduk 2010. Badan Pusat Statistik. 2011. ISBN 9789790644175.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
- ^ [1] Lưu trữ 2015-04-29 tại Wayback Machine (Ethnic origins, 2011 counts, for Canada, provinces and territories – 20% sample data)
- ^ “CIA World Factbook”. Cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012.
- ^ “Burma”. State.gov. ngày 3 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012.
- ^ “PRIB: Senate declares Chinese New Year as special working holiday”. Senate.gov.ph. ngày 21 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2016.
- ^ “2016 Census QuickStats: Australia”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập 15 tháng 11 năm 2017.
- ^ “Immigration in South Korea”. Immigration.go.kr.
- ^ “통계연보(글내용) < 통계자료실 < 출입국•외국인정책본부”. Immigration.go.kr. ngày 5 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2016.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
- ^ General Statistics Office of Vietnam. “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009–Phần I: Biểu Tổng hợp”. tr. 134/882. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012.
- ^ “"Chinois de France" ne veut rien dire”. Slate.fr. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
- ^ “平成23年末現在における外国人登録者統計について 法務省(Number of foreign residents by as of 2011)” (bằng tiếng Nhật). Ministry of Justice. ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Check Browser Settings”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
- ^ Jamal, Sana. “Mandarin mania grips Pakistan”. Gulf News. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
- ^ “"Chinese people are an important population mostly in Venezuela (400,000)..." p. 201 (in Spanish)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
- ^ Liao, Wenhui; He, Qicai (2015). “Tenth World Conference of Overseas Chinese: Annual International Symposium on Regional Academic Activities Report (translated)”. The International Journal of Diasporic Chinese Studies. 7 (2): 85–89.
- ^ Larin, Victor (2006), “Chinese in the Russian Far East: Regional views”, trong Akaha, Tsuneo; Vassilieva, Anna (biên tập), Crossing National Borders: human migration issues in Northeast Asia, New York: United Nations University Press, tr. 47–67, ISBN 92-808-1117-7
- ^ Zayonchkovskaya, Zhanna (2004), “МИГРАЦИЯ ВЫШЛА ИЗ ТЕНИ. На вопросы Виталия КУРЕННОГО отвечает заведующая лабораторией миграции населения Института народно-хозяйственного прогнозирования РАН Жанна ЗАЙОНЧКОВСКАЯ (Migration has left the shadows. Zhanna Zayonchkovskaya, Director of the Population Migration Laboratory of the National Economy Forecasting Institute of the Russian Academy of Sciences, answers Vitaly Kurrenoy's questions)”, Otechestvennye Zapiski, 4 (19), truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2009
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
- ^ “Ethnic group profiles”. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
- ^ a b “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ “Chinese expats in Dubai”. TimeOutDubai.com. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
- ^ http://www.nis.gov.kh/nis/CSES/Final%20Report%20CSES%202013.pdf
- ^ “Población extranjera por sexo, país de nacionalidad y edad (hasta 85 y más).”, Avance del Padrón a 1 de enero de 2009. Datos provisionales, Spain: Instituto Nacional de Estadística, 2009, Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2019, truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2009
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
- ^ Clarín: As of 2010, Chinese community becomes the fourth largest group of immigrants in Argentina. (tiếng Tây Ban Nha)
- ^ “Argentina-China Relations”. Americas Quarterly. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Chinese Argentines and the Pace of Cultural Integration”. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
- ^ “CIA.gov (World Factbook)”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2015.
- ^ a b West (2010), pp. 289-90
- ^ Pierson, David (ngày 31 tháng 3 năm 2006). “Dragon Roars in San Gabriel - Los Angeles Times”. Los Angeles Times.
- ^ Hooker, Michael Barry (2002). Law and the Chinese in Southeast Asia. Institute of Southeast Asian Studies. ISBN 981-230-125-9.
- ^ Rieffel, Lex (2010). Myanmar/Burma: inside challenges, outside interests. Brookings Institution Press. tr. 95–97. ISBN 978-0-8157-0505-5.
- ^ “China's Ambitions in Myanmar”. Asia Pacific Media Services Limited. tháng 7 năm 2000.
- ^ Chua, Amy (tháng 5 năm 2004). “Review: The Ethnic Question in Law and Development”. World on Fire: How Exporting Free Market Democracy Breeds Ethnic Hatred and Global Instability. The Michigan Law Review Association. 102 (6): 1044–1103. JSTOR 4141938.
- ^ Khanh (1993), p. 31
- ^ “Cambodia Socio-Economic Survey 2013” (PDF). National Institute of Statistics, Ministry of Planning, Government of Cambodia. tháng 7 năm 2014. tr. 12. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
- ^ Moeun Nhean (ngày 28 tháng 1 năm 2014). “Chinese New Year: family, food and prosperity for the year ahead”. Phnom Penh Post. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2015.
- ^ Willmott (1967), p. 104 – Table A: Chinese Urban Population in Cambodia by province and language group
- ^ “World Directory of Minorities and Indigenous People”. Minority Rights Group International. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2011.
- ^ A. Doak Barnett (1960). Communist China and Asia. Published for the Council on Foreign Relations. tr. 175.
- ^ “Give up meat and sex for Thai festival 'ticket to heaven'”. Star2.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2016.
- ^ William Allen Smalley (1994). Linguistic Diversity and National Unity: Language. University of Chicago Press. tr. 212–3. ISBN 0-226-76288-2.
- ^ Tong, Chee Kiong. Alternate Identities: The Chinese of Contemporary Thailand, 2001, BRILL, p. 21-25.
- ^ Profile of the Singapore Chinese Dialect Groups Lee, Edward Eu Fah. Singapore Department of Statistics, 2000
- ^ “(no title)”. Channelnewsasia.com. ngày 6 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2012. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
- ^ "http://malaysia-today.net/mtcolumns/newscommentaries/50322-mca-condemns-dong-zong Lưu trữ 2012-07-04 tại Wayback Machine"
- ^ Astro AEC, Behind the Dialect Groups, Year 2012
- ^ Tze Wei Sim, Why are the Native Languages of the Chinese Malaysians in Decline. Journal of Taiwanese Vernacular, p. 75, 2012
- ^ “Dari Tiongkok ke Pulau Bangka Bedol Desa ala Kuli Tionghoa”. AMCA. ngày 19 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2007.
- ^ “The ethnic Chinese variable in domestic and foreign policies in Malaysia and Indonesia” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
- ^ Teresita Ang-See, "Chinese in the Philippines", 1997, Kaisa, pg. 57.
- ^ “Yearbook of Immigration Statistics: 2012 Supplemental Table 2”. U.S. Department of Homeland Security. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Yearbook of Immigration Statistics: 2011 Supplemental Table 2”. U.S. Department of Homeland Security. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Yearbook of Immigration Statistics: 2010 Supplemental Table 2”. U.S. Department of Homeland Security. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2013.
- ^ John Marzulli (ngày 9 tháng 5 năm 2011). “Malaysian man smuggled illegal Chinese immigrants into Brooklyn using Queen Mary 2: authorities”. New York: © Copyright 2012 NY Daily News.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Chinese New Year 2012 in Flushing”. QueensBuzz.com. ngày 25 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Language Use and English-Speaking Ability: 2000” (PDF). U.S. Census Brueau. tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ a b “2006 Census Profile of Federal Electoral Districts (2003 Representation Order): Language, Mobility and Migration and Immigration and Citizenship”. Ottawa: Statistics Canada. 2007. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ “2006 Census Area Profiles: Profile of Language, Immigration, Citizenship, Mobility and Migration for Canada, Provinces, Territories and Federal Electoral Districts (2003 Representation Order), 2006 Census – Data Table”. Statistics Canada. Government of Canada. ngày 9 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2015.
- ^ a b Lai, H. Mark (2004). Becoming Chinese American: A History of Communities and Institutions. AltaMira Press. ISBN 0-7591-0458-1.
- ^ a b García, Ofelia; Fishman, Joshua A. (2002). The Multilingual Apple: Languages in New York City. Walter de Gruyter. ISBN 3-11-017281-X.
- ^ “NHS Profile, Richmond, CY, British Columbia, 2011”. Statistics Canada. 2012.
- ^ Community Profiles from the 2006 Census - Vancouver CMA Lưu trữ 2017-07-20 tại Wayback Machine. Statistics Canada. Truy cập 2011-01-16.
- ^ Chinese rich are keen to emigrate, China Daily, ngày 3 tháng 11 năm 2011
- ^ 美国投资移民中国人占四分三 - 3/4 of Investment Immigrants to the USA are Chinese (bilingual), Thinking Chinese, November 2011
- ^ “U.S., Canada favored by China's third wave of emigrants - Headlines, features, photo and videos from”. ecns.cn. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012.