Bước tới nội dung

MERS-CoV

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Betacoronavirus cameli
MERS-CoV dưới kính hiển vi.
Phân loại virus
Nhóm: Nhóm IV ((+)ssRNA)
Bộ (ordo)Nidovirales
Họ (familia)Coronaviridae
Phân họ (subfamilia)Coronavirinae
Chi (genus)Betacoronavirus
Loài (species)MERS-CoV

Betacoronavirus cameli[1] (hay virus corona liên quan đến hội chứng hô hấp Trung Đông, viết tắt MERS-CoV, tiếng Anh: Middle East respiratory syndrome–related coronavirus) là một chủng virus lần đầu tiên được nhận dạng vào năm 2012, thuộc họ Coronaviridae, gây ra bệnh hô hấp, sưng phổisuy thận ở con người. Cho tới bây giờ những lan truyền phát xuất từ Tây Á, chủ yếu từ Ả Rập Xê Út. Những người bị mắc phải thường bị bệnh nặng đưa tới chết người. Hiện tại chưa biết được bao nhiêu phần trăm bị nhiễm trùng trở bệnh nặng.[2] Tuy nhiên theo quan sát hiện thời thì virut này ít có lan từ người sang người[3] và con vật truyền bệnh chính có thể là dơi,[4][5] rồi truyền sang Lạc đà một bướu[6][7] – thỉnh thoảng lây sang con người.

Tính đến ngày 8/6/2015, thế giới đã ghi nhận 1218 trường hợp nhiễm bệnh, 450 ca tử vong tại 26 nước. Cho tới bây giờ chưa có phương pháp điều trị nào chắc chắn cả, chủ yếu chỉ là làm giảm nhẹ đi những triệu chứng.

Hàn Quốc 2015

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 6 năm 2015, Hàn Quốc thông báo tổng số ca nhiễm tại nước này lên 95 người nhiễm vi rút gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), trong đó có 7 bệnh nhân đã tử vong. Có hơn 1.800 trường học thuộc nhiều tỉnh thành phải tạm thời đóng cửa. Tính đến tháng 6/2015, nhà chức trách đã cách ly hơn 2.500 người bị nghi từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Taxon Details | ICTV”. International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV). Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ WHO Press Statement Related to the Novel Coronavirus Situation. Auf: who.int vom 12. Mai 2013.
  3. ^ WHO concludes a MERS-CoV risk assessment mission in the United Arab Emirates. Erklärung der Weltgesundheitsorganisation (WHO) vom 6. Juni 2014.
  4. ^ Ziad A. Memish et al.: Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus in Bats, Saudi Arabia. In: Emerging Infectious Diseases. Band 19, Nr. 11, 2013, doi:10.3201/eid1911.131172
  5. ^ Ndapewa Laudika Ithete et al.: Close Relative of Human Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus in Bat, South Africa. In: Emerging Infectious Diseases. Band 19, Nr. 10, 2013, doi:10.3201/eid1910.130946
    Stammt das „MERS-Coronavirus" aus Afrika? idw-online.de vom 24. Juli 2013.
  6. ^ Chantal BEM Reusken et al.: Middle East respiratory syndrome coronavirus neutralising serum antibodies in dromedary camels: a comparative serological study. In: The Lancet Infectious Diseases. Band 13, Nr. 10, 2013, S. 859–866, doi:10.1016/S1473-3099(13)70164-6
    Dromedare als Übertragungsquelle für gefährliche Virusinfektion unter Verdacht. Auf: idw-online.de vom 9. August 2013.
    vergl. aber auch: Kai Kupferschmidt: Researchers Scramble to Understand Camel Connection to MERS. In: Science. Band 341, Nr. 6147, 2013, S. 702, doi:10.1126/science.341.6147.702
  7. ^ Kai Kupferschmidt: The Camel Connection. In: Science. Band 343, Nr. 6178, 2014, S. 1422–1425, doi:10.1126/science.343.6178.1422
  8. ^ MERS-CoV tiếp tục lây lan tại Hàn Quốc thanhnien, 9.6.2015.