2011
Giao diện
(Đổi hướng từ Năm 2011)
Thế kỷ: | Thế kỷ 20 · Thế kỷ 21 · Thế kỷ 22 |
Thập niên: | 1980 1990 2000 2010 2020 2030 2040 |
Năm: | 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 |
Lịch Gregory | 2011 MMXI |
Ab urbe condita | 2764 |
Năm niên hiệu Anh | 59 Eliz. 2 – 60 Eliz. 2 |
Lịch Armenia | 1460 ԹՎ ՌՆԿ |
Lịch Assyria | 6761 |
Lịch Ấn Độ giáo | |
- Vikram Samvat | 2067–2068 |
- Shaka Samvat | 1933–1934 |
- Kali Yuga | 5112–5113 |
Lịch Bahá’í | 167–168 |
Lịch Bengal | 1418 |
Lịch Berber | 2961 |
Can Chi | Canh Dần (庚寅年) 4707 hoặc 4647 — đến — Tân Mão (辛卯年) 4708 hoặc 4648 |
Lịch Chủ thể | 100 |
Lịch Copt | 1727–1728 |
Lịch Dân Quốc | Dân Quốc 100 民國100年 |
Lịch Do Thái | 5771–5772 |
Lịch Đông La Mã | 7519–7520 |
Lịch Ethiopia | 2003–2004 |
Lịch Holocen | 12011 |
Lịch Hồi giáo | 1432–1433 |
Lịch Igbo | 1011–1012 |
Lịch Iran | 1389–1390 |
Lịch Julius | theo lịch Gregory trừ 13 ngày |
Lịch Myanma | 1373 |
Lịch Nhật Bản | Bình Thành 23 (平成23年) |
Phật lịch | 2555 |
Dương lịch Thái | 2554 |
Lịch Triều Tiên | 4344 |
Thời gian Unix | 1293840000–1325375999 |
2011 (số La Mã: MMXI) là một năm thường bắt đầu vào ngày thứ Bảy theo lịch Gregory. Trong lịch Gregory, nó sẽ là năm thứ 2011 của Common Era, hay của Công Nguyên; năm thứ 11 của thiên niên kỷ 3 và của thế kỷ 21; và là năm thứ hai của thập niên 2010. Năm 2011 là một năm nhiều biến động, nhiều sự kiện xảy ra từ việc Nam Sudan giành độc lập; Động đất và sóng thần Nhật Bản 2011; Vụ tấn công Na Uy, Osama bin Laden bị ám sát cho đến Mùa xuân Ả Rập.
Liên Hợp Quốc đã chỉ định 2011 là Năm Quốc tế của Rừng và Năm Quốc tế của Hóa học.
Sự kiện
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 1
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 1: Estonia gia nhập Khu vực đồng euro.[1][2]
- 4 tháng 1: Nhật thực một phần, nhìn thấy ở hầu hết Châu Âu, bán đảo Ả Rập, Bắc Mỹ, và Tây Nam Á.
- 7 tháng 1 – 29 tháng 1: Cúp bóng đá châu Á 2011 tổ chức tại Qatar, đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản lần thứ 4 giành chức vô địch.[3]
- 19 tháng 1: Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Tổng Bí thư.
Tháng 2
[sửa | sửa mã nguồn]- 27 tháng 2: Bộ phim The King's Speech đạt Giải Phim hay nhất tại Giải Oscar lần thứ 83
Tháng 3
[sửa | sửa mã nguồn]- 11 tháng 3: Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 làm 15.899 người chết.
- 12 tháng 3: Lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I phát nổ.[4]
- 14 tháng 3: Lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I phát nổ.[5]
- 15 tháng 3:
- Lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I phát nổ.[6]
- Ít nhất 80 người bị thương trong trận động đất có cường độ 6,4 độ richter xảy ra ở tỉnh Shizuoka.[7]
Tháng 4
[sửa | sửa mã nguồn]- 7 tháng 4: Một trận động đất có cường độ 7.4 độ richter xảy ra ở ngoài khơi tỉnh Miyagi, có kèm theo cảnh báo sóng thần. Đây là trận động đất xảy ra gần 1 tháng sau đại thảm họa động đất.[8]
- 17 tháng 4: Trò chơi vương quyền chính thức lên sóng.
- 29 tháng 4: Vương tôn William của Anh kết hôn với Catherine Middleton sau hơn 10 năm hẹn hò.
Tháng 5
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 5: Quân đội Hoa Kỳ đã tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden tại Pakistan
Tháng 6
[sửa | sửa mã nguồn]- 18 tháng 6 – 10 tháng 7: Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới 2011 tổ chức tại México, đội tuyển bóng đá U-17 quốc gia México lần thứ 2 giành chức vô địch.
- 26 tháng 6 – 17 tháng 7: Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011 tổ chức tại Đức, đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nhật Bản lần đầu tiên giành chức vô địch.
- Không rõ ngày: Ba Lan và Ukraina chuẩn bị thêm 2 sân vận động để đón chào Euro 2012. Dự kiến trước khi Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012 khởi tranh 2 tuần sẽ sửa sang lại xong.
Tháng 7
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 7 – 24 tháng 7: Cúp bóng đá Nam Mỹ 2011 tổ chức tại Argentina, đội tuyển bóng đá quốc gia Uruguay lần thứ 15 giành chức vô địch.
- 5 tháng 7: Christine Lagarde trở thành Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay ông Dominique Strauss-Kahn.
- 9 tháng 7: Nam Sudan tuyên bố độc lập.[9]
- 22 tháng 7: Đánh bom và thảm sát đẫm máu tại Na Uy.[10]
- 25 tháng 7:
- Trương Tấn Sang nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhật Bản chính thức tắt sóng truyền hình analog trên toàn quốc, ngoại trừ 3 tỉnh bị thiệt hại nặng nề do đại thảm họa động đất hồi tháng 3 là Iwate, Miyagi và Fukushima.[11]
- 28 tháng 7: Ironhide Game Studio và Armor Games phát hành trò chơi điện tử phòng thủ tháp Kingdom Rush, phần đầu tiên trong loạt trò chơi cùng tên.
- 29 tháng 7 – 20 tháng 8: Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2011 tổ chức tại Colombia, đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Brasil lần thứ 5 giành chức vô địch.
Tháng 8
[sửa | sửa mã nguồn]- 4 tháng 8: Imangi Studios phát hành trò chơi điện tử endless runner Temple Run
- 8 tháng 8: Bà Yingluck Shinawatra trở thành Thủ tướng Thái Lan thay thế ông Abhisit Vejjajiva.
- 16 – 21 tháng 8: Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha.
- 24 tháng 8: Động đất mạnh 5,8 độ richter tại bờ biển phía đông nước Mỹ.
- 27 tháng 8: Siêu bão Irene đổ bộ vào bờ biển phía đông nước Mỹ.
- 28 tháng 8: Siêu bão Nanmadol đổ bộ vào Đài Loan & CHND Trung Hoa.
Tháng 9
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 10
[sửa | sửa mã nguồn]- 25 tháng 10: Eurocom và Disney Interactive Studios phát hành trò chơi điện tử hành động, phiêu lưu Disney Universe.
Tháng 11
[sửa | sửa mã nguồn]- 11 tháng 11:
- Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2011 được tổ chức tại Indonesia.
- Tổ chức New7Wonders Công bố 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới, trong đó có Vịnh Hạ Long của Việt Nam.
Tháng 12
[sửa | sửa mã nguồn]- 11 tháng 12: Kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) chính thức phát sóng và ra mắt khán giả cả nước.
Sinh
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 1
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 5
[sửa | sửa mã nguồn]- 15 tháng 5: Ngân Chi, nữ diễn viên người Việt Nam
Mất
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 1
[sửa | sửa mã nguồn]- 16 tháng 1: Kim Ngọc, nghệ sĩ sân khấu cải lương Việt Nam (Sinh 1943)
- 27 tháng 1: Tấn Tài, nghệ sĩ sân khấu cải lương Việt Nam (Sinh 1938)
Tháng 2
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 3
[sửa | sửa mã nguồn]- 18 tháng 3: Warren Christopher chính khách và nhà ngoại giao Mỹ (Sinh 1925)
- 23 tháng 3: Elizabeth Taylor Nữ diễn viên người Anh (Sinh 1932)
Tháng 4
[sửa | sửa mã nguồn]- 5 tháng 4: Baruch Samuel Blumberg bác sĩ người Mỹ (Sinh 1925)
- 9 tháng 4: Sidney Lumet đạo diễn, nhà sản xuất phim và nhà biên kịch người Mỹ (Sinh 1924)
- 19 tháng 4: Grete Waitz vận động viên marathon người Na Uy (Sinh 1953)
Tháng 5
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 5: Osama bin Laden trùm khủng bố Ả Rập Xê Út (Sinh 1957)
- 7 tháng 5: Seve Ballesteros tay golf người Tây Ban Nha (Sinh 1957)
- 7 tháng 5: Willard Boyle nhà vật lý học người Canada (Sinh 1924)
- 23 tháng 5: Giuse Nguyễn Tích Đức, nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột, Việt Nam (sinh 1938)
- 29 tháng 5: Sergei Bagapsh tổng thống Cộng hòa Abkhazia (Sinh 1949)
- 30 tháng 5: Rosalyn Sussman Yalow nhà vật lý y học người Mỹ (Sinh 1921)
Tháng 6
[sửa | sửa mã nguồn]- 4 tháng 6: Lawrence Eagleburger chính khách và nhà ngoại giao Mỹ (Sinh 1930)
Tháng 7
[sửa | sửa mã nguồn]- 4 tháng 7: Otto von Habsburg thái tử cuối cùng của Đế quốc Áo-Hung (Sinh 1912)
- 23 tháng 7: Amy Winehouse ca sĩ người Anh (Sinh 1983)
- 23 tháng 7: Nguyễn Cao Kỳ sĩ quan quân đội cao cấp và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1930)
- 28 tháng 7: Abdul Fatah Younis chỉ huy quân sự Libya (Sinh 1944)
Tháng 8
[sửa | sửa mã nguồn]- 2 tháng 8: Baruj Benacerraf nhà miễn dịch học người Mỹ gốc Venezuela và Do Thái (Sinh 1920)
- 13 tháng 8: Hồng Sơn diễn viên Việt Nam (Sinh 1957)
- 31 tháng 8: Nhạc sĩ Văn An (sinh 1929)
Tháng 9
[sửa | sửa mã nguồn]- 8 tháng 9 - Võ Chí Công, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (Sinh 1912)
- 11 tháng 9 - Andy Whitfield nam diễn viên người Anh (Sinh 1972)
- 14 tháng 9 - Rudolf Mößbauer nhà vật lý học người Đức đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1961 (Sinh 1929)
- 25 tháng 9 - Wangari Muta Maathai nhà hoạt động chính trị, nhà bảo vệ môi trường, chủ nhân giải Nobel hòa bình năm 2004 (Sinh1940)
- 30 tháng 9 - Ralph Marvin Steinman nhà miễn dịch học và nhà sinh vật học tế bào Canada (Sinh 1943)
Tháng 10
[sửa | sửa mã nguồn]- 3 tháng 10 - Thu An diễn viên Việt Nam (Sinh1922)
- 5 tháng 10 - Steve Jobs ông trùm kinh doanh và sáng chế người Mỹ (Sinh 1955)
- 20 tháng 10 - Muammar al-Gaddafi - Tổng thống Libya
Tháng 11
[sửa | sửa mã nguồn]- 8 tháng 11 - Phạm Song (s. 1931), Giáo sư, Viện sĩ y học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII, Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tháng 12
[sửa | sửa mã nguồn]- 17 tháng 12 - Kim Jong-il Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên, tư lệnh Tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). (Sinh 1942)
- 18 tháng 12 - Václav Havel nhà văn và nhà viết kịch Séc, tổng thống Tiệp Khắc cuối cùng và tổng thống Séc đầu tiên (Sinh 1936)
Giải Nobel
[sửa | sửa mã nguồn]- Hóa học - Dan Shechtman[12]
- Hòa bình - Ellen Johnson Sirleaf, Leymah Gbowee và Tawakel Karman[13]
- Kinh tế - Thomas Sargent và Christopher Sims[14]
- Văn học - Tomas Tranströmer[15]
- Vật lý - Saul Perlmutter, Adam G. Riess và Brian P. Schmidt[16]
- Y học - Bruce A. Beutler, Jules A. Hoffmann và Ralph M. Steinman[17]
Những ngày lễ truyền thống của Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Estonia bắt đầu dùng tiền euro”. BBC News Tiếng Việt. 1 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
- ^ “Estonia gia nhập khu vực đồng euro từ 01/01/2011”. RFI. 31 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
- ^ Nguyễn Vũ (30 tháng 1 năm 2011). “Nhật Bản lần thứ 4 vô địch bóng đá châu Á”. Báo Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
- ^ “Video nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1”. VietnamPlus. 12 tháng 3 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Lò phản ứng số 3 nhà máy điện Fukushima phát nổ”. qdnd.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima phát nổ”. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
- ^ “静岡県東部の地震(2011年3月15日) | 災害カレンダー”. Yahoo!天気・災害 (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
- ^ “2011年4月7日宮城県沖の地震に関する情報”. www.jishin.go.jp. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Nam Sudan độc lập sau 50 năm xung đột”. Báo Tuổi Trẻ. 9 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Na Uy: Lời kể nhân chứng vụ thảm sát đẫm máu trên đảo”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Nhật Bản chấm dứt phát sóng truyền hình analog”. dangcongsan.vn. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
- ^ “The Nobel Prize in Chemistry 2011”. Nobel Foundation. ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2011.
- ^ “The Nobel Peace Prize 2011”. Nobel Foundation. ngày 7 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2011.
- ^ Hai người Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế - Thế giới - Dân trí
- ^ “The Nobel Prize in Literature 2011”. Nobel Foundation. ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2011.
- ^ The 2011 Nobel Prize in Physics - Press Release
- ^ The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2011