Bước tới nội dung

Cá hồng chấm đen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lutjanus russelli)
Cá hồng chấm đen
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. russellii
Danh pháp hai phần
Lutjanus russellii
(Bleeker, 1849)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Mesoprion russellii Bleeker, 1849
  • Lutianus nishikawae Smith & Pope, 1906
  • Lutianus orientalis Seale, 1910

Cá hồng chấm đen[2][3][4] (danh pháp: Lutjanus russellii) là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1849.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh russellii được đặt theo tên của Patrick Russell, bác sĩ phẫu thuậtnhà tự nhiên học người Scotland, người đã mô tả và minh họa nhưng không đặt tên cho loài cá này vào năm 1803.[5]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá hồng chấm đen có phân bố từ biển Nhật Bản trải dài về phía nam, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á ở Tây Thái Bình Dương đến Úc, về phía đông đến quần đảo SamoaTonga.[6] Quần thể mà trước đây được gán cho L. russelliiẤn Độ Dương đã được mô tả là một loài hợp lệ, tức Lutjanus indicus.[1]

Cá hồng chấm đen xuất hiện dọc theo vùng bờ biển Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[7] Loài này cũng thường được ghi nhận ở vùng cửa sông.[8][9]

Cá hồng chấm đen sống gần rạn san hô và mỏm đá, độ sâu trong khoảng 3–80 m; cá con thường thấy ở khu vực hạ lưu và đầm lầy ngập mặn.[10]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá hồng chấm đen là 50 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 30 cm.[10] Lưng và thân trên nâu nhạt, thân dưới và bụng màu trắng hồng, ánh bạc. Có một đốm đen ở thân sau, bị đường bên cắt ngang ở giữa. Các vây trong mờ.

Những cá thể dưới 20 cm SL (chiều dài tiêu chuẩn) đôi khi có vây bụng và vây hậu môn màu vàng tươi, và cũng có thể đốm đen không xuất hiện ở vài cá thể, được cho là tạm thời bị "tắt" đi.[11]

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16–17.[12]

Cá hồng chấm đen L. russellii có thể phân biệt với loài chị emL. indicus, dựa vào các sọc trên cơ thể. L. russellii trưởng thành không có sọc này, nhưng L. indicus có 7 sọc vàng-nâu ở hai bên thân. Tuy vậy, cá con L. russellii lại có các sọc này nhưng lại dày hơn (cá thể >5 cm SL không có đặc điểm này).[13]

Một điểm khác biệt nhỏ hơn, là đốm đen ở thân sau của L. russellii bị đường bên cắt ngang ngay giữa, trong khi đốm của L. indicus nằm hầu hết ở trên đường bên, chỉ khoảng một hàng vảy dưới của đốm là nằm dưới nó.[14]

Mặc dù không có sự khác biệt về đặc điểm đo lường hình tháichỉ số đếm, kết quả phân tích gen đã cho thấy chúng là hai loài tách biệt nhau. Cũng trong kết quả này, người ta nhận thấy một nhóm L. russelliiTây ÚcQueensland có sự khác biệt tối thiểu 2% trong đoạn gen tiểu đơn vị cytochrome c oxidase I. Chưa rõ đó có phải là một loài ẩn sinh khác thuộc phức hợp L. russellii hay không.[15]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của cá hồng chấm đen bao gồm cá nhỏ hơn và một số loài thủy sinh không xương sống khác.[10] Tuổi cao nhất được ghi nhận ở cá hồng chấm đen là 17 năm.[1] Sự phát triển ấu trùng của cá hồng chấm đen lần đầu tiên được mô tả và minh họa.[16]

Giá trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ những năm 1990, cá hồng chấm đen đã được nhân giống và nuôi lồng biển, trở thành một nguồn thủy sản quan trọng ở nước này.[17] Loài này cũng được nuôi trong lồng lưới nổi ở Singapore, Malaysia, Thái LanPhilippines.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Russell, B.; Lawrence, A.; Myers, R.; Carpenter, K. E. & Smith-Vaniz, W. F. (2016). Lutjanus russellii. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194334A2313677. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T194334A2313677.en. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ “Danh sách các loài thủy sản cấu thành nên sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu (ban hành kèm theo công văn số 3997/TS-KHCN ngày 31/12/2001)” (PDF).
  3. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  4. ^ Hoàng Đình Trung; Võ Văn Quý; Nguyễn Duy Thuận; Nguyễn Hữu Nhật; Nguyễn Thị Hà Giang (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên và định hướng sử dụng bền vững” (PDF). Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 149–157. doi:10.15625/vap.2020.00018.
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Mesoprion russellii. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  8. ^ Trần Công Thịnh; Võ Văn Phú; Nguyễn Phi Uy Vũ; Bùi Đức Lĩnh (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang” (PDF). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. 2: 97–111. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thành Nam (2015). “Đa dạng loài cá ở vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus russellii trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  11. ^ Allen và cộng sự (2013), tr.44 và 46
  12. ^ William D. Anderson & Gerald R. Allen (2001). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 5. Bony fishes part 3. Roma: FAO. tr. 2891. ISBN 92-5-104302-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  13. ^ Allen và cộng sự (2013), tr.39
  14. ^ Allen và cộng sự (2013), tr.40
  15. ^ Allen và cộng sự (2013), tr.46
  16. ^ Leu, Ming-Yih; Liou, Chying-Hwa (2013). “The larval development of the Russell's snapper, Lutjanus russellii (Teleostei: Lutjanidae) reared under laboratory conditions”. Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom. 93 (6): 1695–1701. doi:10.1017/S0025315413000131. ISSN 0025-3154.
  17. ^ Wan-shu, Hong; Qi-yong, Zhang (2002). “Artificial propagation and breeding of marine fish in China”. Chinese Journal of Oceanology and Limnology. 20 (1): 41–51. doi:10.1007/BF02846610. ISSN 1993-5005.