Bước tới nội dung

Cá nóc nhím gai móc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lophodiodon)
Cá nóc nhím gai móc
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Diodontidae
Chi (genus)Lophodiodon
Fraser-Brunner, 1943
Loài (species)L. calori
Danh pháp hai phần
Lophodiodon calori
(Bianconi, 1854)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Diodon calori Bianconi, 1854
  • Lophodiodon nigropunctatus Smith, 1957

Cá nóc nhím gai móc,[1] hay cá nóc nhím gai dẹp,[2] tên khoa họcLophodiodon calori, là loài cá biển duy nhất thuộc chi Lophodiodon trong họ Cá nóc nhím. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1854.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lophodiodon được ghép bởi lóphos (λόφος; "mào") trong tiếng Hy Lạp cổ đạidiodon, tên gọi của một chi cá nóc nhím, hàm ý đề cập đến một số gai ở phía trước đầu có đến hai gốc chân so với các loài Diodon thực sự.[3]

Từ định danh calori tuy không được giải nghĩa nhưng gần như chắc chắn để tri ân bạn đồng môn của tác giả Bianconi tại Đại học Bologna, Luigi Calori (1807 – 1896), một bác sĩ và giáo sư giải phẫu người.[3]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nóc nhím gai móc được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ bờ biển Đông Phi trải dài về phía đông đến Biển Đông, ngược lên phía bắc đến Oman, giới hạn phía nam đến ÚcNam Phi.[4]

Cá nóc nhím gai móc sống trên nền đáy cát lẫn đá vụn, có thể được thu thập ở độ sâu đến 100 m.[5]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc nhím gai móc là 30 cm.[5] Đầu và thân màu vàng nâu hoặc vàng sẫm, bụng trắng xám. Có một vằn đen từ trán băng qua dọc mắt xuống dưới cằm. Hai bên lườn bụng có ba vệt nâu xám với các chấm vàng. Gốc vây lưng màu đen, các vây khác xám nhạt.[2]

Số tia vây ở vây lưng: 10–12; Số tia vây ở vây hậu môn: 10–12; Số tia vây ở vây ngực: 22–24.[2][5]

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo kết quả khảo sát ở Việt Nam vào năm 2004–2005 thì chưa thấy độc tính ở cá nóc nhím gai móc, nhưng điều này không có nghĩa là trong tương lai chúng hoàn toàn không có độc.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b c Trần Thị Hồng Hoa (2013). “Họ cá nóc nhím Diodontidae ở Việt Nam” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5: 74–79. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Diodon calori. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lophodiodon calori trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.