Bước tới nội dung

Mini Research Module 1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mini Research Module 1

Mini Research Module 1 sẽ là một thành phần của trạm ISS
Thông số
Khối lượng phóng 7900 kg
Thể tích điều áp 18
Dự trữ hàng hóa 5 m³
Hàng hóa bên trong 1.400 kg
Hàng hóa bên ngoài 1.800 kg
Trạm công việc 2

Mini Research Module 1 (Module nghiên cứu mini 1, viết tắt là MRM-1), còn được biết đến là Docking Cargo Module, là một module của Nga dự kiến sẽ là một thành phần của trạm không gian quốc tế. Module này được chế tạo bởi RSC Energia và dự kiến sẽ được phóng lên bằng tàu con thoi trong sứ mệnh con thoi STS-132 vào tháng 4 năm 2010. MRM-1 sẽ được ghép vào cổng ghép nối phía dưới (nadir docking port) của module Zarya. Việc chuẩn bị để ghép module này vào tàu con thoi để phóng lên vũ trụ sẽ được thực hiện bởi Spacehab, một công ty con của tập đoàn Astrotech của Mỹ. Mini Research Module 2 sẽ được phóng lên trạm vào năm 2009 bằng một tên lửa Soyuz.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một thỏa thuận được thông qua vào tháng 2 năm 2001 Enterprise sẽ thay thế cho Docking and Stowage Module và sẽ được phóng bằng một tên lửa Proton. Enterprise là một module được đề xuất bởi Spacehab và phát triển bởi Energia. Nó dự kiến sẽ được nối vào cổng ghép nối phía dưới của Zarya. Tuy vậy do khó khăn về chi phí đầu tư, dự án Enterprise đã bị hủy bỏ. Để thay thế vào vị trí của Enterprise, Energia đã tiếp tục nghiên cứu nhiều khả năng khác nhau. Các bộ phận được nghiên cứu này sẽ được phóng lên bằng tàu con thoi của NASA do cơ quan này còn nợ Nga một chuyến phóng tàu con thoi (module Zarya của Mỹ do Nga chế tạo được phóng bởi một tên lửa Proton của Nga). Tuy nhiên với việc vào năm 2004 NASA quyết định kết thúc chương trình tàu con thoi vào năm 2010, Energia phải đẩy nhanh kế hoạch của mình. Kết quả là Energia quyết định xây dựng MRM-1 từ gian điều áp còn dư lại của Science and Power Platform. Hiện tại MRM-1 được lên kế hoạch phóng lên trong sứ mệnh STS-132/ULF-4 của tàu Discovery, một trong các sứ mệnh con thoi cuối cùng.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mini Research Module 1 có chức năng chính là làm nơi tích trữ hàng hóa cũng như là chỗ đậu cho các tàu vũ trụ tới trạm. Trên module này cũng có các trạm công việc (work station) cho các thiết bị khoa học. Khi được phóng lên, MRM-1 sẽ mang theo các trang thiết bị nhằm trang bị cho module phòng thí nghiệm đa chức năng của Nga. Module này có hai cổng ghép nối, một để nối với Zarya, một làm chỗ đậu vào cho các tàu vũ trụ ghé trạm (Soyuz, Tiến bộ, ATV). Module này cũng sẽ được trang bị một cánh tay robot do cơ quan không gian châu Âu (ESA) cung cấp gọi là ERA (European Robotic Arm).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]