Bước tới nội dung

Nam Thanh, Nam Đàn

18°44′51″B 105°29′38″Đ / 18,7475°B 105,49389°Đ / 18.74750; 105.49389
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nam Thanh
Xã Nam Thanh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhNghệ An
HuyệnNam Đàn
Địa lý
Tọa độ: 18°44′51″B 105°29′38″Đ / 18,7475°B 105,49389°Đ / 18.74750; 105.49389
Nam Thanh trên bản đồ Việt Nam
Nam Thanh
Nam Thanh
Vị trí xã Nam Thanh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích22,1 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng7838 người[1]
Mật độ355 người/km²
Khác
Mã hành chính17938[2]

Nam Thanh là một thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía Bắc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.


Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Đại Sơn (Nghi Kiều) của huyện Đô Lương và xã Nghi Công Bắc, xã Nghi Công Nam huyện Nghi Lộc. Phía Nam giáp xã Vân Diên của huyện Nam Đàn. Phía Tây giáp xã Nam Nghĩa của huyện Nam Đàn. Phía Đông giáp xã Nam Anh và xã Xuân Hòa của huyện Nam Đàn.


         Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.234,19 ha. Địa hình có độ chênh cao không đồng đều nhau. Mùa mưa lũ thường bị úng cục bộ các vùng đồng trũng gây khó khăn cho việc sản xuất Nông nghiệp.

Nam Thanh có địa bàn dân cư rộng, kéo dài và chia thành 2 vùng riêng biệt; Xã có 9 xóm(trước sáp nhập là 17 xóm), dân số có 2145 hộ, 9009 nhân khẩu; Đảng bộ có 13 chi bộ và 425 Đảng viên; xã có 1 Quỹ tín dụng nhân dân; 2 HTX DVNN; 1 HTX sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, có 4 đơn vị sự nghiệp gồm 3 trường học(THCS; Tiểu học, trường Mầm non và Trạm y tế xã), có 2 đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn gồm: Tiểu đoàn 3; lữ đoàn 80-QK4 và phân trại 4-trại giam số 6. Ngành nghề sản xuất chủ yếu là Nông nghiệp; Cơ cấu kinh tế:  Nông - lâm - ngư­ nghiệp: 54,58 %; Công nghiệp - Xây dựng: 20,44 %; Dịch vụ: 24,99 %.

   Nam Thanh là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; là cái nôi của phong trào Xô Viết  Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 tại huyện Nam Đàn, là địa phương nổi dậy giành chính quyền đầu tiên của tỉnh nhà trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1945.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]