Bước tới nội dung

Mã Vĩ Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mã Vĩ Minh
马伟明
Chức vụ
Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 2012 – 22 tháng 10 năm 2022
9 năm, 348 ngày
Dự khuyết khóa XVIII, XIX, chính thức từ 31 tháng 10 năm 2019
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh6 tháng 4, 1960 (64 tuổi)
Dương Trung, Trấn Giang Giang Tô, Trung Quốc
Nơi ởVũ Hán, Hồ Bắc
Nghề nghiệpNhà khoa học
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ Kỹ thuật điện
Alma materĐại học Kỹ thuật Hải quân
Đại học Thanh Hoa
Tặng thưởngHuân chương Bát Nhất
Binh nghiệp
Thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Phục vụ Trung Quốc
Năm tại ngũ1978–nay
Cấp bậc Thiếu tướng
Đơn vị Hải quân

Mã Vĩ Minh (tiếng Trung giản thể: 马伟明, bính âm Hán ngữ: Mǎ Wěi Míng, sinh ngày 6 tháng 4 năm 1960, người Hán) là nhà khoa học về kỹ thuật điện và động lực hạm, tướng lĩnh quân đội, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Thiếu tướng Hải quân, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, từng là Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc. Ông là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng khóa XVIII, khóa XIX, được bầu bổ sung là Ủy viên chính thức từ 2019.

Mã Vĩ Minh là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, là Viện sĩ Viện Kỹ thuật Trung Quốc, Giáo sư, Tiến sĩ Kỹ thuật điện. Ông có sự nghiệp nghiên cứu khoa học, sáng chế và lãnh đạo các công trình, dự án chế tạo trang thiết bị kỹ thuật điện và động lực hàng hải phục vụ cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nhất là Hải quân thời hiện đại, được xem như là "cha đẻ của công nghệ máy phóng điện từ của Trung Quốc".[1]

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Mã Vĩ Minh sinh ngày 6 tháng 4 năm 1960 tại huyện Dương Trung, nay là thành phố cấp huyện Dương Trung thuộc địa cấp thị Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên ở Dương Trung, tốt nghiệp Trung học cấp cao Dương Trung vào năm 1978 và thi đỗ Học viện Kỹ thuật Hải quân (nay là Đại học Kỹ thuật Hải quân), tới thủ phủ Vũ Hán để nhập học vào tháng 9, tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật điện vào năm 1982. Ông theo học cao học cũng tại trường này, nhận bằng Thạc sĩ Kỹ thuật điện hàng hải (chuyên về thuyền, thiết giáp hạm) vào năm 1987, được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1985, tại Trường Hải quân. Năm 1993, ông được cử tham gia thi và đỗ Đại học Thanh Hoa để nghiên cứu sau đại học tại Khoa Kỹ thuật điện khóa 51, được hướng dẫn bởi Giáo sư Trương Cái Phàm[2] và trở thành Tiến sĩ Điện cơ vào năm 1996.[3][4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học kỹ thuật điện

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1987, sau khi nhận bằng thạc sĩ, Mã Vĩ Minh được Học viện Kỹ thuật Hải quân giữ lại trường làm giảng viên ở Khoa Kỹ thuật điện, đúng theo chuyên ngành của ông. Ở trường, ông lần lượt được phong chức danh phó giáo sư rồi giáo sư vào năm 1994, là trường hợp nhận học hàm giáo sư đặc biệt khi 34 tuổi và đang là thạc sĩ, chưa là tiến sĩ; là tiến sĩ sinh đạo sư, phụ trách hướng dẫn nghiên cứu sinh từ năm 1998, được cấp bằng kỹ thuật chuyên nghiệp hạng nhất. Đến năm 2001, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Kỹ thuật Trung Quốc và là viện sĩ trẻ tuổi nhất của viện hàn lâm cấp bộ này.[3][5]

Trong những năm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, Mã Vĩ Minh tập trung vào kỹ thuật điện và động lực hàng hải, các lĩnh vực cụ thể về sản xuất điện năng tích hợp hệ thống điện độc lập, công nghệ áp dụng cho điện tử công suất, tuơng thích điện từ (electromagnetic compatibility), công nghệ phóng điện từ, kỹ thuật tiếp cận năng lượng mới ở Trung Quốc.[6] Về nghiên cứu, ông phát triển hệ thống lý thuyết cơ bản về máy phát điện 12 pha, khắc phục các vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết trong và ngoài nước như cung cấp chỉnh lưu (AC–DC), dự đoán độ ổn định, triệt tiêu dao động tự nhiên, triệu tiêu nhiễu dẫn điện từ, chẩn đoán lỗi tổng hợp và bảo vệ ngắn mạch trong hệ thống.[7] Tất cả những nghiên cứu về kỹ thuật điện của ông đều được áp dụng cho quốc phòng, nhiều nghiên cứu được chế tạo thành sáng chế được cấp bằng. Trên thực tế, Mã Vĩ Minh đã tham gia và lãnh đạo việc phát triển các công nghệ liên quan đến máy phóng điện từ được sử dụng trên tàu sân bay Phúc Kiến (Type 003),[8] và sự phát triển của súng điện từ (railgun) trên tàu, đưa Trung Quốc trở thành nước thứ hai trên thế giới cùng Hoa Kỳ chế tạo được công nghệ này.[9] Cùng với việc lãnh đạo các dự án phát triển máy phóng điện từ và động cơ điện từ trên tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, ông được mệnh danh là "cha đẻ của công nghệ máy phóng điện từ của Trung Quốc" (中国电磁弹射技术之父).[1]

Chính trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1978, khi nhập học Học viện Kỹ thuật Hải quân, Mã Vĩ Minh cũng nhập ngũ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, phân công về Hải quân. Ở Đại học Kỹ thuật Hải quân, ông đảm nhiệm các chức vụ là Sở trưởng Sở nghiên cứu Kỹ thuật điện tử công suất, Chủ nhiệm Văn phòng Thí nghiệm trọng điểm khoa học và công nghệ Quốc phòng về kỹ thuật điện lực tổng hợp tàu thủy. Ở đoàn thể xã hội, đơn vị sự nghiệp khác, ông giữ các chức vụ như Đồng sự Hiệp hội Đóng tàu Trung Quốc, Thành viên Tiểu tổ thẩm định khoa học của Quỹ Khoa học tự nhiên Quốc gia Trung Quốc, Thành viên Tiểu tố Đánh giá kỹ thuật điện của Ủy ban Học vị Quốc vụ viện. Năm 2002, ông được phong quân hàm Thiếu tướng Hải quân. Ông ứng cử và trúng cử là Đại biểu của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa IX, XI, XII, XIII.[10] Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012–17,[11] được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc, một đoàn thể nhân dân đứng đầu về khoa học trong nhiệm kỳ này, từ ngày 3 tháng 6 năm 2016.[12] Tháng 10 năm 2017, ông tiếp tục tham gia đại hội đại biểu toàn quốc,[13][14][15] được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[16][17][18] Tới kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Trung ương vào ngày 31 tháng 10 năm 2019, Mã Vĩ Minh được bầu bổ sung làm Ủy viên chính thức.[19]

Công trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Mã Vĩ Minh đã công bố nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước, một số công trình nổi bật như:[20]

  • Mã Vĩ Minh; Lỗ Quân Dũng (2016). “电磁发射技术”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc phòng. Trường Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (06): 1–5.[liên kết hỏng]
  • Mã Vĩ Minh (2011). “电力电子在舰船电力系统中的典型应用”. Tạp chí Công nghệ và Kỹ thuật Điện. Hội Công nghệ và Kỹ thuật Điện Trung Quốc (05). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • Mã Vĩ Minh (2011). “新一代舰船动力平台综合电力系统”. Tri trức Binh khí. Hội Vũ khí Trung Quốc (03): 17–20.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  • Mã Vĩ Minh (2011). “风力发电变流器发展现状与展望”. Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc. Viện Kỹ thuật Trung Quốc (01).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  • Mã Vĩ Minh (2002). “舰船动力发展的方向——综合电力系统”. Tạp chí Đại học Kỹ thuật Hải quân. Đại học Kỹ thuật Hải quân Trung Quốc (06): 1–5. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • Mã Vĩ Minh (2002). “交直流电力集成技术”. Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc. Viện Kỹ thuật Trung Quốc (12): 53–59. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  • Mao Vĩ Minh (2001). “用于电机试验的多通道高速数据采集系统设计”. Kỹ thuật điện hàng hải (bằng tiếng Trung). Viện nghiên cứu hàng hải Vũ Hán (01): 1–5. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp khoa học và lao động của mình, Mã Vĩ Minh đã được trao nhiều giải thưởng, trong đó có:[21]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b 张明宇 (ngày 29 tháng 3 năm 2017). “中国突破航母关键技术:舰载机弹得出、拦得住”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “心血铸海防——追记海军工程大学张盖凡教授”. News Sina (bằng tiếng Trung). ngày 4 tháng 8 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b “马伟明:中国工程院最年轻的院士”. Thanh Hoa (bằng tiếng Trung). ngày 17 tháng 4 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ 李华山; 周襄楠 (ngày 1 tháng 4 năm 2019). "八一勋章"获得者马伟明院士做客清华电机系"景德讲坛"首讲”. Thanh Hoa (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “中国最年轻工程院院士诞生武汉”. CAS (bằng tiếng Trung). ngày 13 tháng 12 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ 季冰 (19 tháng 10 năm 2015). “国产航母电磁弹射器曝光 歼15或用新技术升空”. 大公网. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ 王家源; 俞曼悦 (ngày 1 tháng 8 năm 2019). “马伟明:制胜深蓝”. Bộ Giáo dục (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ 陈筠. “福建舰采传统动力却可电磁弹射 其庞大电力从何而来?”. VOA (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ ba sản xuất trong nước”. VietnamPlus. ngày 17 tháng 6 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ “全国人大代表信息-马伟明”. 全国人大网. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  11. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  12. ^ “电磁弹射专家马伟明当选中国科协全委会副主席”. 腾讯网. 3 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网. 新华网. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  14. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国网. 中国网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  15. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国政府网. 中国政府网. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  17. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  18. ^ “十九届中央委员、候补委员、中央纪委委员名单”. 国际在线. 国际在线. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  19. ^ 王佳宁 (ngày 31 tháng 10 năm 2019). “(受权发布)中国共产党第十九届中央委员会第四次全体会议公报”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  20. ^ “马伟明院士获奖感言批露中国海军全电推进、电磁弹射器研制”. 观察家网. 25 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2016.
  21. ^ “习近平向"八一勋章"获得者颁授勋章和证书”. 凤凰网. 28 tháng 7 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2017.
  22. ^ "国宝级"技术少将马伟明:两获军委一等功”. 腾讯网. 27 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  23. ^ “景海鹏、程开甲、王刚等10人被授予"八一勋章". 凤凰网. 28 tháng 7 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]