Bước tới nội dung

Massicot

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Massicot
Massicot từ mỏ Monte Cristo, Goodsprings, quận Clark, bang Nevada (kích thước: 5,0 x 4,0 x 4,0 cm).
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật oxit
Công thức hóa họcPbO
Phân loại Strunz4.AC.25
Hệ tinh thểTrực thoi
Lớp tinh thểChóp đôi (mmm)
Kí hiệu H-M: (2/m 2/m 2/m)
Nhóm không gianPbcm
Ô đơn vịa = 5,4903 Å, b = 5,892 Å,
c = 4,752 Å; Z = 4
Nhận dạng
MàuVàng, có thể có sắc đỏ
Dạng thường tinh thểDạng vảy như các lớp vỏ, nặng chắc
Cát khaiKhác biệt trên {100} và {010}
Vết vỡLinh hoạt
Độ cứng Mohs2
ÁnhNhờn mỡ tới xỉn
Màu vết vạchVàng
Tính trong mờTrong mờ
Tỷ trọng riêng9,642 (tính toán)
Thuộc tính quangLưỡng trục (+)
Chiết suấtnα = 2,510 nβ = 2,610 nγ = 2,710
Khúc xạ képδ = 0,200
Đa sắcY = vàng lưu huỳnh nhạt; Z = vàng đậm
Góc 2VĐo đạc: 90°, tính toán: 86°
Tán sắcMạnh
Tham chiếu[1][2][3][4]

Massicot hay maxicot là một dạng khoáng vật oxit của chì (II) với cấu trúc mạng trực thoi.

Chì(II) oxit (công thức: PbO) có thể xuất hiện trong một trong hai dạng mạng tinh thể là trực thoitứ phương. Dạng tứ phương của nó là litharge. PbO có thể thay đổi từ massicot sang litharge (hay ngược lại) bằng việc kiểm soát quá trình nung nóng và làm nguội. Ở nhiệt độ phòng massicot tạo thành các khối dạng vảy, giống đất, mềm (độ cứng Mohs khoảng 2) màu từ vàng tới vàng ánh đỏ và rất nặng với tỷ trọng riêng khoảng 9,64. Massicot có thể được tìm thấy như là một khoáng vật tự nhiên, mặc dù chỉ với số lượng nhỏ. Nó từng được khai thác trong các thế kỷ đã qua nhưng ngày nay massicot chủ yếu được sinh ra trong gia công công nghiệp đối với chì và các oxit của chì,[5] đặc biệt là trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, ngành sử dụng PbO nhiều nhất.

Định nghĩa về massicot như là PbO trực thoi xuất hiện trong thập niên 1840,[4] nhưng khoáng vật và tên gọi massicot đã được sử dụng từ cuối thời Trung cổ.[6] Có một số chứng cứ cho thấy người La Mã cổ đại đã từng sử dụng massicot.[7]

Nó cũng có thể xuất hiện như là sản phẩm oxy hóa các khoáng vật chứa chì khác như galena, bournonit, boulangerit, kể cả theo đường tự nhiên hay theo đường gia công công nghiệp. Khi massicot được tìm thấy trong môi trường tự nhiên, một số khoáng vật khác cũng có thể được tìm thấy đi kèm với nó, như cerussit, litharge, minium, wulfenit, các khoáng vật oxit của antimonlimonit.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mineralienatlas
  2. ^ a b Mineral data publishing - PDF
  3. ^ Webmineral data
  4. ^ a b Mindat with location data
  5. ^ Ví dụ đơn giản ghi trong A Text Book of Inorganic Chemistry của Anil Kumar De, 2007, trang 383.Ví dụ phức tạp hơn có trong The Chemistry of Metal Alkoxides, Kluwer Academic Publishers, 2002, đoạn 9.4 về chì alkoxit, trang 115.
  6. ^ Một số bình luận về sự biến đổi định nghĩa của từ massicot theo dòng lịch sử có trong Lead Manufacturing in Britain: A History. David John Rowe, 1983, trang 16. Từ này trong tiếng Ý và tiếng Pháp cuối thời kỳ Trung cổ có nghĩa là massicot nguồn gốc tự nhiên và trong một số ghi chép thì để chỉ một loại men gốm sứ gốc chì mơ hồ hơn, có thể là massicot hoặc không phải vậy.
  7. ^ Archaeomineralogy. George Robert Rapp, 2002, trang 173 viết rằng ba loại chì oxit đã được người La Mã cổ đại biết đến là minium, litharge và massicot.
  • Palache C., H. Berman & C. Frondel (1944). Dana's system of mineralogy. (Ấn bản lần thứ 7), v. I, 516–517.