Mường Báng
Mường Báng
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Mường Báng | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Tây Bắc Bộ | |
Tỉnh | Điện Biên | |
Huyện | Tủa Chùa | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°49′52″B 103°20′28″Đ / 21,83111°B 103,34111°Đ | ||
| ||
Diện tích | 56,30 km²[1] | |
Dân số (2022) | ||
Tổng cộng | 5.756 người[1] | |
Mật độ | 102 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 03250[2] | |
Mường Báng là một xã thuộc huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Mường Báng nằm ở phía nam huyện Tủa Chùa, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Xá Nhè
- Phía tây giáp huyện Mường Chà
- Phía nam giáp huyện Tuần Giáo
- Phía bắc giáp thị trấn Tủa Chùa và xã Sính Phình.
Xã Mường Báng có diện tích 56,30 km², dân số là 5.756 người,[1] mật độ dân số đạt 102 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Mường Báng được chia thành 3 đội: 5, 6, 10 và 10 thôn: Đông Phi, Háng Tơ Mang, Háng Trở, Kẻ Cải, Nà Áng, Phiêng Bung, Pú Ôn, Sung Ún, Từ Ngài 1, Từ Ngài 2.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sau năm 1975, Mường Báng là một xã thuộc huyện Tuần Giáo.
Ngày 15 tháng 12 năm 1977, xã Mường Báng được về huyện Tủa Chùa quản lý.[3]
Ngày 2 tháng 1 năm 1989, thành lập thị trấn Tủa Chùa trên cơ sở tách 215 ha diện tích tự nhiên và 1.835 người của xã Mường Báng (gồm bản Cáp và bản Quỳnh Giáo).[4]
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 815/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Điện Biên (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[5]. Theo đó, sáp nhập 11,91 km² diện tích tự nhiên và 4.255 người, gồm 14 thôn: Đội 1, Đội 2, Đội 3, Đội 4, Bản Ten, Bản Sẳng, Bản Én, Đội 7, Đội 8, Đội 9, Huổi Lực 1, Huổi Lực 2, Huổi Lếch, Đông Phi 2 và 12 hộ với 48 khẩu của Đội 10, 21 hộ với 105 khẩu của thôn Sông Ún[6] của xã Mường Báng vào thị trấn Tủa Chùa.
Xã Mường Báng còn lại 56,29 km² diện tích tự nhiên và 5.049 người.
Ngày 6 tháng 12 năm 2019, HĐND tỉnh Điện Biên ban hành Nghị quyết số 148/NQ-HĐND[7] về việc:
- Sáp nhập Đội 4 vào Bản Sẳng.
- Thành lập trên cơ sở Bản Báng trên cơ sở Đội 1 và Bản Én.
- Thành lập thôn Huổi Lực trên cơ sở thôn Huổi Lực I và thôn Huổi Lực II.
- Thành lập Bản Bó trên cơ sở Đội 8 và Đội 9.
- Thành lập thôn Háng Tơ Mang trên cơ sở thôn Háng Tơ Mang 1 và thôn Háng Tơ Mang 2.
- Thành lập thôn Háng Trở trên cơ sở thôn Háng Trở 1 và thôn Háng Trở 2.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Nghị quyết số 219/NQ-HĐND[8] về việc đổi tên thôn Đông Phi 1 thành thôn Đông Phi.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2023). Niên giám Thống kê tỉnh Điện Biên năm 2022. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên. tr. 31. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Quyết định số 328-CP năm 1977 về việc sáp nhập các xã Mường Bảng, Sáng Nhè và Mường Đun của huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu vào huyện Tủa Chùa cùng tỉnh”.
- ^ “Thị trấn Tủa Chùa Kỷ niệm 30 năm thành lập, đón Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Công bố Quyết định công nhận là đô thị loại V”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên. 2 tháng 1 năm 2019.
- ^ “Nghị quyết 815/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Điện Biên”.
- ^ HĐND tỉnh Điện Biên (26 tháng 8 năm 2019), “Nghị quyết số 123/NQ-HĐND ngày 26/08/2019 của HĐND tỉnh Điện Biên về việc thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên” (PDF), Công báo tỉnh Điện Biên
- ^ “Nghị quyết số 148/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh Điện Biên về sáp nhập, đổi tên các thôn, bản, đội, tổ dân phố thuộc các huyện: Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé và Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Thư viện Pháp luật. 6 tháng 12 năm 2019.
- ^ HĐND tỉnh Điện Biên (27 tháng 4 năm 2021), “Nghị quyết số 219/NQ-HĐND ngày 27/04/2021 của HĐND tỉnh Điện Biên về việc thành lập mới các bản thuộc huyện Mường Nhé; sáp nhập bản và tổ dân phố (TDP), đổi tên thôn, tổ dân phố (TDP) thuộc huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên” (PDF), Công báo tỉnh Điện Biên