Bước tới nội dung

Minh Hòa, Châu Thành (Kiên Giang)

9°52′56″B 105°12′27″Đ / 9,88222°B 105,2075°Đ / 9.88222; 105.20750
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Minh Hòa
Xã Minh Hòa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhKiên Giang
HuyệnChâu Thành
Thành lập24/5/1988[1]
Địa lý
Tọa độ: 9°52′56″B 105°12′27″Đ / 9,88222°B 105,2075°Đ / 9.88222; 105.20750
MapBản đồ xã Minh Hòa
Minh Hòa trên bản đồ Việt Nam
Minh Hòa
Minh Hòa
Vị trí xã Minh Hòa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích47,18 km²[2]
Dân số (2020)
Tổng cộng20.195 người[2]
Mật độ428 người/km²
Khác
Mã hành chính30895[3][4]

Minh Hòa là một thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Minh Hòa có vị trí địa lý:

Xã Minh Hòa có diện tích 47,18 km², dân số năm 2020 là 20.195 người[2], mật độ dân số đạt 428 người/km².

Địa bàn xã có kênh Chắc Kha,[5][6] kênh Chưng Bầu,[7] phía nam là sông Cái Bé. Do vị trí cách biển không xa nên xã thường xuyên hứng chịu nước mặn xâm nhập, đặc biệt vào mùa khô.[7] Đất đai trong xã chủ yếu trồng lúa, ngoài ra còn trồng dừa, theo chính sách địa phương, cho đến năm 2025, xã Minh Hòa và xã Bình An lân cận sẽ gia tăng sử dụng đất canh tác khóm, nâng tổng diện tích trồng khóm ở hai xã lên 2.100 ha (21 km²).[8]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Minh Hòa được chia thành 10 ấp: An Binh, An Khương, Bình Hoà, Bình Lạc, Bình Lợi, Hòa Hưng, Hòa Thạnh, Minh Hưng, Minh Long, Minh Tân.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Minh Hòa là một xã thuộc huyện Châu Thành.

Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP về việc chia huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành và xã Minh Hòa thuộc huyện Châu Thành.[9]

Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT về việc:[10]

  • Thành lập xã Hoà Đức trên cơ sở tách các ấp Minh Phong, Vĩnh Đằng của xã Vĩnh Hoà Hiệp và ấp Minh Đức, 1/2 ấp Minh Phú của xã Minh Hoà.
  • Chia xã Minh Hoà thành 3 xã lấy tên là xã Minh Hoà, xã Minh Hưng và xã Minh Thuận.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân cư trong xã gồm có người Kinh, người Khmerngười Hoa, trong đó đông đảo nhất là người Khmer.[11] Năm 2023, xã có 54,5% là người Khmer với dân số khoảng 11.000 người. Hầu hết kinh tế xã là nông nghiệp.[12] Một phần trong xã nông dân trồng khóm Tắc Cậu.[13] Vào năm 2018, xã có 384 hộ nghèo, tỉ lệ 8,3%.[11] Đến đầu năm 2023, xã có 109 hộ nghèo và 138 hộ cận nghèo.[14] Xã có tuyến Quốc lộ 61 cắt ngang qua theo hướng tây-đông, chệch hướng đông nam, dân cư tập trung khá đông dọc tuyến đường này. Trung tâm của xã nằm ở phía đông, có chợ Chắc Kha và Ủy ban nhân dân xã.

Ấp An Khương trong xã là một làng hoa vào năm 2020 được ước lượng cung cấp cho thị trường Tết hơn 500.000 chậu hoa.[15] Làng hoa An Khương có diện tích trồng 40 ha với 200 hộ dân,[16] là địa phương có quy mô trồng hoa nhiều nhất tỉnh Kiên Giang, trồng khoảng 120.000 - 130.000 chậu hoa kiểng mỗi năm.[17] Các loại hoa kiểng chủ yếu là vạn thọ, các loại hoa cúc ban mai, kim cương, sao băng; hướng dương, mào gà,...[17] Hợp tác xã hoa kiểng An Khương thành lập năm 2016 là Hợp tác xã hoa kiểng duy nhất của tỉnh Kiên Giang.[17]

Ấp Minh Tân có làng nghề đan đát được chính quyền tỉnh xét công nhận là làng nghề truyền thống vào ngày 30 tháng 11 năm 2018.[18] Theo dữ liệu của Hợp tác xã đan đát Minh Tân, vào năm 2018 đã sản xuất và bán 8.000 sản phẩm, trị giá 250 triệu VND.[19][20]

Mủ gòn - một món ăn vặt và đặc sản địa phương.

Xã là địa phương có đông người Khmer sinh sống, nhiều hoạt động văn hóa địa phương tổ chức hàng năm như Tết Chol Chnam Thmayđua ghe ngo trên sông Chắc Kha.[5][6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 92/1988/QĐ-HĐBT
  2. ^ a b c Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b “Danh mục Ấp, khu phố (Danh mục thống kê + DM HÀNH CHÍNH KIÊN GIANG)”. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. ngày 28 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ a b Thúy An, Phương Vũ (ngày 8 tháng 4 năm 2023). “Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động Tết quân-dân mừng Chol Chnam Thmay”. báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ a b “Tổ chức đua ghe ngo mừng Tết Chol Chnam Thmay ở Kiên Giang”. VOV. ngày 8 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ a b Trương Anh Sáng (ngày 17 tháng 4 năm 2020). “Kiên Giang: Phòng chống hạn xâm nhập mặn mùa khô”. Báo Môi trường và Đô thị. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ Đ.T.Chánh, Phúc Nghi (ngày 8 tháng 10 năm 2020). "Nhiệm vụ kép" của Châu Thành”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ “QUYẾT ĐỊNH: VỀ VIỆC CHIA HUYỆN CHÂU THÀNH THUỘC TỈNH KIÊN GIANG THÀNH HAI HUYỆN LẤY TÊN LÀ HUYỆN HÒN ĐẤT VÀ HUYỆN CHÂU THÀNH”. Thư viện Pháp luật. ngày 3 tháng 6 năm 1978.
  10. ^ “Quyết định 107-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn Kiến Lương thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. ngày 27 tháng 9 năm 1983. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2015.
  11. ^ a b Lê Sen (ngày 17 tháng 4 năm 2018). “Kiên Giang: Hỗ trợ nhà, đất ở cho hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo”. báo Dân tộc miền núi. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ Vũ Lê (ngày 20 tháng 4 năm 2023). “Ấm tình quân dân trong ngày Tết Chôl Chnăm Thmây”. dangcongsan.vn. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  13. ^ Quốc Trinh (ngày 16 tháng 4 năm 2023). “Khóm Tắc Cậu vươn xa”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ Hồng Linh (ngày 27 tháng 3 năm 2023). “Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và nhóm từ thiện "Vì trẻ em thân yêu" trao tặng 20 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Minh Hòa, huyện Châu Thành”. bdt.kiengiang.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ Hồng Đạt (ngày 18 tháng 12 năm 2019). “Kiên Giang trồng hoa kiểng phục vụ Tết Canh Tý 2020”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  16. ^ Phạm Linh, Tuấn Việt (ngày 28 tháng 12 năm 2019). “Làng hoa Kiên Giang vào vụ Tết”. Vnexpress. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  17. ^ a b c Hồng Đạt (ngày 24 tháng 12 năm 2021). “Làng hoa An Khương vào vụ hoa đón Tết”. Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  18. ^ Đ.T.Chánh (ngày 30 tháng 11 năm 2018). “Kiên Giang: Xét công nhận 14 làng nghề và nghề truyền thống”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  19. ^ Thy Trang, Việt Tiến (ngày 21 tháng 8 năm 2020). “Giữ "hồn" nghề đan đát”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  20. ^ Nguyên Anh (ngày 17 tháng 8 năm 2020). “Khám phá nghề đã hơn trăm tuổi gắn liền với cây tre”. Báo Lao động. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]