Bước tới nội dung

Namer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Namer
Namer IFV/APCNamer with TROPHY active protection system
Ảnh trên: Namer đang được trang bị súng máy M2 Browning trên tháp pháo tự động.
Ảnh dưới: Namer được trang bị giáp bảo vệ chủ động Trophy và súng máy M2 Browning.
Loại
Nơi chế tạoIsrael
Lược sử hoạt động
Phục vụTừ năm 2008
Sử dụng bởiLực lượng phòng vệ Israel
Trận
Lược sử chế tạo
Người thiết kếIsrael Military Industries
Nhà sản xuấtIDF Ordnance (assembler)
Giá thành3 triệu đô la/xe[1]
Giai đoạn sản xuất2008–nay
Số lượng chế tạo
  • Có 120 chiếc đang hoạt động
  • Tổng cộng 531 xe sẽ được dự kiến sản xuất đến năm 2027[2]
Thông số
Khối lượng63,5 tấn[3]
Kíp chiến đấu3 (xa trưởng, lái xe, pháo thủ điều khiển tháp pháo tự động) + 9 lính đi kèm

Phương tiện bọc thépGiáp của xe Namer vẫn được giữ bí mật, nó là sự kết hợp của gốmthéphợp kim nickellớp giáp phản ứng nổ
Vũ khí
chính
Trạm vũ khí điều khiển từ xa Samson được trang bị súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm hoặc súng phóng lựu Mk 19
Vũ khí
phụ
  • 1 × súng máy FN MAG 7,62 mm
  • 1 × súng cối gắn ngoài cỡ nòng 60 mm
  • 12 × lựu đạn khói
Động cơ1.200 hp (895 kW) turbocharged diesel engine
Công suất/trọng lượng20 hp/tonne (15 kW/tonne)
Trọng tải9 lính bộ binh[4]
Hệ thống treoHelical spring
Tầm hoạt động500 km (310 mi)
Tốc độ85,2 km/h (50 mph)

Namer (tiếng Hebrew: נמ"ר, phát âm [naˈmeʁ]), có nghĩa là "leopard" và cúng là viết tắt của "Nagmash" (APC) và "Merkava", là một loại xe chở quân bọc thép của quân đội Israel, được phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng chủ lực Merkava Mark IV.[5] Namer được phát triển và lắp ráp tại Israeli Ordnance Corps. Nó đi vào trang bị với số lượng giới hạn trong quân đội Israel từ năm 2008. Tuy nhiên kể từ năm 2014, vẫn chỉ có một lượng nhỏ xe được đưa vào phục vụ trong IDF.[Cần cập nhật] Do vấn đề về ngân sách, việc chế tạo xe thiết giáp Namer khá chậm chạp, dẫn đến lực lượng bộ binh Israel phải tiếp tục dựa trên xe thiết giáp M113.[6]

Namer có lớp giáp trang bị tốt hơn xe tăng Merkava IV. Theo tuyên bố của IDF, Namer là loại xe thiết giáp có giáp bảo vệ tốt nhất trên thế giới.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyên mẫu xe thiết giáp Namer dựa trên Merkava Mark I. Lưu ý thân cạnh thẳng của xe.
Xe thiết giáp Namer phát triển dựa trên khung gầm xe tăng Merkava Mark IV. Thân xe có độ dốc.

1990s–2004

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Israel đã từng có kinh nghiệm trong việc chuyển đổi xe tăng chủ lực Centurion thành xe thiết giáp chở quân (Nagmashot, Nagmachon) và xe chiến đấu công binh (Xe thiết giáp công binh Puma, Nakpadon), sau đó họ còn thành công trong việc chuyển đổi các xe tăng T-54 và T-55 thành xe chiến đấu bộ binh Achzarit. Điều này dẫn đến ý tưởng chuyển đổi xe tăng Merkava thành xe chiến đấu bộ binh/xe chở bộ binh bọc giáp hạng nặng. Ý tưởng rất khả thi, vì quân đội Israel đã rút khỏi trang bị 250 xe tăng Merkava Mark I, hơn nữa không thể tiến hành nâng cấp trang bị cho xe tăng Merkava II từ pháo 105 mm lên pháo 120mm IMI hiện đại hơn.

Việc phát triển ban đầu bị thiếu vốn nên không thể triển khai từ những năm 1990s, nhưng sau cuộc xung đột tại dải Gaza năm 2004, Israel nhận thấy xe thiết giáp M113 dễ bị tổn thương trước Thiết bị nổ tự tạorocket chống tăng, do đó IDF tiếp tục phát triển chương trình chế tạo Namer.[8] At that point the Stryker armored personnel carrier was offered and rejected by the IDF.[9]

2005–nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối cùng, IDF Ordnance đã phát triển một xe chiến đấu bộ binh dựa trên khung gầm xe tăng Merkava Mark I, và một vài nguyên mẫu dựa trên khung gầm xe tăng Merkava Mark IV.[10] Loại xe thiết giáp mới được đặt tên là Nemmera (Hebrew: leopardess), nhưng sau đó được đổi tên thành Namer (Hebrew: leopard).

Ngày 15 tháng 2 năm 2005, tờ Maariv đã đưa ra thông tin việc nguyên mẫu xe Namer khung gầm Merkava Mark I đã được đưa vào thử nghiệm bởi Trung đoài Givati. Nó được trang bị Rafael Overhead Weapon Station, điều khiển từ xa và nạp đạn từ bên trong xe. Một xe cũng được đưa ra triển lãm tại Triển lãm quân sự Eurosatory 2005, đã có một số khách hàng tỏ ra quan tâm tới mẫu xe này.

Bài học từ cuộc chiến tại Li Băng năm 2006 cũng chứng tỏ sự giá trị của chương trình phát triển này. Năm 2007 đã có báo cáo[11] răng 15 chiếc xe thiết giáp Namer sẽ được chuyển giao cho quân đội vào năm 2008, và hơn một trăng chiếc nữa sẽ được trang bị cho 2 trung đoàn chiến đấu. Tuy nhiên, kế hoạch chuyển giao đã bị huỷ bỏ do quân đội Israel tỏ ra quan tâm tới mẫu xe dựa trên khung gầm Merkava Mark IV mới hơn.

Namer là lại xe thiết giáp đầu tiên của IDF được phát triển dựa trên máy tính, giúp cho việc thiết kế mẫu xe này nhanh chóng hơn các mẫu xe thiết giáp trước đó.

Ngày 1/3/2008, hoạt động chiến đấu đầu tiên của xe chiến đấu bộ binh Namer (dựa trên khung gầm xe tăng Merkava Mark IV) đã được tiến hành theo thông báo của IDF.[12] Reportedly, the construction was expedited in May 2008 by importing parts from the US.[13] Ngày 15 tháng 9 năm 2008, xe chiến đấu bộ binh Namer đã được đưa ra triển lãm trước công chúng tại Rishon LeZion.

Năm 2010, nhằm đẩy mạnh tốc độ sản xuất xe chiến đấu Namer, General Dynamics Land Systems đã được chọn làm nhà đồng chế tạo và tích hợp thân vỏ xe chiến đấu Namer tại Nhà máy chế tạo xe tăng Lima đặt tại Lima, Ohio.[14]

Sau khi số lượng đặt hàng xe chiến đấu Namer bị cắt giảm vào năm 2014 do vấn đề ngân sách,[15] năm 2015 lực lượng phòng vệ Israel IDF đã tăng đơn đặt hàng các bộ phận xe chiến đấu. Đây là câu trả lời cho việc 7 binh sĩ thuộc Trung đoàn Golani đã bị thiệt mạng khi xe thiết giáp M113 bị trúng tên lửa RPG dẫn đến hỏng động cơ khi đang ở giữa cuộc chiến.[16]

Ban đầu các kỹ sư dự kiến trang bị cho Namer hệ thống bảo vệ chủ động Iron Fist;[17] tuy nhiên, do hạn chế về ngân sách nên việc lắp đặt hệ thống bảo vệ chủ động đã bị trì hoãn. Phải đến năm 2016, gần thập kỷ sau, thì IDF mới bắt đầu trang bị cho xe hệ thống bảo vệ chủ động Trophy do Rafael sản xuất.[18]

Việc thiếu hụt về ngân sách cũng như lực lượng mặt đất không được ưu tiên trang bị đồng nghĩa với việc IDF tiếp tục cắt giảm số lượng xe chiến đấu Namer.[6] Tính đến năm 2014, việc mua xe vẫn diễn ra chậm trễ, với chỉ 30 xe được bàn giao cho quân đội năm đó, đồng nghĩa với IDF sẽ không thể có trong trang bị 500 xe tính đến năm 2027.[2]

Xe thiết giáp Namer

Bên sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Xe thiết giáp Namer tham gia diễn tập năm 2012

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Anshel Pfeffer (ngày 16 tháng 2 năm 2014). צה"ל הכניס לשימוש נגמ"ש חדש מתוצרת ישראלית [IDF put to use new Israeli-made armored personnel carrier]. Haaretz (bằng tiếng Do Thái). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ a b Yehoshua, Yossi (ngày 22 tháng 9 năm 2014). “Ya'alon approves addition of 200 advanced APCs for the IDF”. Ynetnews.
  3. ^ http://farm4.static.flickr.com/3480/3844509317_36447a7cc1_b.jpg Bản mẫu:Bare URL image
  4. ^ “New Artillery Cannon for APC”. IDF official site.
  5. ^ Scott C. Farquhar (2009). "Namer"+"armored+personnel+carrier"&pg=PA86 Back to Basics: A Study of the Second Lebanon War and Operation CAST LEAD. Government Printing Office. tr. 86. ISBN 9780982328330. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
  6. ^ a b Ya'alon approves addition of 200 advanced APCs for the IDF Yossi Yehoshua Published:09.22.14, ynetnews
  7. ^ In wake of last year's war in Gaza, Defense Ministry ramps up orders for new APCs By YAAKOV LAPPIN, ngày 5 tháng 5 năm 2015, The Jerusalem Post
  8. ^ Amnon Barzilai (ngày 10 tháng 6 năm 2004). תוכנית "נמרה": טנק המרכבה 1 יוסב לנגמ"ש [Program "Nemmera": Tank will be altered APC]. Haaretz (bằng tiếng Do Thái). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ “Armored warfare: Israel Drops Stryker for Merkava APC”. Fresh.co.il. ngày 11 tháng 1 năm 2005.
  10. ^ Gelbart, Marsh (2004). Modern Israeli Tanks and Infantry Carriers 1985–2004. Bryan, Anthony 'Tony' illus. Oxford, UK: Osprey. tr. 7. ISBN 1-84176-579-1.
  11. ^ “Armor: The Ultimate IFV”. Strategy Page. ngày 20 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  12. ^ עין הנמ"ר (bằng tiếng Do Thái). IDF.
  13. ^ צה"ל מאיץ את ייצור ה"נמר" בסיוע ארה"ב [IDF accelerates production of Namer with assistance of United States] (bằng tiếng Do Thái). Maariv. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  14. ^ “General Dynamics Selected for Merkava Armored Personnel Carriers for Israel” (Thông cáo báo chí). PR Newswire. ngày 25 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.
  15. ^ “Israel halves Namer order with General Dynamics”. Globes. ngày 14 tháng 1 năm 2014.
  16. ^ “Defense Ministry doubles orders for tank, Namer APC parts”. The Jerusalem Post. ngày 3 tháng 3 năm 2015.
  17. ^ “Namer Heavy Armoured Infantry Fighting Vehicle”.
  18. ^ Israel To Equip Troop Carriers With Trophy APS By Barbara Opall-Rome, Defense News 12:43 pm. EST ngày 28 tháng 1 năm 2016

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Tanks converted to armored vehichle