Bước tới nội dung

Mộc Lan (ca sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mộc Lan
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhPhạm Thị Ngà
Tên gọi khácMộc Lan
Sinh1931
Hải Phòng, Liên bang Đông Dương
Mất10 tháng 5, 2015(2015-05-10) (83–84 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thể loạiNhạc tiền chiến
Tình khúc 1954–1975
Nghề nghiệpCa sĩ
Nhạc cụGiọng hát
Năm hoạt động1946–2015
Hợp tác với
Bài hát tiêu biểuĐi chơi chùa Hương
Giấc mơ hồi hương

Phạm Thị Ngà (1931 – 2015) nổi tiếng với nghệ danh Mộc Lan, là một nữ ca sĩ nhạc tiền chiến người Việt Nam. Bà cùng với nhạc sĩ Châu Kỳ từng là đôi song ca nổi tiếng trong làng âm nhạc trước năm 1975.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Thị Ngà, sinh năm 1931 tại Hải Phòng trong một gia đình có đến 8 người con, trong đó người cha đã qua đời từ khi bà còn nhỏ.[1][2]

Bà vào Sài Gòn từ rất sớm, cùng với người anh trai mình.[2] Bà đã gặp được nhạc sĩ Lê Thương, và cũng chính là người thầy dìu dắt bà. Nghệ danh Mộc Lan là do nhạc sĩ Lê Thương đặt cho.[1][3] Bà nổi tiếng với ca khúc Đi chơi chùa Hương của nhạc sĩ Trần Văn Khê vào thời điểm đó.[4] Tuy nhiên, lần đầu bà đứng trên sân khấu là vào năm 1947, với bài hát Trên sông Dương Tử của Lê Thương.[4]

Sau khi bà lấy nhạc sĩ Châu Kỳ, đôi song ca "Châu Kỳ - Mộc Lan" được hát trên Đài phát thanh Pháp Á với mức lương rất hậu hĩnh.[5][6] Ngoài đôi song ca "Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm", cặp vợ chồng ca sĩ Mộc Lan có số lượng khán giả rất đông.[5]

Năm 1954, bà bắt đầu đi hát trong ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng, và kết hợp cùng với Kim Tước, Châu Hà, tạo thành một nhóm tam ca có tên "Mộc Kim Châu".[1]

Sau năm 1975, bà ở lại Việt Nam cùng với đứa con gái bị bệnh tâm thần.[3][4] Bà qua đời vào ngày 11 tháng 5 năm 2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh do bị bệnh phổi.[1][4]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà kết hôn với nhạc sĩ Châu Kỳ vào năm 1949, sau đó ra Huế sống và tan vỡ vào năm 1952.[1][2][3][6]Bà kết hôn với người chồng thứ hai nhưng không mấy hạnh phúc, do bà cho rằng hắn là một tên đào mỏ.[3][4] Cuối cùng, bà kết hôn với một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa.[3][4]

Bà còn được rất nhiều người theo đuổi, trong đó có nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã sáng tác tặng bà bài hát Gửi người em gái miền Nam, và tặng hoa rất thường xuyên.[1][7]

Ca khúc tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà đã từng thu khá nhiều dĩa 45 vòng và 78 vòng thời điểm đó, nhưng vì thời cuộc nên một số dĩa bị thất lạc.[3]

* Nhớ nhung (Thẩm Oánh)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Lê Anh. “Danh ca Mộc Lan: Cuộc đời chìm nổi của họa mi gắn với những ông vua không ngai”. Đời Sống Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ a b c Hà Đình Nguyên. “Chuyện tình nghệ sĩ Mộc Lan - Bài 2: Hương sắc 60 năm trước”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ a b c d e f Hà Đình Nguyên. “Chuyện tình nghệ sĩ Mộc Lan - Bài 1: Gặp nữ danh ca”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ a b c d e f “Cuộc đời lận đận của danh ca Mộc Lan – Tài sắc vẹn toàn và hồng nhan bạc phận”. Nhạc xưa thời báo. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ a b Hà Hải Lăng. “Chuyện tình buồn của nhạc sĩ Châu Kỳ: 'Đừng nói xa nhau cho tâm hồn đau khổ'. Khám phá Huế (đăng lại từ Thể thao ngày nay). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ a b Tuy Hòa. “Chuyện tình nhạc sĩ Châu Kỳ: Thương cả giọt lệ đài trang”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ Hà Đình Nguyên. “Chuyện tình nghệ sĩ Mộc Lan - Bài 3: Giai thoại cuộc tình Đoàn Chuẩn - Mộc Lan”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.