Bước tới nội dung

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 4

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 4
← 3
(2014) ·
4 (2016) · 5
(2018) →
Lễ khai mạc
Phim chiếu mở mànI, Daniel Blake Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandPhápBỉ
Địa điểmHà Nội, Việt Nam
Thành lập2010
Sáng lập
Giải thưởngBest Feature Film:
Hồi ức / Remember Canada
Best Short Film:
Ba thay đổi của Ofelia / Three Variations of Ofelia México
Số phim tham gia146
Ngày tổ chức1–5 tháng 11 năm 2016
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Anh
Trang web chính thức
Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 4 là lần thứ 4 tổ chức của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội với khẩu hiệu "Điện ảnh - Hội nhập và phát triển bền vững". Liên hoan phim khai mạc vào ngày 1 tháng 11 năm 2016 và bế mạc vào ngày 5 tháng 11 năm 2016 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.[1] Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 4 thu hút 550 bộ phim đăng ký tham dự, trong đó có trên 300 phim dài và trên 200 phim ngắn từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ban Tổ chức đã chọn được 146 bộ phim từ 43 quốc gia, vùng lãnh thổ để tham dự các chương trình liên hoan. Điện ảnh Việt Nam góp mặt trong tất cả các hạng mục tại Liên hoan phim với 29 bộ phim trong đó có 2 phim dài, 10 phim ngắn và 17 phim ở các thể loại được chọn chiếu trong chương trình Toàn cảnh điện ảnh thế giới, Phim Việt Nam đương đại và Chùm phim ASEAN.[2]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hoan phim diễn ra từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 5 tháng 11 năm 2016, với các hoạt động như chiếu phim, giao lưu nghệ sĩ – khán giả, tọa đàm, hội thảo, trại sáng tác, chợ phim… tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, các rạp Kim Đồng, Tháng Tám, Ngọc Khánh, cụm CGV Vincom Nguyễn Chí Thanh, cụm CGV Mipec Tower 229 Tây Sơn... Lịch chiếu, chương trình cụ thể sẽ có tại các rạp chiếu. Đặc biệt, sẽ có buổi chiếu phim ngoài trời giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu đến từ các nền điện ảnh Italia tại quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Kèm theo hoạt động chiếu phim ngoài trời là trình diễn thời trang (đối với các buổi chiếu phim của Italia, Việt Nam), và gặp gỡ ngôi sao điện ảnh (các buổi chiếu phim Hàn Quốc).

Liên hoan phim năm nay thu hút hơn 500 bộ phim trong đó có gần 300 phim dài và hơn 200 phim ngắn từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ như Yemen, Philippines, Nhật Bản, Bỉ, Israel, Pháp, Hungary, Brazil, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Đức, Nga, Anh, Chile, Cambodia, Sri Lanka, Na Uy, Ghana, Kazakhstan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Serbia, Mexico, Thụy Điển, Hàn Quốc, Iran, Mỹ, Balan, Séc, Slovakia, Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ… và các nước thành viên ASEAN đăng ký gửi đến dự thi.[3]

Nghi lễ – Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô:

  • Lễ khai mạc, 1 tháng 11
  • Lễ bế mạc, 5 tháng 11

Hoạt động chuyên môn – Khách sạn Daewoo Hà Nội:

  • Triển lãm của Viện phim Việt Nam: Bối cảnh Việt Nam trong phim nước ngoài, 15 tháng 11
  • Trại sáng tác HANIFF và Chợ dự án phim được tổ chức song song, 14 tháng 11
  • Tọa đàm:
    • Hợp tác sản xuất, phát hành phim giữa nước thành viên ASEAN, 4 tháng 11
    • Điện ảnh Ấn Độ hợp tác và phát triển, 3 tháng 11
  • Buổi giới thiệu phim Đảo của dân ngụ cư / The Way Station, 4 tháng 11

Chiếu phim tại các rạp – Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Rạp Tháng Tám, rạp Kim Đồng, Rạp Ngọc Khánh, Rạp CGV Vincom Center Nguyễn Chí Thanh, Rạp CGV Mipec Tower:

  • 6 cụm rạp tại Hà Nội đã tham gia trình chiếu bộ phim trong 5 ngày diễn ra LHP. Trung tâm Chiếu phim Quốc gia là nơi duy nhất phát hành vé cho tất cả các cụm rạp, tất cả các suất chiếu đều miễn phí, 29 tháng 10 – 5 tháng 11
    • Trung tâm Chiếu phim Quốc gia: có 75 suất chiếu với các phim tranh giải ở hai hạng mục quan trọng nhất là phim truyện dài và phim ngắn tranh giải. Ngoài ra còn có phim Asean, phim Ấn Độ, phim trong chương trình Toàn cảnh điện ảnh thế giới. Các suất chiếu mở màn: chiều Thứ Ba, ngày 1 tháng 11, thay vì sau lễ khai mạc như trước
    • Rạp Tháng Tám và rạp Kim Đồng: có 50 suất chiếu, trong đó 28 suất chiếu phim Việt Nam, 5 suất chiếu phim Ý và 17 suất chiếu phim trong chương trình Toàn cảnh Điện ảnh Thế giới.
    • Rạp Ngọc Khánh: có 24 suất chiếu, trong đó 3 suất chiếu phim ngắn, 3 suất chiếu phim Việt Nam, 6 suất chiếu trong chương trình Toàn cảnh Điện ảnh Thế giới, 7 suất chiếu phim Asean, 5 suất chiếu phim Ý.
    • Rạp CGV Vincom Center Nguyễn Chí Thanh
    • Rạp CGV Mipec Tower

Chiếu và chiếu phim ngoài trời - Quảng trường Tượng đài Lý Thái Tổ:

  • Phim Miracle in Milan với buổi trình diễn thời trang Ý của nhà thiết kế Riccardo Bianco, 2 tháng 11
  • Phim tài liệu SMTown: The Stage và phần giao lưu với ca sĩ Hàn Quốc Jis và Juni nhóm Offroad, 3 tháng 11
  • Phim Taxi, What’s Your Name? / Taxi, em tên gì? với buổi trình diễn thời trang áo dài của nhà thiết kế Lan Hương, 4 tháng 11

Ban giám khảo, cố vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

[4]

Chương trình phim dự thi (Competition)

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim dài (Feature-Length Film)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Régis Wargnier: đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch - Chủ tịch Pháp
  • Geraldine Chaplin: diễn viên - Thành viên Hoa Kỳ
  • Ông Adoor Gopalakrishnan: đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch - Thành viên Ấn Độ
  • Bà Maria Izadora Calzado: diễn viên - Thành viên Philippines
  • Ông Đào Bá Sơn: đạo diễn, diễn viên - Thành viên Việt Nam

Phim ngắn (Short Film)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Maxine Williamson: đạo diễn - Chủ tịch Úc
  • Ông Philip Cheah: nhà làm phim - Thành viên Singapore
  • Bà Nguyễn Thị Phương Hoa: đạo diễn - Thành viên Việt Nam

Mạng lưới khuyến khích điện ảnh châu Á (NETPAC's Award)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Eduardo Lejano: đạo diễn, nhà báo - Chủ tịch Philippines
  • Ông Ehud Aloni: đạo diễn - Thành viên Israel
  • Ông Đoàn Minh Tuấn: biên kịch, nhà báo - Thành viên Việt Nam

Trại sáng tác HANIFF (The HANIFF Campus) và Chợ dự án phim (The Film Market)

[sửa | sửa mã nguồn]

Giảng viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Jo Sung-hee: đạo diễn - Lớp đạo diễn Hàn Quốc
  • Ông Kwon Seong-hwi: biên kịch - Lớp biên kịch Hàn Quốc
  • Bà Maike Mia Höhne: người phụ trách hạng mục Phim ngắn của Liên hoan phim quốc tế Berlin - Lớp diễn xuất Đức

Giám khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Phim dự thi

[sửa | sửa mã nguồn]

12 phim được chọn để tranh giải ở hạng mục Phim dài:[5][6]

Tựa Đạo diễn
Birds with Large Wings Ấn Độ Dr. Biju
Blossoming Into a Family Nhật Bản Hayashi Hiroki
Cemetery of Splendour dagger Thái Lan Apichatpong Weerasethakul
Fundamentally Happy dagger Singapore Lei Yuan Bin, Tan Bee Thiam
Green Carriage dagger Nga Oleg Assadulin
Inadaptable dagger Iran Ebrahim Ebrahimian
Trúng số Việt Nam Dustin Nguyễn
Marguerite Pháp Cộng hòa Séc Bỉ Xavier Giannoli
One Way Trip dagger Hàn Quốc Choi Jeong-yeol
Ordinary People dagger Philippines Eduardo Roy Jr.
Remember dagger Canada Atom Egoyan
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Việt Nam Victor Vu

Chú thích

  • Thanh giá dagger thể hiện phim C16 (cấm trẻ em dưới 16 tuổi)

Phim ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]

30 phim được chọn để tranh giải ở hạng mục Phim ngắn, được chia làm 5 buổi chiếu phim:[7][8]

Buổi 1:

  • Mr. Mirror Man (Phim hoạt hình, 10′) México
  • Three Variations on Ofelia (15′) México
  • The Bridge (18′) Hàn Quốc
  • Love Comes Later (10′) Hoa Kỳ Ấn Độ
  • A New Home (15′) Slovenia
  • I Love Anna (11′) Phần Lan
  • Young Mother on Vài Thai Peak / Người mẹ trẻ trên đỉnh Vài Thai (Phim tài liệu, 29′) Việt Nam

Buổi 2:

  • Suspendu (15′) Thụy Sĩ
  • To the Top (17′) Thụy Sĩ
  • Day Before Chinese New Year (Phim tài liệu, 23′) Trung Quốc
  • God Must Be Deaf (Phim hoạt hình, 8′) Sri Lanka
  • Sweet Bloom of Nighttime Flower (15′) Singapore
  • Dedicated to Grandpa Điều / Dành tặng ông Điều (Phim tài liệu, 23′) Việt Nam

Buổi 3:

  • Study of a Singaporean Face (Phim tài liệu, 4′) Singapore
  • Heart of the Land (Phim tài liệu, 30′) Phần Lan
  • Distance Between Us (27′) Hàn Quốc
  • Different (6′) Uzbekistan
  • Seide (12′) Kyrgyzstan
  • Another City / Một thành phố khác (25′) Việt Nam

Buổi 4:

  • Sibol (18′) Philippines
  • Agus and Agus (16′) Indonesia
  • Kousayla (20′) Algérie Thụy Sĩ
  • The Moon of Seoul (22′) Hàn Quốc
  • Everlasting Hope / Vọng phu nơi đầu sóng (Phim tài liệu, 30′) Việt Nam

Buổi 5:

  • White Cat and Black Cat / Mèo Trắng và Mèo Mun (Phim hoạt hình, 10′) Việt Nam
  • The Surfaces / Những mặt phẳng (Phim hoạt hình, 10′) Việt Nam
  • The Sunflower / 'Bông hoa mặt trời (Phim hoạt hình, 10′) Việt Nam
  • Aspiration for Life / Khát vọng người (Phim tài liệu, 28′) Việt Nam
  • Pleco Fish / Cá dọn bể (13′) Việt Nam
  • Tomorrow / Ngày mai (15′) Việt Nam

Chương trình Phim không dự thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Những bộ phim đã được chọn cho các chương trình chiếu ngoài chương trình phim dự thi:[9][10][11]

Chú thích

  • Thanh giá dagger thể hiện phim C16 (cấm trẻ em dưới 16 tuổi)

Phim chiếu mở màn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Toàn cảnh Điện ảnh Thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chùm phim ngắn Berlinale: Buổi 1

  • A Man Returned (30′) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Đan Mạch Hà Lan dagger
  • Freud and Friends (30′) Bồ Đào Nha Thụy Sĩ dagger
  • Ten Meter Tower / Hopptornet (17′) Thụy Điển dagger
  • In the Soldier's Head (Phim hoạt hình, 4′) Hoa Kỳ Pháp dagger
  • Moms On Fire (Phim hoạt hình, 13′) Thụy Điển dagger

Chùm phim ngắn Berlinale: Buổi 2

  • Batrachian's Ballad / Balada de um Batráquio (Phim tài liệu, 11′) Bồ Đào Nha dagger
  • Love (Phim hoạt hình, 15′) Pháp Hungary dagger
  • Personne (15′) Đức dagger
  • Reluctantly Queer (8′) Hoa Kỳ Ghana dagger
  • Jin Zhi Xia Mao / Anchorage Prohibited (Phim tài liệu, 16′) Đài Loan dagger

"7 chữ cái" - Chùm phim ngắn Singapore

  • Cinema (20′) Singapore
  • That Girl (18′) Singapore
  • The Flame (17′) Singapore
  • Bunga Sayang (12′) Singapore
  • Pineapple Town (15′) Singapore
  • Parting (12′) Singapore
  • GPS (Grandma Position System) (23′) Singapore

Chùm phim ngắn quốc tế

  • When the Heron Flies (18′) Pháp
  • Barnyard Acer (Phim hoạt hình, 15′) México
  • The Last Supper (6′) México
  • Pickman's Model (Phim hoạt hình, 11′) México
  • Operation Commando (21′) Thụy Sĩ
  • Zéro m2 (19′) Pháp
  • The Dog's Lullaby (10′) Philippines
  • A Halt (6′) Phần Lan
  • The Teacher and Flowers / El maestro y la flor (Phim hoạt hình, 9′) México
  • Returned (12′) Sri Lanka

Chương trình Tiêu điểm: Điện ảnh Ấn Độ Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Điện ảnh Ý Ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Caterina in the Big City / Caterina va in città – Paolo Virzì (2003)
  • Journey to Italy / Viaggio in ItaliaRoberto Rossellini (1954)
  • Me, Them and Lara / Io, loro e Lara – Carlo Verdone (2010)
  • Miracle in Milan / Miracolo a MilanoVittorio De Sica (1951)
  • Rocco and His Brothers / Rocco e i suoi fratelliLuchino Visconti (1960)

Chương trình Điện ảnh ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

[sửa | sửa mã nguồn]

Chùm phim Việt Nam đương đại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếu phim ngoài trời

[sửa | sửa mã nguồn]
  • SMTown: The Stage – Bae Sung-sang Hàn Quốc (Phim tài liệu)

Danh sách đề cử và chiến thắng

[sửa | sửa mã nguồn]

[12]

Chú thích

Tựa phim thể hiện phim giành giải xuất sắc nhất
Tựa phim thể hiện phim giành giải Ban giam khảo
Phim dài xuất sắc nhất & Giải Ban giám khảo
Đạo diễn xuất sắc nhất
  • Eduardo Roy Jr. – Gia đình Philippines
    • Choi Jeong-yeol – Ngày tươi đẹp Hàn Quốc
    • Atom Egoyan – Hồi ức Canada
Diễn viên nam chính xuất sắc nhất
  • Christopher Plummer Hồi ức (vai Zev Guttman) Canada
    • Joshua Lim – Hạnh phúc căn bản (vai Eric Sim Guang Yeow) Singapore
    • Ronwaldo Martin – Gia đình (vai Aries) Philippines
Diễn viên nữ chính xuất sắc nhất
Biểu dương đặc biệt của Ban giám khảo

Phim ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
Phim ngắn xuất sắc nhất & Giải Ban giám khảo
  • Ba thay đổi của Ofelia – Paulo Riqué México
  • Trái tim của Đất – Kaisa 'Kaika' Astikainen Phần Lan
    • Gương mặt người Singapore – Kan Lume, Megan Wonowidjoyo Singapore
    • Một thành phố khác – Phạm Ngọc Lân Việt Nam
    • Những mặt phẳng – Trần Khánh Duyên Việt Nam
Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất

Giải NETPAC

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chuyến xe màu xanh – Oleg Assadulin Nga

Giải thưởng khác: People's Choice Awards

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải Phim dài dự thi hay nhất do khán giả bình chọn
Giải Khán giả bình chọn phim Việt Nam được yêu thích nhất

Giải thưởng các chương trình trong khuôn khổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trại sáng tác HANIFF (The HANIFF Campus)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Học viên xuất sắc nhất - Lớp đạo diễn (Best Student Director): Lê Quỳnh Anh, Hà Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Lương Diệu Hằng Việt Nam
  • Học viên xuất sắc nhất - Lớp biên kịch (Best Student Screenwriter): Đào Thu Hằng Việt Nam
  • Học viên xuất sắc nhất - Lớp sản xuất (Best Student Producer): Nguyễn Hà Lê Việt Nam

Chợ dự án phim (The Film Market)

[sửa | sửa mã nguồn]
Dự án xuất sắc nhất
(Best Project)
Giải thưởng của Ban giám khảo
(Jury's Award)
  • One Summer Day Myanmar
    • Roommate Service Việt Nam
    • XXYY Việt Nam
    • 7 Bullets Singapore
    • Culi Never Cries (Con cu li không bao giờ khóc) Việt Nam
    • Those Who Survive Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
    • Han Mac Tu prequel (Hàn Mặc Tử ngoại truyện) Việt Nam
    • Song in My Heart Việt Nam
  • Roommate Service Việt Nam

Chú thích và tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần IV diễn ra trong 5 ngày”.
  2. ^ “Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2016 quy tụ nhiều nền điện ảnh lớn”.
  3. ^ “LHP quốc tế Hà Nội lần 4: Phong phú cả số lượng phim và nền điện ảnh tham dự”.
  4. ^ “Lộ diện các giám khảo "đình đám" của LHP Quốc tế Hà Nội lần IV”.
  5. ^ “12 phim dài tranh giải Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội”. daibieunhandan.vn. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2016.
  6. ^ “Phim dài”. haniff.vn. ngày 21 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2016.
  7. ^ “Công bố 30 phim ngắn dự thi Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2016”. hanoimoi. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ “Phim ngắm”. haniff.vn. ngày 3 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2016.
  9. ^ “Phim tham dự”. haniff.vn. ngày 28 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.
  10. ^ “Lịch chiếu phim”. haniff.vn. ngày 28 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.
  11. ^ “Tinh hoa điện ảnh tề tựu về LHP quốc tế Hà Nội”. tuoitre.vn. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2016.
  12. ^ “Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội”.