Mì bương bương
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Trung. (April 2022) Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
Loại | Mì sợi Trung Quốc |
---|---|
Xuất xứ | Trung Quốc |
Vùng hoặc bang | Thiểm Tây |
Mì bương bương | |||||||||||||||||
Phồn thể | 𰻞𰻞麵 / 麵 | ||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 𰻝𰻝面 / 面 | ||||||||||||||||
Bính âm Hán ngữ | biángbiáng miàn | ||||||||||||||||
| |||||||||||||||||
Tên tiếng Trung thay thế | |||||||||||||||||
Phồn thể | 油潑扯麵 | ||||||||||||||||
Giản thể | 油泼扯面 | ||||||||||||||||
Bính âm Hán ngữ | yóubō chěmiàn | ||||||||||||||||
|
Mì bương bương (𰻝𰻝面) (tiếng Trung: Biáng Biáng Miàn; tiếng Nhật: Byan Byan Men) là một loại mì khá phổ biến và xuất xứ từ vùng Quan Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tiếng Trung phát âm là biáng biáng miàn, tiếng địa phương thành phố Tây An phát âm thành biáng biǎng miān, tiếng Nhật là byan byan men.
Khái quát
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyên liệu chính là bột mì, sau khi cho thêm nước và muối ăn, hỗn hợp nguyên liệu bột mì sẽ được nhào trộn cho đều. Trước khi luộc, người ta dùng hai tay kéo bột với chiều rộng từ 2 đến 3 cm, sau đó cán mỏng ra. Hương vị món mì khá tương tự với món mì Udon của Nhật Bản, nhưng hình dạng của sợi mì thì khác nhau. Tùy theo chiều dài của thớt kéo mì sẽ quyết định độ dài của sợi mì, có khi dài đến 1 mét.
Mì Bương Bương đứng đầu trong Thiểm Tây thập đại quái (陝西十大怪 - 10 điều kỳ lạ của vùng Thiểm Tây[1]). Trong đó, mì Biang được nêu tên là 面条像裤带 (Sợi mì như sợi dây buộc quần).
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Liên quan đến danh xưng mì Bương Bương và chữ Hán của nó, hiện tại chỉ có giả thuyết, chưa thể xác định được.
Một trong những thuyết hợp lý nhất về danh xưng của chữ là do chữ "扁扁" (biàn biàn, HV: biên biên) mang nghĩa "bẹt, dẹt, rộng mà mỏng" tạo thành. Tại một số địa phương vùng tây bắc Trung Quốc, trong đó có vùng Thiểm Tây, có trường hợp âm "an" đọc chệch thành "ang". Trong quá trình phổ biến món mì này ra khắp các tỉnh thành Trung Quốc, âm "ang" cũng từ đó được nhiều người biết đến mà nguồn gốc của nó cũng dần bị quên lãng, kể cả văn tự, chỉ còn truyền lại âm đọc.
Ngoài ra cũng còn một thuyết đề cập đến âm thanh biáng biáng (bương bương) phát ra khi nấu mì hay tiếng gõ vào thớt tại các xe mì dạo.
Chữ Hán là một trong những chữ địa phương. Tuy nhiên, trong Khang Hy Từ điển thời nhà Thanh, cũng như trong các nghiên cứu Hán tự và nghiên cứu ngôn ngữ địa phương vùng Thiểm Tây đã được xuất bản tính đến thế kỷ XX.
Hán tự
[sửa | sửa mã nguồn]Cách viết
[sửa | sửa mã nguồn]Tùy theo cách viết (phồn thể, giản thể, kết hợp giản thể và phồn thể, thay đổi chi tiết chữ) mà chữ Bương được cấu thành từ 42 đến 68 nét. Đây cũng là chữ phức tạp nhất trong hệ thống Hán tự mà vẫn còn được sử dụng hiện tại. Tuy nhiên, chữ này không thấy xuất hiện trong các dạng tự điển thường dụng dưới dạng bỏ túi tại Trung Quốc như "Tân Hoa Từ điển", và kể cả những từ điển lớn như "Khang Hy Từ điển" hay "Trung Hoa Đại Từ điển". Mặt khác, kiểu gõ Unicode hiện tại và các loại máy vi tính thông thường cũng không thể nhập được từ này.
Cách nhớ
[sửa | sửa mã nguồn]Như đã trình bày ở trên, chữ「」là có cách viết phức tạp và khó nhớ, tuy nhiên cư dân vùng Thiểm Tây đã sáng tạo ra một bài thơ ngắn để hỗ trợ trong việc ghi nhớ cách viết (thứ tự từng nét) của chữ này.
一点上了天 |
Một vết phết lên trời, |
Thứ tự viết được tóm lược như sau: phiệt (丿), miên (宀), bát (八), ngôn (言), yêu (幺), yêu (幺), trường (長), trường (長), mã (馬), tâm (心), nguyệt (月), đao (刂), sước (辶).
Tham khảo:
[sửa | sửa mã nguồn]- Lunde, Ken (ngày 11 tháng 10 năm 2015). “Two Biángs Are Better Than One”. Adobe. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015.
- Lunde, Ken (ngày 17 tháng 9 năm 2015). “Proposal to add one character to UAX #45” (PDF). Unicode Consortium. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015.
- “USourceData-6.2.0.txt”. Unicode Consortium. ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015.