Muối và bệnh tim mạch
Việc tiêu thụ muối đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về vai trò trong sinh lý học của con người cũng như những tác động của nó lên sức khỏe. Đặc biệt, tiêu thụ lượng muối quá mức trong một khoảng thời gian dài có liên quan đến cao huyết áp và bệnh tim mạch, và những ảnh hưởng về sức khỏe khác.[1][2][3] Muối ăn thông thường chứa natri chloride.[4]
Tác động của muối lên huyết áp
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ thể con người đã tiến hóa để cân bằng lượng muối đưa vào cơ thể với nhu cầu cần thiết thông qua hệ renin-angiotensin. Ở người, muối có chức năng sinh học quan trọng. Liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch, lượng muối cao có mối liên kết chặt chẽ với việc duy trì thể tích thể dịch trong cơ thể, bao gồm sự cân bằng thẩm thấu trong máu, dịch ngoại bào và dịch nội bào, và điện thế nghỉ màng tế bào.[5]
Hiệu ứng được biết đến nhiều của natri đối với huyết áp có thể được giải thích bằng cách so sánh máu với dung dịch có độ mặn thay đổi bởi lượng muối ăn vào. Thành động mạch như những màng thấm có chọn lọc, cho phép các chất tan, bao gồm natri và chloride, đi xuyên qua (hoặc không), tùy thuộc vào mức độ thẩm thấu.
Thế nước (đặc trưng trạng thái nhiệt động của nước trong mô) và chất tan trong cơ thể duy trì huyết áp trong máu, cũng như các chức năng khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi muối được hấp thụ, nó được hòa tan trong máu dưới dạng hai ion riêng biệt – Na+ and Cl−. Thế nước trong máu sẽ giảm do tăng chất tan, và huyết áp thẩm thấu sẽ tăng lên. Trong khi thận phản ứng lại bằng cách bài tiết natri dư thừa và chloride trong cơ thể, giữ nước làm cho huyết áp tăng lên.[6]
Tăng huyết áp và bệnh tim mạch
[sửa | sửa mã nguồn]Đã có các bằng chứng rõ ràng trong nghiên cứu dịch tễ học, những thí nghiệm can thiệp con người và động vật hỗ trợ mối liên kết giữa tỷ lệ lượng muối ăn vào với tăng huyết áp.[2][7] Đánh giá Cochrane và phân tích tổng hợp từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy giảm lượng natri ăn vào làm giảm huyết áp ở các đối tượng tăng huyết áp và huyết áp bình thường.[8][9] Vì việc kiểm soát tăng huyết áp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nên việc tiêu thụ muối là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch.[10] Tuy nhiên, để có nghiên cứu chính xác hơn về mức tiêu thụ natri đối với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các nghiên cứu dài hạn trên mẫu lớn sử dụng cả biến số chế độ ăn uống và sinh hóa là điều cần thiết.[7] Một số nghiên cứu cho thấy các nhóm có chế độ ăn giảm natri có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn trong tất cả các nhóm nhân khẩu học[7][11] và đặc biệt ở nhóm huyết áp thấp hơn.[9] Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn sau 15 năm thực hiện chế độ giảm natri trong một thử nghiệm ngẫu nhiên.[11]
Cần thêm nhiều dữ liệu để hỗ trợ kết luận cho các nghiên cứu quan sát đã bị lỗi thiết kế.[11] Nhiều nghiên cứu trong số này không đủ lớn, cũng không đủ lâu dài để đưa ra kết luận mức ảnh hưởng của lượng natri ăn vào lên bệnh suất và tử vong.[11] Những kết quả vội vàng trước đây và giải thích chưa đủ thuyết phục từ các nghiên cứu không thực nghiệm có thể bắt nguồn từ phương pháp đo natri.[11] Nghiên cứu của Cook và cộng sự không chỉ ra cách độc lập để thay đổi natri. Các kỹ thuật giảm natri bao gồm tuân thủ nhật ký thực phẩm và đọc nhãn mác. Cook và cộng sự đã liệt kê ra những hiệu ứng thay đổi từ kỹ thuật này, như giảm mỡ và calo mỗi ngày (11g, 200cal) và giảm cân từ 1 đến 3 pound.[12] A 2014[13] Đánh giá Cochrane năm 2014 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc giảm muối ngăn ngừa bệnh tim mạch, nhưng độ lớn hiệu quả là không chắc chắn và "lớn hơn dự đoán từ việc giảm huyết áp phần nhỏ đạt được".
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Barbara E Millen, Steve Abrams, Lucile Adams-Campbell, Cheryl AM Anderson, J Thomas Brenna, Wayne W Campbell, Steven Clinton, Frank Hu, Miriam Nelson, Marian L Neuhouser, Rafael Perez-Escamilla, Anna Maria Siega-Riz, Mary Story, Alice H Lichtenstein (2016). “The 2015 Dietary Guidelines Advisory Committee Scientific Report: Development and Major Conclusions”. Adv Nutr. 7: 438–444. doi:10.3945/an.116.012120. PMID 27184271.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b Mugavero KL, Gunn JP, Dunet DO, Bowman BA (2014). “Sodium Reduction: An Important Public Health Strategy for Heart Health”. J Public Health Manag Pract. 20 (101): S1–S5. doi:10.1097/PHH.0b013e3182aa659c. PMC 4450095. PMID 24322810.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Salt”. National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Division for Heart Disease and Stroke Prevention. US Centers for Disease Control. ngày 1 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
- ^ “Salt reduction guide for the food industry” (PDF). Foodtech Canada. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2016.
- ^ Andersson, Bengt (1977). “Regulation of body fluids”. Annual Review of Physiology. 39 (1): 185–200. doi:10.1146/annurev.ph.39.030177.001153. PMID 322597.
- ^ Blaustein, MP (1977). “Sodium ions, calcium ions, blood pressure regulation, and hypertension: a reassessment and a hypothesis”. The American Journal of Physiology. 232 (5): C165–73. doi:10.1152/ajpcell.1977.232.5.c165. PMID 324293.[liên kết hỏng]
- ^ a b c Cappuccio, F. P (2007). “Salt and cardiovascular disease”. BMJ. 334 (7599): 859–60. doi:10.1136/bmj.39175.364954.BE. PMC 1857801. PMID 17463420.
- ^ Appel, L. J.; Brands, M. W.; Daniels, S. R.; Karanja, N.; Elmer, P. J.; Sacks, F. M. (ngày 24 tháng 1 năm 2006). “Dietary Approaches to Prevent and Treat Hypertension: A Scientific Statement From the American Heart Association”. Hypertension. 47 (2): 296–308. doi:10.1161/01.HYP.0000202568.01167.B6. PMID 16434724.
- ^ a b He FJ, Li J, Macgregor GA (2013). “Effect of longer term modest salt reduction on blood pressure: Cochrane systematic review and meta-analysis of randomised trials”. Br Med J. 346: f1325. doi:10.1136/bmj.f1325. PMID 23558162.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ He, Feng J.; MacGregor, Graham A. (tháng 3 năm 2010). “Reducing Population Salt Intake Worldwide: From Evidence to Implementation”. Progress in Cardiovascular Diseases. 52 (5): 363–382. doi:10.1016/j.pcad.2009.12.006.
- ^ a b c d e Cook, N. R; Cutler, J. A; Obarzanek, E.; Buring, J. E; Rexrode, K. M; Kumanyika, S. K; Appel, L. J; Whelton, P. K (2007). “Long term effects of dietary sodium reduction on cardiovascular disease outcomes: observational follow-up of the trials of hypertension prevention (TOHP)”. BMJ. 334 (7599): 885–8. doi:10.1136/bmj.39147.604896.55. PMC 1857760. PMID 17449506.
- ^ “Feasibility and Efficacy of Sodium Reduction in the Trials of Hypertension Prevention, Phase I”. Hypertension. 22: 502–512. 1993. doi:10.1161/01.hyp.22.4.502.. Truy cập from http://hyper.ahajournals.org/content/22/4/502.full.pdf
- ^ Adler, AJ; Taylor, F; Martin, N; Gottlieb, S; Taylor, RS; Ebrahim, S (ngày 18 tháng 12 năm 2014). “Reduced dietary salt for the prevention of cardiovascular disease”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 12: CD009217. doi:10.1002/14651858.CD009217.pub3. PMID 25519688.