Bước tới nội dung

Ngô Minh Hiếu

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngô Minh Hiếu
Sinh8 tháng 10, 1989 (35 tuổi)
Gia Lai, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Tên khácHieuPC/Hiếu PC[1]
Dân tộcKinh
Trường lớpTrường Đại học Khoa học Tự nhiên
Nghề nghiệpChuyên gia an ninh mạng
Tổ chứcTrung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia
Nổi tiếng vìÁn tù 13 năm tại Mỹ vì đánh cắp thông tin người dùng[2]
Quê quánGia Lai

Ngô Minh Hiếu (còn được gọi là Hiếu PC, sinh ngày 8 tháng 10 năm 1989) là một chuyên gia về an toàn thông tin người Việt Nam, từng là một hacker nhận 13 năm tù vì tội đánh cắp và bán thông tin cá nhân của hơn 200 triệu người Mỹ.[2][3] Sau khi trở về Việt Nam, anh trở thành chuyên gia kỹ thuật tại Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC).[4][5] Hiện nay, anh là người vận hành dự án Chống Lừa Đảo do anh cùng các đồng sự sáng lập vào cuối năm 2020, đồng thời là giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn doanh nghiệp xã hội Chống Lừa Đảo.[6]

Tiểu sử

Ngô Minh Hiếu sinh ngày 8 tháng 10 năm 1989 tại Gia Lai, Việt Nam. Năm 19 tuổi, anh đến New Zealand để theo học tại Học viện Công nghệ UnitecAuckland nhưng đã về nước chỉ 1 năm sau đó vì liên quan đến các vụ lừa đảo tại nước này. Sau khi về lại Việt Nam vào năm 2009, Hiếu nộp hồ sơ vào hệ tài năng của trường Đại học Khoa học Tự nhiên và theo học tại trường 2 năm trước khi thôi học.[7] Năm 2013, anh bị đặc vụ Mỹ bắt giữ với tội danh liên quan đến buôn bán thông tin người dùng.[8] Đến năm 2015, anh chính thức bị kết án 13 năm tù liên bang.[9] Tuy nhiên, anh được trả tự do sớm hơn dự kiến và trở về Việt Nam vào ngày 4 tháng 8 năm 2020.[10] 3 tháng sau, anh chính thức gia nhập Trung tâm Giám sát và An toàn không gian mạng Quốc gia, đảm nhiệm các công việc liên quan đến điều tra số, điều tra các tội phạm trên không gian mạng, kiểm tra những dữ liệu có khả năng bị lộ.[11]

Tội phạm mạng

Quá trình phạm tội

Trong khoảng thời gian ở New Zealand từ 2008 đến 2009, Hiếu từng bị cáo buộc liên quan tới một vụ lừa đảo tín dụng bằng tài khoản Trade Me (một trang đấu giá trên mạng kiểu eBay). Vào thời điểm đó, Hiếu là quản trị viên của một số diễn đàn về hacker trên dark web. Trong quá trình học tập, anh phát hiện lỗ hổng trong mạng của trường làm lộ dữ liệu thẻ thanh toán. Theo lời tường thuật lại, vì không ai để ý đến lời cảnh báo của mình nên anh đã hack toàn bộ hệ thống. Sau đó, anh sử dụng lỗ hổng tương tự để tấn công các trang web khác và đánh cắp dữ liệu thẻ thanh toán của người dùng. Hiếu cho biết, anh đã sử dụng dữ liệu thẻ đánh cắp được để mua vé buổi biểu diễn hòa nhạc, sự kiện,... và bán chúng thông qua Trade Me.

Sau khi trường học phát hiện sự việc và báo cảnh sát, Hiếu đã bị từ chối gia hạn visa sau khi học kỳ đầu tiên kết thúc.[12] Sau đó, Hiếu đã hack trang web của trường Unitec Auckland khiến trang web này bị ngưng hoạt động trong hai ngày và trang web của trường Đại học Công nghệ Auckland (AUT).[13] Anh trở về Việt Nam và theo học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Trong quá trình theo học tại đây, anh tiếp tục hack về hệ thống của trường để lấy thông tin giáo viên, đề thi và gửi cho bạn bè. Không những vậy, với kiến thức tự học từ các diễn đàn ngầm của Nga, anh đã đánh cắp và bán số an sinh xã hội của hơn 3 triệu người cho các bên thứ ba.[7]

Theo cáo trạng của toà án Mỹ, từ năm 2007 đến 2013, Ngô Minh Hiếu đã sử dụng máy tính tại Việt Nam để thâm nhập trái phép vào nhiều hệ thống khác nhau nhằm lấy trộm số thẻ an sinh xã hội, thông tin về các tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh,... của hơn 200 triệu người dùng, trong đó có hơn 500 ngàn công dân Mỹ.[14][15] Sau đó, Hiếu cùng đồng bọn bán lại thông tin cho các nhóm tội phạm trực tuyến.[16] Ngoài ra, anh còn lấy dữ liệu từ Court Ventures, một công ty con của Experian,[17][18] bằng cách "đóng giả là một điều tra viên tư nhân hoạt động bên ngoài Singapore".[19] Từ những phi vụ này, Minh Hiếu kiếm được tổng cộng gần 2 triệu USD.[20][21] Theo sở Thuế vụ xác nhận, đã có 13.673 người Mỹ trở thành nạn nhân của vụ án liên quan hoàn thuế thu nhập cá nhân giả mạo với tổng giá trị lên đến 65 triệu USD.[22][23]

Truy tố, kết án và trả tự do

Năm 2013, Ngô Minh Hiếu bị đặc vụ Mỹ bắt giữ tại Guam, khi bị lừa đến đây để thực hiện một vụ làm ăn với một khách hàng có nhiều thông tin cá nhân muốn bán lại.[24][25] Sau đó, Hiếu đã phải đối mặt với bản án 42 năm tù liên bang với 4 tội danh liên quan đến lừa đảo và lạm dụng máy tính.[26] Tuy nhiên, sau đó bản án đã được giảm nhẹ vì anh hợp tác với các nhà điều tra để bắt giữ hơn mười khách hàng của mình tại Mỹ.[27][28]

Cơ quan Mật vụ gặp khó khăn trong việc xác định chính xác mức độ thiệt hại tài chính do các hoạt động lừa đảo của Hiếu gây ra bởi các dịch vụ này chỉ lưu trữ những thông tin khách hàng đã tìm kiếm mà không phải là những hồ sơ mà khách hàng đã mua. Tuy nhiên theo các hồ sơ đã có, chính phủ Mỹ ước lượng Hiếu đã gây ra khoảng 1,1 tỷ đô la gian lận tài khoản mới tại các ngân hàng và nhà bán lẻ trên khắp Hoa Kỳ, và khoảng 65 triệu đô la gian lận hoàn thuế với các tiểu bang và IRS.[29]

Ngày 14 tháng 7 năm 2015, Minh Hiếu lúc đó 25 tuổi bị tòa án Mỹ đưa ra xét xử và lãnh án 13 năm tù giam.[30][31] Anh được nhận xét là một trong những tên trộm khét tiếng nhất từng bị giam tại nhà tù liên bang.[32] Ngày 20 tháng 11 năm 2019, theo trang web của tù liên bang Mỹ Bureau Of Prison,[33] Ngô Minh Hiếu được thả tự do sớm hơn 4 năm. Sau đó, anh về Việt Nam vào ngày 4 tháng 8 năm 2020.[34]

Chuyên gia an ninh mạng

Sau 3 tháng trở về Việt Nam, Ngô Minh Hiếu đã đăng tải ảnh đơn xin việc vào Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) trên trang cá nhân Facebook vào ngày 3 tháng 12 năm 2020.[35] Ngày 4, đại diện của NCSC chính thức xác nhận về thông tin Ngô Minh Hiếu sẽ làm việc cho cơ quan này với vai trò "Chuyên gia kỹ thuật".[5][36] Chưa đầy nửa tháng sau khi chính thức trở thành nhân viên của NCSC, Hiếu PC là công khai triệt tiêu 2 website giả mạo 2 hãng hàng không lớn là Vietnam AirlinesVietjet Air, được tạo ra nhằm trục lợi khách hàng.[37][38] Đây là hai trang web giả mạo lớn đã tồn tại một thời gian không ngắn, và được xem là 2 trang web giả mạo quy mô lớn. Việc Hiếu PC công khai "xóa sổ" cả hai đã gây chú ý và được cư dân mạng ủng hộ.[39] Bên cạnh đó, anh cũng tự tay đánh sập các tài khoản mạng xã hội mạo danh mình nhằm mục đích trục lợi từ lòng tin của người dùng mạng.[40]

Trong bối cảnh nhiều loại hình lừa đảo liên tiếp xuất hiện gây ra nhiều thiệt hại cho người dùng Việt Nam như lừa đảo mạo danh người khác,[41][42] các loại mã độc đội lốt các ứng dụng miễn phí,[43][44][45] giao dịch các loại tiền ảo bất hợp pháp,[46] các cuộc tấn công có chủ đích vào hệ thống doanh nghiệp,[47] hay các thông tin sai lệch về kiến thức an toàn thông tin gây hoang mang dư luận được lan truyền,[48][49] Hiếu thường xuyên xuất hiện trong các chiến dịch chống lại những chiêu trò lừa đảo này, cũng như đưa ra lời khuyên, cảnh báo đến người dùng.[50] Khi nhắc đến Hiếu, ngoài danh xưng "cựu hacker",[51] báo chí Việt Nam thường gọi anh kèm với các vai trò như kỹ sư bảo mật,[52] chuyên gia an toàn thông tin,[53] hay kỹ sư an ninh mạng.[54] Thường được tung hô là "siêu hacker"[55] hay "siêu tin tặc",[56] anh đã trực tiếp phủ nhận những danh xưng này và cho rằng mình chỉ là một người bình thường, không phải "siêu hacker" như nhiều nhiều báo chí đã thổi phồng.[57] Tháng 12 năm 2021, Meta đã kết hợp cùng Hiếu PC cho ra mắt một chuỗi video về chủ đề phòng chống lừa đảo, đảm bảo an toàn trực tuyến cho người dùng tại Việt Nam. Các video được phát sóng trên trang Facebook Meta Việt Nam và trang cá nhân của Hiếu.[58][59]

Từ "hacker mũ đen",[60] Ngô Minh Hiếu trở thành "hacker mũ trắng" sau khi trở về Việt Nam.[61][62] Anh liên tục được nhiều tập đoàn công nghệ cũng như nhà mạng vinh danh vì có đóng góp trong việc phát hiện và khắc phục các lỗ hổng bảo mật. Tháng 5 năm 2022, anh được Apple Inc. vinh danh là một trong các chuyên gia bảo mật đã có đóng góp cho hãng này trong việc tìm ra lỗ hổng bảo mật của máy chủ web Apple.[63][64] Đây là lần đầu tiên anh được vinh danh ở vai trò "hacker mũ trắng".[65] Tháng 2 năm 2023, anh được nhà mạng Verizon của Hoa Kỳ đã gửi một giấy chứng nhận để cảm ơn việc anh đã phát hiện 2 lỗ hổng có thể gây ảnh hưởng đến dữ liệu và 2 lỗi liên quan đến hệ thống quản lý web của nhà mạng này.[66] Trong một bài phỏng vấn với Báo Lao Động, Ngô Minh Hiếu cho biết thường có một số tập đoàn tài chính, ngân hàng mời anh hợp tác để tìm ra lỗ hổng bảo mật của hệ thống. Anh thực hiện các dự án này theo hợp đồng nhưng 60% thời gian của anh thường dành cho các dự án cộng đồng.[66]

Tháng 3 năm 2023, Ngô Minh Hiếu được mời sang Dubai tham dự và chia sẻ về an ninh mạng tại Hội nghị và Triển lãm An ninh Thông tin vùng Vịnh (GISEC).[67][68] Đây là lần đầu tiên anh xuất ngoại kể từ sau khi về Việt Nam vào cuối năm 2020.[69] Hiện nay, anh đang là thành viên Ban An toàn thông tin của Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt vào ngày 18 tháng 5 năm 2022, đồng thời là người dẫn dắt và chịu trách nhiệm chính của dự án Chống lừa đảo Chaintracer – 1 trong 4 chương trình trọng điểm của hiệp hội trong năm 2023.[70][71] Đây là dự án truy vết giao dịch trên blockchain nhằm thúc đẩy hoạt động chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.[72]

Các dự án cộng đồng

Tháng 2 năm 2021, anh cho ra mắt dự án phi lợi nhuận "Chống Lừa Đảo" cùng với website và tiện ích dưới dạng add-on tương ứng.[73][74] Đây là một dự án nhằm cảnh báo cho người dùng những trang web có nội dung xấu, giả mạo hoặc có chứa mã độc.[75] Chỉ sau một ngày ra mắt, tiện ích Chống lừa đảo đã có hơn 3.500 lượt tải, hơn 70 nghìn lượt truy cập, đồng thời thêm vào danh sách đen hơn 1000 trang web lừa đảo từ hơn 1400 báo cáo từ người dùng.[76] Từ khi trở về Việt Nam, anh liên tục tham gia chia sẻ những thông tin về an toàn thông tin trên không gian mạng, giúp người dùng tránh được những trang web độc hại.[77][78] Ngoài ra, anh còn lập một blog mang tên 7onez để giúp nhiều cá nhân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác với sự tấn công từ các hacker.[79] Đây đều là những động thái được cho là mang tính "hoàn lương" của hacker này,[80] cách anh quay lưng lại với quá khứ tội phạm của mình và quyết tâm trở thành người đi đầu trong các nỗ lực bảo đảm an ninh mạng cho người Việt Nam.[81]

Tháng 5 năm 2021, Ngô Minh Hiếu cùng với Cốc Cốc đã giới thiệu "Chiến dịch Khiên Xanh" với mục tiêu tạo môi trường internet an toàn cho người Việt Nam.[82][83] Đây là một chiến dịch khá gây chú ý cho truyền thông và người dân Việt Nam trong thời gian ra mắt.[84][85][86] Trong vòng chưa đến 4 tuần, đã có hơn 24 ngàn website không an toàn được báo cáo từ người dùng và hơn 12 ngàn trang web có yếu tố nguy hiểm, lừa đảo đã được gắn cảnh báo.[87] Điều này khiến cho những dự án về an toàn không gian mạng của Hiếu PC càng nhận được nhiều sự chú ý.[88] Cũng trong thời gian này, anh đảm nhiệm vai trò cố vấn chuyên môn cho CyberKid Vietnam – tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng.[89][90] Đây cũng là một dự án đặc biệt gây sự chú ý khi tập trung vào an toàn cho trẻ em – một trong những nạn nhân dễ bị tấn công nhất trên không gian mạng.[91][92] Trong bối cảnh bùng nổ của Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo người dùng đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.[93][94] Hiếu PC và những fanpage của anh trên mạng xã hội facebook đang là một trong những kênh về an toàn thông tin được chú ý nhất khi thường xuyên cập nhật cách phòng chống và những cảnh báo liên quan.[95][96]

Nhóm thành viên của dự án Chống Lừa Đảo cũng thường xuyên đưa ra những lời cảnh báo về tình trạng và chiêu trò lừa đảo đang thường xuyên diễn ra,[97][98] đồng thời đưa ra các giải pháp cũng như hỗ trợ nạn nhân của các vụ lừa đảo.[99][100] Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Ngô Minh Hiếu công bố thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn doanh nghiệp xã hội Chống Lừa Đảo (gọi tắt là Công ty Chống Lừa Đảo). Doanh nghiệp xã hội này là bước phát triển tiếp theo của dự án phi lợi nhuận cùng tên đã ra mắt vào cuối năm 2020.[101] Trong thời gian hoạt động, Chống Lừa Đảo đã ký kết hợp tác với hàng loạt đối tác trong và ngoài nước như APWG (Anti-Phishing Working Group (en), Tổ chức toàn cầu chống lừa đảo),[102] Kaspersky,[103] Cisco, Viettel, CyRadar,[104] Twitter,[105][106] Thư viện Pháp luật,[107] VinCSS,[108][109] Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA),[110]Google Chrome.[111] Không chỉ liên tiếp được Liên minh An ninh mạng các quốc gia (tiếng Anh: National Cybersecurity Alliance) vinh danh là Tổ chức vô địch Tháng Nhận thức về An ninh mạng trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023,[112][113] Chống Lừa Đảo còn nhận được hai giải thưởng lớn của chính phủ Việt Nam là Make in Vietnam 2022 và Nhân tài Đất Việt 2023.[111][114] Tính đến thời điểm tổ chức lễ kỷ niệm 3 năm thành lập dự án,[115][116] các cộng đồng thành viên của Chống Lừa Đảo đã đạt đến con số 500.000 thành viên ở nền tảng Facebook, 25.000 thành viên trong nhóm Telegram, qua đó đã giúp Chống Lừa Đảo phát hiện và xử lý hơn 20.000 website độc hại.[117]

Năm 2024, trong bối cảnh lừa đảo vẫn tiếp tục gia tăng,[118] Ngô Minh Hiếu cùng các thành viên đại diện Chống Lừa Đảo thường xuyên tham gia các sự kiện, hội nghị về an toàn thông tin nói chung và phòng chống nạn lừa đảo nói riêng như Hội nghị Bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin tổ chức.[119][120] Tháng 10 năm 2024, Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) đã công bố một báo cáo quan trọng về các mối đe dọa mạng mới nổi tại Đông Nam Á, công tác chống tội phạm trên không gian mạng.[121] Bản báo cáo này đã nhiều lần ghi nhận Ngô Minh Hiếu cùng các cộng sự trong dự án Chống Lừa Đảo đã có những đóng góp quan trọng trong việc cung cấp thông tin và phân tích về các hoạt động lừa đảo trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các dữ liệu quan trọng liên quan đến các hoạt động lừa đảo trực tuyến và tội phạm công nghệ tại Việt Nam.[122] Trong chuỗi hợp tác với Liên Hợp Quốc, anh tiếp tục tham gia trình bày tại Chương trình Toàn cầu về Tội phạm mạng trong khuôn khổ dự án của UNODC vùng Đông Nam Á với chủ đề "Nâng cao nhận thức về an ninh mạng và nguy cơ lừa đảo trong bối cảnh chuyển đổi số".[123][124]

Start-up an ninh mạng

Cũng trong năm 2022, Ngô Minh Hiếu sáng lập một dự án mang tên CyPeace (tên tiếng Việt là Hòa bình Không gian mạng). Đây là dự án giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm hiểu nguồn gốc, kiểm tra độ an toàn của các trang web, ứng dụng, dưới sự phân tích của các chuyên gia. Đồng hành cùng anh là Phạm Tiến Mạnh – một thành viên khác của Chống Lừa Đảo. Phạm Tiến Mạnh còn có biệt danh là Bé Mây hay ManhNho là một chuyên gia an ninh mạng, từng là nhà nghiên cứu bảo mật của OWASP (en) được Facebook vinh danh là 1 trong 100 chuyên gia về bảo mật năm 2019.[125] Cũng như Ngô Minh Hiếu, Phạm Tiến Mạnh đã liên tục được Apple Inc. vinh danh là một trong các chuyên gia bảo mật đã có đóng góp cho hãng này trong việc tìm ra lỗ hổng bảo mật của máy chủ web Apple vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 10 năm 2022.[126][127] Anh cũng là người phát triển công cụ phát hiện Deepfake đã được trưng bày và giới thiệu tại Diễn đàn bảo mật BlackHat Asia 2023 tổ chức ở Singapore.[128]

Năm 2023, Ngô Minh Hiếu và Phạm Tiến Mạnh chính thức thành lập công ty an ninh mạng mang tên Hòa bình Không gian mạng (tiếng Anh: Cyberspace Peace Company Limited, viết tắt: CyPeace) với Phạm Tiến Mạnh là giám đốc,[129][130] và Ngô Minh Hiếu giữ vai trò nhà đồng sáng lập.[131][132] Công ty CyPeace hoạt động với triết lý "Cyber Peace of Mind" (Bảo đảm an toàn thông tin trên internet cho mọi người) đã bắt đầu triển khai nhiều dự án với các đối tác trong và ngoài nước, trong đó bao gồm các hoạt động hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.[133] Tháng 3 năm 2023, Ngô Minh Hiếu đại diện cho CyPeace tham gia diễn thuyết tại Hội nghị và Triển lãm An ninh Thông tin vùng Vịnh (GISEC) – một sự kiện an ninh mạng thường niên được tổ chức tại Dubai.[68] Tháng 10 cùng năm, anh cùng Phạm Tiến Mạnh tiếp tục đại diện công ty tham gia Gitex Global: Dubai 2023 – sự kiện công nghệ lớn nhất năm 2023. Trong sự kiện này, CyPeace đã hợp tác cùng Cookie Arena tổ chức workshop CTF với chủ đề Threat Hunting (tìm kiếm lỗ hổng bảo mật).[134] Đến tháng 11, Ngô Minh Hiếu tiếp tục đại diện CyPeace tham gia diễn thuyết tại hội thảo Cyseex 2023 do Liên minh An toàn thông tin Cyseex tổ chức.[135][136] CyPeace cũng đồng thời là một trong những đơn vị đồng hành của hội thảo này.

Năm 2024, Ngô Minh Hiếu và Phạm Tiến Mạnh liên tiếp đại diện CyPeace tham gia tại các sự kiện về an toàn thông tin như Cybersecurity Talk do SotaTek tổ chức,[137] Talkshow "Hacker Roadmap" tại Trường Đại học FPT Hà Nội,[138] hay sự kiện "Cybersecurity - Cuộc chiến không của riêng ai" do CIO Việt Nam tổ chức.[139] Cuối tháng 5, Ngô Minh Hiếu với vai trò nhà đồng sáng lập CyPeace đã tham gia diễn thuyết tại Hội thảo và Triển lãm An toàn không gian mạng Việt Nam (Vietnam Security Summit) lần thứ 6 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin và Tập đoàn IEC tổ chức. Tại hội thảo này, anh đã trình bày về chủ đề "An ninh thiết bị di động cho công việc từ xa" trong bối cảnh làm việc từ xa đang trở thành xu hướng không thể đảo ngược.[140][141] Ngày 26 tháng 9, CyPeace kết hợp cùng Hiệp hội Nữ doanh nhân Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm "An toàn thông tin: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số" dưới sự bảo trợ của Cục An toàn thông tin. Buổi tọa đàm có sự tham gia của đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam cùng giám đốc và quản lý các doanh nghiệp.[142] Với vai trò là chủ tịch CyPeace, Ngô Minh Hiếu đã có một phiên tham luận với chủ đề "Mối nguy an ninh mạng và xu hướng tấn công hiện đại".[143][144] Trong phần trình bày của mình, anh đã nêu lên vấn đề mất an toàn thông tin tại Việt Nam và những con số đáng báo động đã được thống kê trong một báo cáo tổng hợp của CyPeace.[145][146] Cùng đại diện CyPeace tham gia tọa đàm còn có Phạm Tiến Mạnh với vai trò giám đốc.[147]

Ngày 29 tháng 10, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC đã phố hợp tổ chức Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024. Đây là một sự kiện thường niên lớn dành cho ngành tài chính – ngân hàng. Với chủ đề "Định hình tương lai số cho ngành Ngân hàng: Chiến lược vận hành an toàn và bền vững", sự kiện năm 2024 nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các biện pháp bảo vệ an toàn và chiến lược phát triển bền vững ngành ngân hàng trên không gian số.[148][149] Đại diện cho CyPeace, Ngô Minh Hiếu đã tham gia một phiên tham luận với chủ đề "Phía sau mã độc: Vạch trần kẻ hacker qua tiện ích mở rộng độc hại" đồng thời là người chủ trì phiên thảo luận của hội thảo chuyên đề 3.[150] Bên cạnh đó, cả Chống Lừa Đảo và CyPeace đều là những đơn vị đồng hành và tham gia một gian hàng triển lãm sản phẩm tại không gian sự kiện lần này.[151]

Hoạt động khác

Bên cạnh các dự án cộng đồng, Ngô Minh Hiếu thường xuyên xuất hiện trong các buổi chia sẻ, talkshow, tọa đàm hay hội nghị về an toàn thông tin ở trong nước và quốc tế.

Sự kiện

Thời gian Sự kiện Tổ chức chủ trì sự kiện Quốc gia Nguồn
2021 Tháng 9 TEDxRMIT 2021: The One Lagacy TED, RMIT Online [152][153]
Tháng 11 Global Online Scam Summit
(Hội nghị thượng đỉnh về lừa đảo trực tuyến toàn cầu)
ScamAdviser [154]
CISO Online ASEAN Corinium Global Intelligence [155]
Tháng 12 GDG DevFest HCMC Google Developer Groups [156]
2022 Tháng 3 CISO Sydney Corinium Global Intelligence  Úc [157]
Tháng 12 Microsoft Technology Summit Microsoft Việt Nam [158][159]
2023 Tháng 3 GISEC 2023
(Hội nghị và Triển lãm An ninh Thông tin vùng Vịnh)
Cyber Security Council  UAE [67][68]
CyberSecurity Awareness Events
(Sự kiện nâng cao nhận thức về an ninh mạng)
CloudDefense Online [160]
TEDxĐakao: Khát vọng TED, Đakao Việt Nam [161][162]
Tháng 4 Smarter Faster Payments NACHA (en)  Hoa Kỳ [163]
Tháng 6 Scam Investigators Meet-up
(Gặp mặt các nhà điều tra lừa đảo)
GASA Online [164]
Tháng 7 Google I/O Extended MienTrung Google Developer Groups Việt Nam [165]
Tháng 8 Hội thảo và Triển lãm ATTT khu vực phía Nam VNISA phía Nam [166]
FIDO APAC Summit 2023
(Hội nghị FIDO châu Á – Thái Bình Dương)
FIDO Alliance (en), VinCSS [167][168]
Tháng 10 Tech Week Singapore 2023 CloserStill  Singapore [169]
Gitex Global: Dubai 2023  UAE [170]
Tháng 11 IT Fest 2023 FPT Software (en) Việt Nam [171]
Cyseex 2023 Cyseex [136]
2024 Tháng 4 GISEC 2024
(Hội nghị và Triển lãm An ninh Thông tin vùng Vịnh)
Cyber Security Council  UAE [172]
Tháng 5 Vietnam Security Summit 2024
(Hội thảo và Triển lãm An toàn không gian mạng Việt Nam lần thứ 6)
Bộ Thông tin và Truyền thông
Cục An toàn thông tin
Việt Nam [140]
Tháng 8 Hội thảo và Triển lãm ATTT khu vực phía Nam VNISA phía Nam [173]
Tháng 10 Hội thảo và Triển lãm Smart Banking 2024 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [151]

Hội thảo, talkshow

Thời gian Chủ đề Tổ chức chủ trì Quốc gia Chú Nguồn
2021 Tháng 5 An toàn trong môi trường số VANJ Online [174]
2022 Tháng 2 Quan điểm bảo mật trong quá trình phát triển sản phẩm Gambaru [a] [175][176]
Tháng 11 Định hướng công nghệ thông tin HUFLIT Việt Nam [177]
2023 Tháng 2 Dữ liệu cá nhân mua bán dễ như "đi chợ" EU Ambassador Online [b] [178]
Tháng 3 An ninh mạng trên không gian số – Xu hướng và cơ hội PTIT, Naver Việt Nam [179]
Tháng 4 An toàn Không gian mạng VAA [180]
Tháng 5 Cảnh báo rủi ro và phòng chống lừa đảo qua mạng VNISA phía Nam [181][182]
Tháng 6 Bảo vệ dữ liệu người dùng ở Việt Nam NordCham Việt Nam Online [183]
2024 Tháng 1 Hacker Roadmap Đại học FPT Việt Nam [138]
Cybersecurity - Cuộc chiến không của riêng ai CIO Việt Nam [139]
Tháng 9 An toàn thông tin: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số HNEW [184]
Tháng 10 Thẻ trong bối cảnh và xu hướng thanh toán số VNBA [185]

Bản tin, thời sự

Thời gian Nội dung Phát sóng Chú TK
2021 Tháng 5 Chiến dịch Khiên Xanh – Vì 1 Internet an toàn cho người Việt VTVgo [186]
Tháng 8 Hiếu PC trải lòng về chuyện khi người trẻ tài năng bước nhầm đường VTC Now [187]
Tháng 10 Phát hiện nhóm kẻ xấu chuyên lừa tiền, dụ dỗ nữ sinh ở lớp học trực tuyến VTV1 [c] [188]
2022 Tháng 1 Hiếu PC "điểm mặt" các thủ đoạn lừa đảo dịp cuối năm ANTV [189]
Tháng 3 Ngô Minh Hiếu – Hành trình trở về con đường sáng HTV [d] [190]
Tháng 4 Hiếu PC nói gì về chiêu lừa đảo chiếm đoạt sim, chiếm đoạt tài sản? Báo Người lao động [191]
2023 Tháng 4 Hiếu PC hoàn lương sau 7 năm đi tù MCV [e] [192]
Hiếu PC: "Để tránh lừa đảo trên mạng bạn hãy chậm lại và kiểm chứng" VOV Pháp luật [193]
Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC nhận định về lừa đảo ghép mặt, giả giọng nói [194]
Tháng 5 Hiếu PC: Hướng dẫn bảo vệ dữ liệu cá nhân từ một hacker Báo Nhân Dân điện tử [195]
Tháng 6 Hiếu PC: mùa hè, làm sao bảo vệ trẻ em trên không gian mạng? Truyền hình Báo Thanh Niên [f] [196]
Hiếu PC: cách bảo vệ trẻ em an toàn trên không gian mạng [g] [197]
Tháng 9 Chuyển đổi số: Các hình thức lừa đảo trực tuyến KTV [h] [198]
Tháng 10 Gặp gỡ Ngô Minh Hiếu – Chuyên gia an ninh mạng Quốc gia Truyền hình Đắk Nông [i] [199]
2024 Tháng 1 Hiếu PC từng bị FBI bỏ tù ở Mỹ: “Tôi phạm tội vì tiền bạc, danh vọng rồi mất tất cả" VTC Now [200]
Tháng 2 Hiếu PC: "Nếu không ngồi tù có lẽ tôi vẫn đang sai lầm" VTV3 [j] [201]

Giải thưởng và đề cử

Năm Giải thưởng Hạng mục Sản phẩm Kết quả Nguồn
2022 Make in Vietnam Top 10 sản phẩm xuất sắc dành cho xã hội số Chống Lừa Đảo Đoạt giải [202]
2023 Nhân tài Đất Việt Cống hiến vì Cộng đồng Đoạt giải [203]
2024 GISEC Cyber Excellence Awards 2024 Threat Hunter của năm Đề cử [204]

Chú thích

  1. ^ Số 5 của chương trình Technical Event.
  2. ^ Một số của chương trình ChatwithEUAmbassador.
  3. ^ Bản tin thời sự trong chương trình Chào buổi sáng của VTV1.
  4. ^ Tập 11 chương trình Khi ta Hai Mươi.
  5. ^ Tập 33 chương trình Người kể chuyện đời.
  6. ^ Số 13 của chương trình Quán tri thức.
  7. ^ Một tập của chương trình EduTalk.
  8. ^ Một số của chuyên mục "Chuyển đổi số" của kênh KTV.
  9. ^ Một tập trong chương trình Hạnh phúc con đường.
  10. ^ Một tập của chương trình Hy vọng 2024.

Tham khảo

  1. ^ “Confessions of an ID Theft Kingpin, Part I”. Krebs on Security. ngày 26 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b “Hacker Việt trộm dữ liệu của 200 triệu người Mỹ lĩnh 13 năm tù”. VnExpress. ngày 15 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Thông cáo báo chí (14 tháng 7 năm 2015). “Vietnamese National Sentenced to 13 Years in Prison for Operating a Massive International Hacking and Identity Theft Scheme”. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Luu Quy, Phan Anh (ngày 5 tháng 12 năm 2020). “Vietnam's National Cybersecurity Center hires former cybercriminal”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2020.
  5. ^ a b Thanh Hà (4 tháng 12 năm 2020). “Hacker Hieupc đầu quân cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2020. Truy cập 25 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Nhóm phóng viên (18 tháng 12 năm 2021). “Thuê tài khoản MoMo đánh bạc: Những lập trình viên của "bóng tối". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ a b Xuân Tiến (12 tháng 9 năm 2020). “HiếuPC: 'Tôi từng nói chuyện với Anonymous, họ không giống trên phim'. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Tô My (16 tháng 4 năm 2015). "Vết đen" của những hacker Việt liên quan "tiền bẩn". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  9. ^ Hoàng Thị Hoa (16 tháng 7 năm 2015). “Đảm bảo công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”. Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ “Cựu tội phạm an ninh mạng bị kết án ở Mỹ đầu quân cho Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Việt Nam”. Đài Á Châu Tự Do. 9 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ Duy Thắng (15 tháng 9 năm 2022). “Hiếu PC: 'Tôi hy vọng có thể bảo vệ những người dùng low-tech'. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ Châu An (10 tháng 9 năm 2020). “Lời tự thú của hacker Việt sau 7 năm ngồi tù ở Mỹ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập 25 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ “Ex-Unitec Student Hacks Unitec Website”. Stacey Knott - Journalist. 3 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  14. ^ James Eng (15 tháng 7 năm 2015). “Hacker Gets 13 Years in Prison for Massive International ID Theft”. NBC News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  15. ^ Leyden, John (22 tháng 10 năm 2013). “Feds charge Vietnamese suspect with slurp'n'flog of half-a-million Americans' ID data”. The Register (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  16. ^ Alyssa Bereznak (ngày 14 tháng 7 năm 2015). “This 25-Year-Old Vietnamese Man Stole the Identities of Nearly 200 Million Americans”. Yahoo.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ Poeter, Damon (ngày 22 tháng 10 năm 2013). “Experian Confirms Subsidiary's Data Sold to ID Theft Operation”. PCMag.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2015.
  18. ^ Osborne, Charlie (ngày 14 tháng 4 năm 2014). “200M consumer records exposed in Experian security lapse”. CNET. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2015.
  19. ^ “Experian Lapse Allowed ID Theft Service Access to 200 Million Consumer Records”. Krebs on Security. ngày 10 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2015.
  20. ^ Minh Minh (15 tháng 7 năm 2015). “Hacker Việt trộm dữ liệu của 200 triệu người Mỹ lĩnh 13 năm tù”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2021. Truy cập 25 tháng 4 năm 2021.
  21. ^ Gross, Grant (14 tháng 7 năm 2015). “Vietnamese man gets 13 years for massive ID theft scheme”. Computerworld (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  22. ^ “Vietnamese National Sentenced to 13 Years in Prison for Operating a Massive International Hacking and Identity Theft Scheme”. FBI. ngày 14 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ Phạm An (24 tháng 4 năm 2021). “Dữ liệu cá nhân không còn là chuyện cá nhân”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  24. ^ “Experian Lapse Allowed ID Theft Service Access to 200 Million Consumer Records”. KrebsOnSecurity. 10 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2015.
  25. ^ Wilber, Del Quentin (7 tháng 3 năm 2016). “Identity fraud kingpin made millions, feds say, but geography error snared him”. Chicago Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  26. ^ Department of Justice, Office of Public Affairs (18 tháng 10 năm 2013). “Vietnamese National Charged in Widespread International Scheme to Steal and Sell Hundreds of Thousands of U.s. Persons' Personally Identifiable Information”. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  27. ^ “ID Theft Service Proprietor Gets 13 Years”. KrebsOnSecurity. ngày 15 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  28. ^ “Convicted Tax Fraudster & Fugitive Caught”. KrebsOnSecurity. ngày 19 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  29. ^ “Confessions of an ID Theft Kingpin, Part II”. Krebs on Security. ngày 27 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  30. ^ “Vietnamese hacker sentenced to 13 years in prison for stealing identities of 200 million Americans in mass hacking theft scheme”. Daily Mail Online. ngày 14 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2015.
  31. ^ Anh Nguyễn (28 tháng 10 năm 2013). “Hacker Việt giả điều tra viên Mỹ lấy trộm thông tin”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  32. ^ Lien Hoang (18 tháng 5 năm 2021). “One of the world's most prolific hackers wants to say sorry”. Nikkei Asia (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  33. ^ “Bureau of Prison”. ngày 12 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  34. ^ “Southeast Asian Organizations Denounce Deportation of 30 Vietnamese Americans”. lawprofessors blog. ngày 4 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  35. ^ Lưu Quý (4 tháng 12 năm 2020). “Hacker nổi tiếng thế giới làm chuyên gia bảo mật tại Việt Nam”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  36. ^ Viết Thịnh (5 tháng 12 năm 2020). “Hacker Việt từng ngồi tù ở Mỹ được tuyển dụng vào NCSC”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  37. ^ Nguyên Anh (16 tháng 12 năm 2020). “Hiếu PC gây sốt khi "đánh sập" hai trang web mạo danh hãng hàng không”. Yan News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2021.
  38. ^ Bí Ngô (16 tháng 12 năm 2020). “Hiếu PC "đánh sập" 2 website mạo danh hãng hàng không, nhận về cú "phản dame" cực gắt”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  39. ^ Hạ Phong (15 tháng 12 năm 2020). “Hiếu PC - hacker Việt khét tiếng từng khiến giới an ninh mạng Mỹ "rúng động" vừa tuyên bố đánh sập 2 trang web lừa đảo vé máy bay lâu nay "chưa ai động vào". Chuyên trang Trí thức trẻ - Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  40. ^ Trọng Khánh (13 tháng 12 năm 2020). “HiếuPC tự tay đánh sập các trang mạo danh mình lừa đảo”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  41. ^ Cát Tường; Phương Uyên (10 tháng 5 năm 2023). “Lừa đảo qua mạng: Tại sao biết số tài khoản vẫn không lấy lại được tiền”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  42. ^ Thanh Tuấn (8 tháng 5 năm 2023). “Gia Lai: Nhiều vụ lừa đảo mượn tiền bạn bè, người quen rồi bỏ trốn”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  43. ^ Lưu Quý (29 tháng 11 năm 2022). “Hàng loạt máy Android dính mã độc vì ứng dụng World Cup”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  44. ^ Lưu Quý (21 tháng 4 năm 2021). “Lợi dụng phim 'Bố già' để hack Facebook”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  45. ^ Đức Thiện (22 tháng 11 năm 2022). “Vạch mặt app mạo danh ngân hàng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  46. ^ Lưu Quý (23 tháng 12 năm 2021). “Xuất hiện website đổi hàng hóa bằng tiền ảo Pi”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  47. ^ Ka Mi (21 tháng 2 năm 2022). “Hiếu PC: "Tin tặc sẽ gia tăng tấn công có chủ đích vào tổ chức, doanh nghiệp". VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  48. ^ Trí Minh (23 tháng 4 năm 2023). “Vẫn lan truyền nhiều tin giả "mất sạch tiền vì nghe cuộc gọi FlashAI". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  49. ^ Mạnh Kiên (9 tháng 4 năm 2023). “Giải mã cuộc gọi FlashAI, "nghe máy 3 giây mất luôn 800 triệu": Dư luận hoang mang”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  50. ^ Nguyễn Lộc (14 tháng 3 năm 2023). “Liên tiếp các vụ lừa đảo hàng chục tỷ đồng qua cuộc gọi giả danh, chuyên gia bảo mật Hiếu PC đưa ra lời khuyên gì?”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  51. ^ Thẩm Hồng Thụy (1 tháng 7 năm 2022). “Cựu hacker Hiếu PC và sự "ủ mưu" hoạt động cộng đồng từ những ngày trong tù”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  52. ^ PV (12 tháng 7 năm 2022). “Ông Nguyễn Đức Chung được đề nghị giảm án”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  53. ^ Nhật Lệ (1 tháng 6 năm 2023). “Tiềm năng của ngành an ninh mạng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  54. ^ P.V (27 tháng 5 năm 2021). “Nhận biết và dẹp sạch lừa đảo trên mạng bằng web giả mạo”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  55. ^ Toàn Nguyễn (30 tháng 10 năm 2013). 'Siêu' hacker người Việt bị bắt tại Mỹ khiến dân mạng xôn xao”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  56. ^ Hoàng Uy (15 tháng 7 năm 2015). 'Siêu' tin tặc người Việt bị phạt 13 năm tù tại Mỹ”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  57. ^ “HIEU PC | INFAMOUS”. RICE Channel TV. 1 tháng 6 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  58. ^ PV (8 tháng 12 năm 2021). “Meta tung chuỗi video phòng chống lừa đảo, giúp người dùng bảo vệ bản thân trên môi trường trực tuyến”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  59. ^ Đức Thiện (10 tháng 12 năm 2021). “Meta đăng video hướng dẫn người Việt bảo vệ bản thân trên mạng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  60. ^ Lim, Xiou Ann (19 tháng 4 năm 2023). “Former convicted hacker Hieu Minh Ngo on top cybersecurity vulnerabilities to watch out for”. CSO Online (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  61. ^ Freeze, Di (4 tháng 3 năm 2022). “Hieu Minh Ngo's Conviction And Redemption”. Cybercrime Magazine (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  62. ^ Hà Thanh (20 tháng 8 năm 2021). “Hiếu PC: Con đường duy nhất là đi thẳng, chứ không đi đường hẻm, đường tắt”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  63. ^ Lưu Quý (18 tháng 6 năm 2022). “Cựu hacker Hiếu PC được Apple vinh danh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  64. ^ Trọng Đạt (17 tháng 6 năm 2022). “Hacker mũ trắng Ngô Minh Hiếu vừa được Apple vinh danh”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  65. ^ Thế Sơn (4 tháng 11 năm 2022). “Cuộc thi 'Lan tỏa năng lượng tích cực 2022': Hiếu PC và câu chuyện 'bắt mình trong gương'. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  66. ^ a b Trọng Đạt (7 tháng 2 năm 2023). “Chuyên gia bảo mật Ngô Minh Hiếu được nhà mạng Mỹ vinh danh”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  67. ^ a b “Welcome to Gulf Information Security Expo & Conference (GISEC)”. GISEC (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  68. ^ a b c Phúc Thịnh (22 tháng 3 năm 2023). “Chuyên gia Việt bóc trần cách hacker xâm nhập tài khoản trong 1 phút”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  69. ^ Lam Giang (19 tháng 4 năm 2023). “Cuộc sống hiện tại của Hiếu PC sau gần 3 năm ra tù”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  70. ^ Nguyên Hà (18 tháng 5 năm 2023). “Hiệp hội Blockchain Việt Nam công bố chương trình hành động năm 2023”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  71. ^ Hoài Phương (19 tháng 5 năm 2023). “Hiệp hội Blockchain Việt Nam nêu bốn hoạt động trọng điểm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  72. ^ Tuấn Việt (19 tháng 5 năm 2023). “Hiệp hội Blockchain Việt Nam đưa Dự án chống lừa đảo vào trọng tâm hoạt động”. Nhịp sống doanh nghiệp. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  73. ^ Mỹ Quyên (8 tháng 2 năm 2021). “Cách chuyên gia bảo mật giúp người dùng thoát khỏi web lừa đảo”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  74. ^ Minh Anh (9 tháng 2 năm 2021). “Hieupc trình làng trang web chống lừa đảo”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  75. ^ Thế Lâm (22 tháng 2 năm 2021). “Cựu hacker Hiếu PC ra mắt website chống lừa đảo: Có gì đáng chú ý?”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  76. ^ Lưu Quý (17 tháng 2 năm 2021). “Hacker HieuPC quyết chiến với lừa đảo mạng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  77. ^ Đình Trường (23 tháng 5 năm 2021). “Lừa đảo qua mạng tràn lan: Dấu hiệu nhận biết website không an toàn”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  78. ^ Triệu Mẫn (12 tháng 4 năm 2021). 'Cựu hacker' HiếuPC: Thế giới hacker cũng có 'đa cấp'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  79. ^ Sơn Nhung; Nguyên Lâm (17 tháng 2 năm 2021). “[eMagazine] Khi hacker Hiếu PC bị nhiều hacker ẩn danh tấn công”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  80. ^ Báo Tin tức (8 tháng 12 năm 2020). “Hiếu PC - Con đường hoàn lương từ Hacker mũ đen”. Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  81. ^ Ng, Josee (12 tháng 5 năm 2021). “Imprisoned Hacker Turns His Life Around As A Cybersecurity Specialist”. TheSmartLocal Vietnam - Travel, Lifestyle, Culture & Language Guide (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  82. ^ V.P (20 tháng 5 năm 2021). “Cốc Cốc ra mắt "Chiến dịch Khiên Xanh" nhằm tạo môi trường internet an toàn”. Lao Động Trẻ – Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  83. ^ Văn Giang (20 tháng 5 năm 2021). 'Cựu hacker' Hiếu PC tham gia chiến dịch 'Khiên Xanh'. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  84. ^ Cốc Cốc (24 tháng 5 năm 2021). “Quyết tâm 'diệt tận gốc' fake web, Cốc Cốc chính thức ra mắt Chiến dịch Khiên Xanh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  85. ^ Trường Thịnh (20 tháng 5 năm 2021). “Cốc Cốc bắt tay Hiếu PC và NCSC: Vì một Internet an toàn cho người Việt”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  86. ^ P.V (28 tháng 5 năm 2021). 'Diệt tận gốc' fake web tràn lan trên mạng với Chiến dịch Khiên Xanh”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập 20 tháng 8 năm 2021.
  87. ^ Hoàng Bách (15 tháng 6 năm 2021). “Phát hiện hơn 12.000 website có yếu tố nguy hiểm, lừa đảo”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  88. ^ Vân Hằng (21 tháng 5 năm 2021). “Kỹ sư an ninh mạng Ngô Minh Hiếu tham gia chiến dịch "Khiên Xanh" bảo vệ người dùng Internet”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  89. ^ Thành Trung (24 tháng 5 năm 2021). “Hacker nổi tiếng thế giới trở thành chuyên gia an ninh mạng Việt Nam”. Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2021.
  90. ^ Mỹ Quyên (5 tháng 6 năm 2021). “7 mối nguy hại trên không gian mạng mà trẻ em phải đối mặt là gì?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  91. ^ Trọng Đạt (8 tháng 8 năm 2021). “CyberKid Vietnam bắt tay "người khổng lồ" để bảo vệ trẻ em trên mạng”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  92. ^ Trọng Đạt (19 tháng 12 năm 2020). “CyberKid Việt Nam sẽ trở thành "vaccine" cho trẻ trên không gian mạng”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  93. ^ Phạm An (24 tháng 4 năm 2021). “Dữ liệu cá nhân không còn là chuyện cá nhân”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  94. ^ Doãn Phong (29 tháng 5 năm 2021). “Chuyên gia mách nước cách đánh bay tin tặc thời Covid”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  95. ^ Thế Lâm (22 tháng 7 năm 2021). “Hacker Việt khét tiếng một thời tại Mỹ cảnh báo gì về lừa đảo trực tuyến”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  96. ^ Thế Anh (19 tháng 8 năm 2021). “Hiếu PC cảnh báo có thể mất thông tin cá nhân với dịch vụ mở khóa Facebook”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  97. ^ Thái Phương; Thi Thơ; Sơn Nhung (2 tháng 1 năm 2023). “Cận Tết, coi chừng bị lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  98. ^ Vân Anh. “Số website lừa đánh cắp thông tin người dùng Việt đang gia tăng mạnh”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2023.
  99. ^ VTV Digital (14 tháng 2 năm 2023). “Vòng xoáy lừa đảo trực tuyến khiến 'con mồi' không lối thoát”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  100. ^ Sơn Nhung (21 tháng 1 năm 2023). “Chìa khóa an toàn thông tin”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  101. ^ Trọng Đạt (24 tháng 11 năm 2021). “Cựu hacker Hieupc thành lập công ty Chống lừa đảo”. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.
  102. ^ Sơn Nhung; Lê Duy; Tấn Nguyên (3 tháng 2 năm 2022). “[eMagazine] Chuyên viên an ninh mạng Hiếu PC: Với tôi, ngày nào cũng là Tết!”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2023.
  103. ^ Sơn Nhung (25 tháng 1 năm 2023). “Hiếu PC và chi tiết về nhóm chuyên đánh chặn web độc hại”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  104. ^ Trọng Đạt (1 tháng 11 năm 2022). “Hiếu PC "bắt tay" Cisco, Viettel, CyRadar để chống lừa đảo trực tuyến”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  105. ^ Lưu Quý (26 tháng 8 năm 2022). “Twitter tích hợp công cụ chống lừa đảo của Hieupc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  106. ^ Trọng Đạt (27 tháng 8 năm 2022). “Sau Twitter, Hiếu PC sẽ đưa công cụ chống lừa đảo Make in Việt Nam lên Facebook”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  107. ^ S. Nhung; Hoàng Triều (14 tháng 10 năm 2022). “Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  108. ^ Thành Luân (30 tháng 8 năm 2023). “VinCSS hợp tác Tổ chức Chống Lừa Đảo đẩy mạnh không mật khẩu tại Việt Nam”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  109. ^ Sơn Nhung (30 tháng 8 năm 2023). “Ký kết hợp tác chống lừa đảo trên mạng”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  110. ^ Trọng Đạt (16 tháng 11 năm 2023). “Người dùng Việt bị lừa đảo nhiều nhất qua cuộc gọi, tin nhắn”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  111. ^ a b Hồng Đức (5 tháng 1 năm 2024). “Dự án Chống lừa đảo bảo vệ mọi người trên không gian mạng”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  112. ^ National Cybersecurity Alliance (21 tháng 10 năm 2022). “2022 Champion Organizations”. National Cybersecurity Alliance (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2023.
  113. ^ National Cybersecurity Alliance (27 tháng 7 năm 2023). “Cybersecurity Awareness Month Champion Organizations”. National Cybersecurity Alliance (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2023.
  114. ^ “40 giải pháp công nghệ được vinh danh tại Make in Viet Nam”. VnExpress. 8 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  115. ^ Thảo Thương (5 tháng 1 năm 2024). “Cả thế giới bị lừa đảo qua mạng mất 53 tỉ đô, người Việt mất gần 1/3”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  116. ^ Minh Sơn (6 tháng 1 năm 2024). “Người Việt thiệt hại trung bình gần 18 triệu đồng vì lừa đảo trực tuyến năm 2023”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  117. ^ Cao Nguyễn Đông Anh (8 tháng 1 năm 2024). “Người Việt Nam bị lừa đảo qua mạng chiếm tỷ lệ hàng đầu các nước Đông Nam Á.”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
  118. ^ Khánh An (17 tháng 7 năm 2024). “Hơn 30.000 lượt báo cáo về các vụ lừa đảo trong vòng 3 tháng”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  119. ^ Ngọc Bích (22 tháng 10 năm 2024). “Bảo vệ người dân, khách hàng tránh bẫy lừa đảo trực tuyến”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  120. ^ H. Thanh (22 tháng 10 năm 2024). “Nhiều giải pháp bảo vệ người dân trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  121. ^ “Billion-dollar cyberfraud industry expands in Southeast Asia as criminals adopt new technologies”. United Nations : UNODC Regional Office for Southeast Asia and the Pacific (bằng tiếng Anh). 7 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  122. ^ Hoàng Hưng (10 tháng 10 năm 2024). “Liên hợp quốc chống tội phạm trên không gian mạng: Một người Việt Nam có công lớn”. Báo Dân Việt. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  123. ^ PV (2 tháng 11 năm 2024). “UNODC tập huấn "Nâng cao nhận thức về an ninh mạng và nguy cơ lừa đảo trong bối cảnh chuyển đổi số". Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  124. ^ An An (1 tháng 11 năm 2024). “Nâng cao nhận thức cho sinh viên trên không gian mạng”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  125. ^ Trọng Đạt (21 tháng 6 năm 2019). “3 người Việt được Facebook vinh danh top 100 "cao thủ" bảo mật toàn cầu”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  126. ^ “Apple web server security acknowledgements, 2021-2022”. Apple Support (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  127. ^ Trọng Đạt (29 tháng 7 năm 2024). “Apple vinh danh 2 cao thủ hacker người Việt”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  128. ^ Trọng Đạt (17 tháng 7 năm 2023). “Hacker mũ trắng Việt phát triển công cụ phát hiện Deepfake”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  129. ^ Thượng Hải (7 tháng 10 năm 2023). “Làm 'hacker mũ trắng' kiếm thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  130. ^ “Rủi ro vay tiền bằng iCloud”. ANTV. 22 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  131. ^ Anh Vũ (8 tháng 5 năm 2024). “Hành vi người dùng là lỗ hổng bảo mật yếu nhất của internet”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  132. ^ Phương Anh (21 tháng 5 năm 2024). “Bổ sung dữ liệu sinh trắc học, giới hạn mức giao dịch để thoát bẫy lừa đảo trực tuyến”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  133. ^ Nhóm Phóng viên Kinh tế (27 tháng 4 năm 2024). “Bứt phá từ khởi nghiệp sáng tạo”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  134. ^ Harry Ha (20 tháng 10 năm 2023). “CTF Gitex Hacking Workshop 2023 In Dubai”. Cookie Arena. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  135. ^ Đỗ Thoa (24 tháng 11 năm 2023). “Diễn tập thực chiến giúp phát hiện hơn 800 lỗ hổng bảo mật”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  136. ^ a b Ngô Minh Hiếu (23 tháng 11 năm 2023). “Hội thảo Cyseex 2023”. Facebook. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  137. ^ “Cybersecurity Talk with HieuPC and CyPeace Team - Global Blockchain and Software Development”. SotaTek (bằng tiếng Anh). 23 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  138. ^ a b Xuân Nguyễn (18 tháng 5 năm 2024). “Hiếu PC truyền lửa tại Talkshow "Hacker Roadmap" - Đường đua của thế giới an ninh mạng”. Trường Đại học FPT. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  139. ^ a b “Cybersecurity- Cuộc chiến không dành riêng ai”. CIO Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  140. ^ a b “Ông Ngô Minh Hiếu”. Hội thảo và Triển lãm An toàn không gian mạng Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  141. ^ Quốc Trường (31 tháng 5 năm 2024). “Vietnam Security Summit 2024: An toàn trong thời kỳ bùng nổ của trí tuệ nhân tạo”. Tạp chí An toàn thông tin. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  142. ^ “Tấn công mạng ngày càng tập trung vào các hạ tầng thông tin quan trọng”. Báo VietnamNet. 24 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  143. ^ Nguyễn Nguyễn (26 tháng 9 năm 2024). “Hiếu PC giải thích tường tận thủ đoạn chiếm đoạt tiền của tin tặc”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  144. ^ Nguyên Bảo (27 tháng 9 năm 2024). “Tấn công dữ liệu trở thành dịch vụ chuyên nghiệp, hoạt động theo KPI”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  145. ^ Khánh An (26 tháng 9 năm 2024). “Con người là mắt xích yếu nhất trong an ninh mạng”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  146. ^ Anh Quân (27 tháng 9 năm 2024). “Hơn 50% lỗ hổng bảo mật tại Việt Nam ở mức 'nghiêm trọng'. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  147. ^ “An toàn thông tin – Yếu tố sống còn của Doanh nghiệp trong kỷ nguyên số - Vietnam.vn”. Cục Thông tin đối ngoại. 26 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  148. ^ Khánh An (29 tháng 10 năm 2024). “Xuất hiện chiêu lách xác thực sinh trắc học để mở tài khoản ngân hàng”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  149. ^ Hồng Anh (29 tháng 10 năm 2024). “Chiến lược vận hành an toàn và bền vững”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  150. ^ “Chương trình Hội thảo”. Smart Banking 2024. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  151. ^ a b “Kỷ yếu sự kiện 5th Smart Banking 2024” (PDF). Smart Banking 2024. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  152. ^ TEDx Talks (28 tháng 9 năm 2021), “We Are All In Prison. Never Give Up! | Hiếu PC | TEDxRMIT”, YouTube (bằng tiếng Anh), lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2023, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023
  153. ^ Ngoc Hoang (27 tháng 9 năm 2021). “TEDx RMIT inspires young people to create their own legacy”. RMIT (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  154. ^ “Global Online Scam Summit 2021”. ScamAdviser (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  155. ^ “Agenda | ClSO Online ASEAN”. Corinium Global Intelligence (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  156. ^ “DevFest HCMC 2021”. Google Developer Groups (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  157. ^ “Former Identity Thief Shares Story - Hieu Ngo”. Business of InfoSec (bằng tiếng Anh). 17 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  158. ^ “MICROSOFT VIETNAM TECHNOLOGY SUMMIT 2022: What's new? What's next?”. Microsoft. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  159. ^ Kim Thanh (7 tháng 12 năm 2022). “Microsoft Technology Summit 2022 – Sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  160. ^ “CloudDefense.AI Events”. CloudDefense. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  161. ^ Song Hà (11 tháng 3 năm 2023). “VNG đồng hành cùng TEDxĐakao tổ chức sự kiện truyền cảm hứng”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2023.
  162. ^ TEDxĐaKao, “Cyber Immunity: Raising Cyber Security Awareness | Minh Hieu Ngo”, YouTube, Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2023, truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023
  163. ^ “Spotlight Session: A Lighthouse in the Dark Web – Weaponizing A.I. for Account Takeover”. Nacha. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  164. ^ "How Do Cybercrimes Scale So Quickly?" with Hieu Ngo (Scam Investigators Meet-up)”. GASA (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  165. ^ Thanh Tâm (22 tháng 7 năm 2023). “Hơn 1.600 lập trình viên và sinh viên tham gia Google I/O Extended MienTrung 2023”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2023.
  166. ^ “Hội thảo & Triển lãm ATTT khu vực phía Nam”. Chi hội An toàn thông tin phía Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  167. ^ Thành Luân (29 tháng 8 năm 2023). “Lần đầu tiên tại Việt Nam diễn ra hội nghị FIDO xác thực không dùng mật khẩu”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.
  168. ^ Macarayan, Anthony (10 tháng 11 năm 2023). “What's holding APAC back from passwordless access? - Part 1”. Frontier Enterprise (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2023.
  169. ^ “Speakers”. TechWeek Singapore 2023 (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2023.
  170. ^ “Conference Agenda”. Gitex. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  171. ^ “IT Fest”. FPT Software. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2023.
  172. ^ “Cybersecurity capabilities, global state of scams explored on second day of GISEC Global 2024 in Dubai”. ANI News (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2024.
  173. ^ “Hội thảo & Triển lãm ATTT khu vực phía Nam”. Chi hội An toàn thông tin phía Nam. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  174. ^ Nguyễn Xuân (29 tháng 5 năm 2021). “Hiếu PC: 'AI có thể bị lợi dụng tạo công cụ hack tự động' - VnExpress”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  175. ^ Gamba (21 tháng 2 năm 2022), “TE #05 | Security Perspective during Product Development by Mr. Hiếu PC”, YouTube (bằng tiếng Anh), Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023
  176. ^ “Gambaru | TE #05 | Security Perspective during Product Development”. Gambaru. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  177. ^ Công Triệu (24 tháng 11 năm 2022). “Sinh viên tìm việc, người kỳ vọng lương cao, người chỉ mong có thêm kinh nghiệm”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  178. ^ Doe, Jane (7 tháng 3 năm 2023). “EU data protection sets benchmark for cyber security in Vietnam”. Engage EU (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
  179. ^ Hải Lý (28 tháng 3 năm 2023). “Xu hướng an ninh mạng trên không gian số và cơ hội cho giới trẻ”. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  180. ^ “Hiếu PC hướng dẫn sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam cách thoát bẫy hacker trên mạng xã hội”. Học viện Hàng không Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  181. ^ Thảo Anh. “Tội phạm sử dụng công nghệ cao đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập 10 tháng 6 năm 2023.
  182. ^ Loan Chi (25 tháng 5 năm 2023). “67% doanh nghiệp Việt chưa hiểu về tấn công chuỗi cung ứng”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  183. ^ NordCham Vietnam. “Personal data protection in Vietnam”. Glue Up (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  184. ^ Giang Phạm (26 tháng 9 năm 2024). “An toàn thông tin - Yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”. Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  185. ^ Ngọc Anh (21 tháng 10 năm 2024). “Chuyên gia Hiếu PC 'vạch trần' các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao”. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2024.
  186. ^ “Chiến dịch Khiên Xanh - Vì 1 Internet an toàn cho người Việt”. VTVgo. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  187. ^ VTC Now, “Hiếu PC trải lòng về chuyện khi người trẻ tài năng bước nhầm đường”, YouTube, Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023
  188. ^ Ban Thời sự (13 tháng 10 năm 2021). “Phát hiện nhóm kẻ xấu chuyên lừa tiền, dụ dỗ nữ sinh ở lớp học trực tuyến”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  189. ^ ANTV, “Siêu Hacker Hiếu PC 'Điểm Mặt' Các Thủ Đoạn Lừa Đảo Trực Tuyến Dịp Cuối Năm | An Ninh Mạng”, YouTube, Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2023, truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023
  190. ^ Đan Quỳnh (11 tháng 3 năm 2022). “Ngô Minh Hiếu - Hành trình trở về con đường sáng”. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  191. ^ Ngọc Lý; Thanh Long (1 tháng 4 năm 2022). “Hiếu PC nói gì về chiêu lừa đảo chiếm đoạt sim, chiếm đoạt tài sản?”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  192. ^ MCVMedia, “Người Kể Chuyện Đời 33 | Hiếu PC BẬT KHÓC khi nhắc về mẹ, hoàn lương sau 7 năm đi tù”, YouTube, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2023, truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023
  193. ^ “Hiếu PC: "Để tránh lừa đảo trên mạng bạn hãy chậm lại và kiểm chứng". Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 28 tháng 4 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  194. ^ “Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC nhận định về lừa đảo ghép mặt, giả giọng nói”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 30 tháng 4 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  195. ^ “[Video] Hiếu PC: Hướng dẫn bảo vệ dữ liệu cá nhân từ siêu hacker”. Báo Nhân Dân điện tử. 8 tháng 5 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  196. ^ Truyền hình Báo Thanh Niên (4 tháng 6 năm 2023). “Quán tri thức số 13 | Hiếu PC: mùa hè, làm sao bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  197. ^ Truyền hình Báo Thanh Niên (5 tháng 6 năm 2023). “EDUTALK | Hiếu PC: cách bảo vệ trẻ em an toàn trên không gian mạng”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  198. ^ “Chuyển đổi số: Các hình thức lừa đảo trực tuyến”. Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa. 25 tháng 9 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2023.
  199. ^ Truyền hình Đắk Nông, “Gặp gỡ Ngô Minh Hiếu | Chuyên gia an ninh mạng Quốc gia”, Youtube, Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024
  200. ^ VTC Now, “Hiếu PC từng bị FBI bỏ tù ở Mỹ: "Tôi phạm tội vì tiền bạc, danh vọng rồi mất tất cả", Youtube, Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2024, truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024
  201. ^ VTV24, “Hiếu PC: "Nếu không ngồi tù có lẽ tôi vẫn đang sai lầm", Youtube, Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024, truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2024
  202. ^ Nguyễn Hiền; Quỳnh Trang (8 tháng 5 năm 2023). “Hiếu PC: Bản án 13 năm tù và ước muốn chống tội phạm mạng”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2023.
  203. ^ Minh Sơn (20 tháng 12 năm 2023). “Phần mềm Số hóa đoạt giải Nhất Nhân tài Đất Việt 2023”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  204. ^ Marsh, Carmen (22 tháng 4 năm 2024). “Spectacular finalists for the "Threat Hunter of the Year" category at the GISEC GLOBAL Cyber Excellence Awards 2024”. LikedIn. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.

Đọc thêm

Liên kết ngoài