Bước tới nội dung

Mô Lô Y Choi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mô Lô Y Choi
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1930 (94–95 tuổi)
Nơi sinh
Ea Trol, Sông Hinh. Phú Yên
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhà thơ
Gia đình
Vợ
Ksor H'Đô
Sự nghiệp văn học
Năm hoạt động1962 – nay
Tác phẩmCô gái vót chông

Mô Lô Y Choi (khoảng 1930), còn gọi là Mô Lô Y Clavi,[a] Ma Luê,[1] Oi Thinh, là một nhà thơ Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền của bài thơ "Cô gái vót chông" đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lô Mô Y Choi không rõ năm sinh thực sự, chỉ biết hồ sơ ghi chép ông sinh năm 1930. Ông là người Êđê,[3] nguyên quán tại buôn Thinh, xã Ea Trol, huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Năm 1946, ông nhập ngũ và tham gia Chiến tranh Đông Dương, chủ yếu chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Sau khi Hiệp định Genève được ký vào năm 1954, ông tập kết ra Bắc và được đào tạo văn hóa tại đây. Sau khi học tại Trường Sư phạm Miền núi Trung ương, ông tiếp tục theo học Cao đẳng Sư phạm Hải Dương và tốt nghiệp khóa đào tạo cán bộ lý luận văn hóa của Bộ Văn hóa.[4]

Năm 1962, ông được phân công phụ trách mảng văn nghệ của Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc. Từ đây, ông bắt đầu viết báo và sáng tác thơ văn. Năm 1966, ông trở lại Tây Nguyên, tham gia chiến đấu chống lại quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam và đảm nhận công tác tại Ban Tuyên huấn tỉnh Đắk Lắk. Sau khi Việt Nam tái lập hòa bình, năm 1977, ông trở về quê nhà và lần lượt làm công tác tuyên giáo tại hai huyện Sơn HòaSông Hinh của tỉnh Phú Yên. Năm 1989, ông nghỉ hưu theo chế độ nhưng được người dân địa phương bầu làm Bí thư Đảng ủy xã Ea Trol, Bí thư Chi bộ buôn Thinh, và trở thành già làng của buôn Thinh.[5]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Mô Lô Y Choi có khoảng 50 bài thơ bao gồm:

  • Cô gái vót chông[6][7]
  • Hát nữa đi em[8]
  • Biết ơn Bác Hồ
  • Có Đảng hôm nay
  • Ơn Bác mùa xuân[9]
  • A Rai mừng Đảng - mừng Xuân
  • Em của núi rừng
  • H’Ni
  • Em chờ
  • Tiếng hát Đam San
  • Còn giặc Mỹ cọp beo[10]

Trong đó, bài thơ nổi tiếng nhất, đồng thời là bài thơ đầu tay của ông là "Cô gái vót chông".[11] Năm 1965, bài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc sau khi đạt giải khuyến khích của Tuần báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.[12] Bài hát đã gắn liền với giọng hát của Nghệ sĩ nhân dân Tường Vi.[13] Đến nay, "Cô gái vót chông" vẫn là một trong những bài hát nhạc đỏ phổ biến và nổi tiếng.[14][15]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Mô Lô Y Choi lập gia đình với bà Ksor H'Đô, người được cho là nguyên mẫu của cô gái trong bài thơ "Cô gái vót chông". Người con trai cả của ông tên Luê, cũng là nguyên nhân cho cách gọi già làng "Ma Luê", tức cha của Luê.[16]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tên ông vốn là Mô Lô Y Choi, nhưng khi khi in sách, nhà xuất bản đã in nhầm thành Mô Lô Y Clavi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hải Sơn (25 tháng 1 năm 2012). “Da diết tình cảm đồng bào miền Trung với Bác”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Tú Ngọc (2000), tr. 653.
  3. ^ Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2001. tr. 267. OCLC 52853143. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Trình Kế (30 tháng 4 năm 2016). “Gặp tác giả bài thơ "Cô gái vót chông". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Hữu Toàn (6 tháng 9 năm 2013). “Mô hình tổ dòng họ tự quản bảo vệ bình yên buôn làng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ Lê Thị Bích Hồng (1 tháng 5 năm 2021). “Ca khúc phổ thơ kháng chiến chống Mỹ: Tiếng hát át tiếng bom”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ Mai Bửu Minh (26 tháng 1 năm 2008). “Đêm nhạc Hoàng Hiệp ở An Giang - "Trở về dòng sông tuổi thơ". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ Hội Nhà văn Việt Nam (2003), tr. 9.
  9. ^ Phan Xuân Luật (12 tháng 5 năm 2010). “Già làng Ma Luê làm thơ về Bác”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ “Về thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 24 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ Lò Ngân Sủn (2002), tr. 47.
  12. ^ Lò Ngân Sủn (2002), tr. 55.
  13. ^ Ngọc An (7 tháng 3 năm 2016). “Giọng ca vàng thưở ấy... bây giờ: 'Cô gái vót chông' Tường Vi”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ Phan Thế Hữu Toàn (7 tháng 5 năm 2016). “Gặp tác giả bài thơ "Cô gái vót chông" nơi thượng nguồn sông Hinh”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  15. ^ Nguyễn Quốc Khương (29 tháng 4 năm 2005). “Người không nhớ tuổi và chuyện”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  16. ^ Tuy Hòa (30 tháng 11 năm 2021). 'Cô gái vót chông' không chỉ thú vị ở giai điệu Tây Nguyên”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.