M46 Patton
M46 Patton | |
---|---|
Loại | Xe tăng hạng trung[1]:35 |
Nơi chế tạo | Hoa Kỳ |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1949–1957[2] |
Sử dụng bởi | Xem Nhà khai thác |
Trận | Chiến tranh Triều Tiên |
Lược sử chế tạo | |
Năm thiết kế | 1948–1949 |
Nhà sản xuất | Nhà máy xe tăng Detroit Arsenal |
Số lượng chế tạo | 1,160 (tất cả các biến thể)[2] |
Các biến thể | |
Thông số | |
Khối lượng | 97.003 lb (48,502 tấn Mỹ; 44,000 t)[2] |
Chiều dài | 31,17 ft (9,50 m)[2] |
Chiều rộng | 11,48 ft (3,50 m)[2] |
Chiều cao | 10,37 ft (3,16 m)[2] |
Kíp chiến đấu |
|
Phương tiện bọc thép | Lên đến 102 mm (4,0 in)[2] |
Vũ khí chính | |
Vũ khí phụ |
|
Động cơ | Continental AV-1790-5A Động cơ xăng Twin-turbo làm mát bằng không khí[2] 810 hp (600 kW)[2] |
Công suất/trọng lượng | 18,4 hp (13,7 kW) / tấn |
Hệ truyền động |
|
Hệ thống treo | Hệ thống treo thanh xoắn[2] |
Khoảng sáng gầm | 18,82 in (478 mm) |
Sức chứa nhiên liệu | 232 gal Mỹ (880 l) |
Tầm hoạt động | 81 mi (130 km)[2] |
Tốc độ | 30 mph (48 km/h)[2] |
M46 Patton là loại xe tăng hạng trung do Hoa Kỳ phát triển để thay thế cho M26 Pershing và M4 Sherman. Nó là một trong những loại xe tăng chủ lực của Quân đội Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, được đưa vào sử dụng từ năm 1949 đến giữa những năm 1950. Loại xe này không được sử dụng rộng rãi bởi các đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, chỉ số lượng nhỏ được xuất khẩu sang Bỉ với nhiệm vụ huấn luyện.
M46 là loại xe tăng đầu tiên được đặt theo tên của Tướng George S. Patton Jr., chỉ huy Tập đoàn quân số 3 Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai.[nb 1]
Lịch sử phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các đơn vị thiết giáp của Quân đội Hoa Kỳ được trang bị hỗn hợp giữa xe tăng M4 Sherman và M26 Pershing. Được thiết kế ban đầu như một loại xe tăng hạng nặng, M26 Pershing đã được phân loại lại thành xe tăng hạng trung sau chiến tranh. M26 là một cải tiến đáng kể so với M4 Sherman về hỏa lực và khả năng bảo vệ. Tuy nhiên, khả năng cơ động của nó được cho là không đạt yêu cầu đối với một xe tăng hạng trung, vì nó sử dụng động cơ tương tự với M4A3 nhẹ hơn nhiều và có hộp số không đáng tin cậy.
Công việc nâng cấp bắt đầu vào tháng 1 năm 1948 bằng việc thay thế bằng động cơ Continental AV1790-3 và hộp số truyền động Allison CD-850-1. Thiết kế này ban đầu được gọi là M26E2, nhưng các sửa đổi tiếp tục được tích lũy. Cuối cùng, Cục Vũ khí quyết định rằng loại xe tăng này cần có tên gọi riêng là M46.[2] M26 được nâng cấp đã nhận được một bộ phát điện mới và một khẩu pháo mới.
Sau khi hoàn thành nguyên mẫu đầu tiên của dây chuyền sản xuất vào tháng 11 năm 1948, M46 được đặt tên theo tên cố Đại tướng George S. Patton.[4] Đến tháng 12, Quân đội đã đặt hàng vài trăm chiếc.[5] Vào tháng 7 năm 1950, Detroit Arsenal đồng thời sản xuất Pershings và M46 với tốc độ hơn chục chiếc mỗi ngày.[6] Vào tháng 8 năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman đã ủy quyền tài trợ cho việc tăng cường sản xuất M46 như một phần mở rộng của chương trình phát triển xe tăng hạng nặng.[7]
Tổng cộng 1.160 chiếc M46 thuộc tất cả các biến thể đã được chế tạo[2]
Phục vụ
[sửa | sửa mã nguồn]M46 Patton được Mỹ sử dụng chiến đấu duy nhất là trong Chiến tranh Triều Tiên.[8][9]:39-40[10]:52,75-86[10][11]:29-32[12]:64-84
Biến thể
[sửa | sửa mã nguồn]- M46 (Dozer) - Biến thể được trang bị bộ chuyển đổi dozer M3.[2][13]
- M46A1 – Biến thể cải tiến với cải tiến hệ thống phanh, làm mát và chữa cháy, cũng như cải tiến thiết bị điện, động cơ AV-1790-5B và hộp số CD-850-4.[2]
- M46E1 – Khung gầm M46 với tháp pháo T42, được trang bị pháo M36 90 mm dài hơn để tích hợp đài, máy lọc không khí và có máy đo xa lập thể; chỉ có một chiếc được chế tạo.[14]:41,43[13] Nguyên mẫu của M47 Patton.
Nhà khai thác
[sửa | sửa mã nguồn]Thư viện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- M46 Patton và các biến thể
-
Một chiếc M46 Patton của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, vào tháng 7 năm 1952, trong Chiến tranh Triều Tiên.
-
M46 Patton với đèn rọi
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Hunnicutt, R. P. (29 tháng 5 năm 2015). Patton: A History of the American Main Battle Tank (bằng tiếng Anh). Echo Point Books & Media. ISBN 978-1626541597. LCCN 84016586. OL 2854160M.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z “M46 Patton (General Patton)”. militaryfactory.com (bằng tiếng Anh). 21 tháng 5 năm 2018. Lưu trữ bản gốc 25 tháng Chín năm 2004. Truy cập 2 Tháng Ba năm 2020.
- ^ “Medium Tank M46 Patton”. afvdb.50megs.com (bằng tiếng Anh). 27 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc 17 Tháng tám năm 2019. Truy cập 2 Tháng Ba năm 2020.
- ^ “NEWEST TANK CHRISTENED; Widow of General Patton Takes Part in Detroit Ceremony”. The New York Times. Associated Press. 12 tháng 11 năm 1948.
- ^ Baldwin, Hanson W. (13 tháng 12 năm 1949). “New Tools of War: Aberdeen Echoes to Thunder of Bombs as New Equipment Tested”. The New York Times. Truy cập 13 tháng Chín năm 2018.
- ^ “CADILLAC DIVISION TO PRODUCE TANKS; General Motors Says Work for Army Will Not Halt Civilian Output of Automobiles”. The New York Times. 22 tháng 7 năm 1950. Truy cập 13 tháng Chín năm 2018.
- ^ “Fund to Build Big Tanks Like Russia's Approved”. The New York Times. The United Press. 30 tháng 8 năm 1950. Truy cập 13 tháng Chín năm 2018.
- ^ Abel, Elie (8 tháng 1 năm 1952). “Defective Tanks Pile Up In Depots”. The New York Times. Detroit. Truy cập 13 tháng Chín năm 2018.
DETROIT, Jan. 7 -- The new tanks rushed into production after the Communist assault on the Republic of Korea eighteen months ago have not yet been issued to the troops because they are unacceptable to the Army Field Forces.
- ^ Zaloga, Steven J. (25 tháng 11 năm 2000). M26/M46 Pershing Tank 1943–53 (New Vanguard). New Vanguard (Book 35) (bằng tiếng Anh). Illustrated by Tony Bryan and Jim Laurier (ấn bản thứ 1). Osprey Publishing. ISBN 978-1841762029. OL 8922180M. Truy cập 2 Tháng Ba năm 2020.
- ^ a b Boose, Donald (12 tháng 4 năm 2005). US Army Forces in the Korean War 1950–53 (Battle Orders) (bằng tiếng Anh) . Osprey Publishing. ISBN 978-1841766218. OCLC 869301559. OL 8922550M. Truy cập 2 Tháng Ba năm 2020.
- ^ Dunstan, Simon; Hadler, Terry (15 tháng 6 năm 1982). Armour of the Korean War 1950-53. Vanguard (Book 27) (bằng tiếng Anh) . Osprey Publishing. ISBN 978-0850454284. OCLC 1052687218. OL 8264810M. Truy cập 1 Tháng Ba năm 2020.
- ^ Thiel, Troy D. (11 tháng 3 năm 2002). The M26 Pershing and variants: T26/M26, M26A1, M45, M46/M46A1 (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). Schiffer Publishing. ISBN 978-0764315442. LCCN 2001096784. OCLC 53092514. OL 22848191M.
- ^ a b “M46 PATTON SERIES OF MAIN BATTLE TANKS”. jedsite.info (bằng tiếng Anh). 2007. Lưu trữ bản gốc 13 tháng Mười năm 2007. Truy cập 2 Tháng Ba năm 2020.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
- ^ Mesko, Jim. M48 Patton in Action - Armor No. 22 (bằng tiếng Anh). Illustrated by Kevin Wornkey and Don Greer (ấn bản thứ 1). Squadron/Signal Publications. ISBN 978-0897471657.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Rabinovich, Abraham (1972). The Battle for Jerusalem: June 5-7, 1967 (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). Jewish Publication Society of America. ASIN B0006C6MHM. ISBN 978-9657287071. OCLC 947062697.
- Nolan, Keith William (1987). Into Laos: The Story of Dewey Canyon II / Lam Son 719: Vietnam 1971 (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). Presidio Press. ASIN B005A96RI0. ISBN 978-0440200444. OCLC 17887412. OL 7518446M.