Bước tới nội dung

Mộng du

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mộng du
Somnambulism
John Everett Millais, The Somnambulist, 1871.
Chuyên khoaY học giấc ngủ
ICD-10F51.3[1]
DiseasesDB36323
MedlinePlus000808
eMedicinearticle/1188854
MeSHD013009

Mộng du (tiếng Anh: Sleepwalking; còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành[2]) là một chứng rối loạn giấc ngủ thuộc họ parasomnia.[3] Những người mộng du thường phát sinh từ giai đoạn giấc ngủ sâu trong trạng thái ý thức thấp và thực hiện những hành động thường diễn ra trong trạng thái ý thức đầy đủ. Những hành động này có thể coi là lành tính như đang ngồi trên giường, đi bộ vào phòng tắm và lau nhà; ở mức độ nguy hiểm như nấu nướng, lái xe,[4] cử chỉ bạo lực, vồ lấy vật thể tưởng tượng[5] hay thậm chí là giết người.[6][7][8]

Mặc dù những trường hợp mộng du thường bao gồm những hành vi đơn giản, lặp đi lặp lại, thỉnh thoảng vẫn có những báo cáo của những người thực hiện các hành vi phức tạp khi đang ngủ, mặc dù tính hợp pháp của họ thường gây tranh cãi.[9] Những người mộng du thường có rất ít hoặc không có ký ức gì về việc đã xảy ra, vì ý thức của họ đã thay đổi thành một trạng thái khiến việc nhớ lại ký ức trở nên khó khăn hơn. Mặc dù mắt họ vẫn mở, cách biểu hiện của họ lại lờ mờ và đờ đẫn.[10] Chứng mộng du có thể kéo dài ít nhất là 30 giây hoặc nhiều nhất là 30 phút.[5]

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng một người mộng du trên nóc nhà

Theo Tổ chức Nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia tại Hoa Kỳ, mộng du phổ biến từ 1-15% trong dân số chung.[11] Mộng du phổ biến nhất ở trẻ em và thường biến mất sau tuổi vị thành niên.[12] Mộng du ở người lớn ít phổ biến hơn nhưng khi nó xảy ra, những trường hợp này xảy ra ba lần thường xuyên hơn mỗi năm và kéo dài trong nhiều năm hơn ở trẻ em. Mộng du ở tuổi già rất hiếm gặp[13] và thường biểu lộ rối loạn khác. Những rối loạn tuổi già có thể bao gồm chứng rối loạn mê sảng, nhiễm độc thuốc hoặc co giật.[5] Theo một thống kê khác, gần 80% người bị mộng du có người nhà mắc bệnh tương tự.[14] Một người có tỷ lệ mắc chứng mộng du cao gấp 5 lần người bình thường nếu anh chị em song sinh của họ bị mộng du.[14]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Mộng du thường bị làm hỗn loạn trong gia đình, và tỉ lệ phần trăm mộng du ở trẻ em tăng đến 45% nếu bố hoặc mẹ bị ảnh hưởng và 60% nếu cả bố mẹ đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chưa có ghi nhận nào về chứng mộng du xảy ra ở hầu hết ở nam hay nữ.[10] Do đó các yếu tố di truyền có thể xuất hiện ở nam hay nữ, nhưng sự biểu lộ tình trạng đó có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.[15]

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho bệnh mộng du, chẳng hạn như một liều thấp benzodiazepine như clonazepamthuốc chống trầm cảm ba vòng.[5] Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên cất đi những đồ vật nguy hiểm, khóa cửa sổ và cửa ra vào trước khi đi ngủ, nhằm giảm thiểu những rủi ro của các hành động có hại trong khi bị mộng du. Vệ sinh giấc ngủ tốt và tránh thiếu ngủ cũng được khuyến khích.[10]

Có những quan điểm trái ngược nhau về việc liệu có hại khi đánh thức người bị mộng du không. Một số chuyên gia cho rằng những người mộng du nên được dẫn đường một cách nhẹ nhàng trở lại giường mà không cần đánh thức họ. Những ý kiến khác lại cho rằng việc đánh thức người mộng du có thể làm họ mất phương hướng nhưng vô hại.[16]

Trong tâm linh người ta chữa bệnh cho người bị mộng du bằng cách dùng thuật thôi miên để giúp người bệnh khỏi bệnh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ICD-10 Version:2010”. apps.who.int. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ “Bệnh mộng du”. VnExpress. 2 tháng 12 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ Barlow, David H. and V. Mark Durand, Abnormal Psychology: An Integrative Approach, Cengage Learning, 2008, ISBN 0-495-09556-7, p. 300.
  4. ^ SLEEP: Sex While Sleeping Is Real, and May Be No Joke, Michael Smith, MedPage Today Staff Writer, Published: ngày 19 tháng 6 năm 2006, access date 08-11-2011
  5. ^ a b c d Swanson, Jenifer, ed. "Sleepwalking." Sleep Disorders Sourcebook. MI: Omnigraphics, 1999. 249–254, 351–352.
  6. ^ “Sleepwalk to Murder”. ngày 10 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ Lawrence Martin. “Can sleepwalking be a murder defense?”. lakesidepress.com. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.
  8. ^ “CNN - 'Sleepwalker' convicted of murder”. ngày 25 tháng 6 năm 1999. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ Rachel Nowak (ngày 15 tháng 10 năm 2004). “Sleepwalking woman had sex with strangers”. New Scientist. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2007.
  10. ^ a b c Lavie, Peretz, Atul Malhotra, and Giora Pillar. Sleep disorders: diagnosis, management and treatment: a handbook for clinicians. London: Martin Dunitz, 2002. 146–147.
  11. ^ Mahowald, Mark. "Sleepwalking". National Sleep Foundation.
  12. ^ T.An (2 tháng 1 năm 2006). “Mộng du - căn bệnh kỳ lạ nhất”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2016.
  13. ^ Simon Green (2007). Biological Rhythms, Sleep and Hypnosis.
  14. ^ a b Lê Hùng (22 tháng 7 năm 2016). “7 điều kỳ lạ về hiện tượng mộng du”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2016.
  15. ^ Kales, A.; Soldatos, C. R.; Bixler, E. O.; Ladda, R. L.; Charney, D. S.; Weber, G.; Schweitzer, P. K. (ngày 1 tháng 8 năm 1980). “Hereditary factors in sleepwalking and night terrors”. 137 (2): 111–118. doi:10.1192/bjp.137.2.111. PMID 7426840 – qua bjp.rcpsych.org. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  16. ^ Hirsch, Larissa. "Sleepwalking". KidsHealth, tháng 5 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]