Bước tới nội dung

Liên bang Bosna và Hercegovina

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên bang Bosna và Hercegovina
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
  • Federacija Bosne i Hercegovine
    Федерација Босне и Херцеговине
Quốc kỳ Quốc huy
Bản đồ
Vị trí của
Vị trí của
Liên bang Bosna và Hercegovina (đỏ) thuộc Bosna và Hercegovina (trắng xám) và lục địa châu Âu (trắng).
Vị trí của
Vị trí của
Liên bang Bosna và Hercegovina (vàng) thuộc Bosna và Hercegovina.
Hành chính
Hệ thống Nghị trường
Tổng thốngŽivko Budimir
Thủ tướngNermin Nikšić
Thủ đôTešanj
Thành phố lớn nhấtSarajevo
Địa lý
Diện tích26,110.5 km²
10,085 mi²
Múi giờCET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
Lịch sử
Thực thể của Bosna và Hercegovina
18 tháng 3 năm 1994Thành lập
14 tháng 12 năm 1995Được công nhận trong Hiến pháp Bosna và Hercegovina
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Bosna

Tiếng Croatia

Tiếng Serbia
Dân số ước lượng (2009)2.327.318[1] người
Dân số (1996)2.444.665 người
Mật độ
303,86 người/mi²
Đơn vị tiền tệMark (BAM)
Lái xe bênphải
Ghi chú

  • Người tị nạn tại nước ngoài cũng được tính

Liên bang Bosna và Hercegovina (tiếng Bosna, tiếng Croatia, tiếng Serbia: Federacija Bosne i Hercegovine, tiếng Serbia chữ Kirin: Федерација Босне и Херцеговине) là một trong hai thực thể chính trị cấu thành quốc gia có chủ quyền Bosna và Hercegovina, với thực thể còn lại là Cộng hòa Srpska. Liên bang Bosna và Hercegovina có phần lớn dân cư là người Bosnangười Bosnia gốc Croatia, do vậy liên bang này cũng có khi được gọi là Liên bang của người Bosna-Croatia. Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Anh hiện nay, tên gọi chủ yếu của liên bang này trên các phương tiện truyền thông tại Việt NamLiên bang Bosnia và Herzegovina.

Liên bang được thành lập cùng với việc ký Hiệp định Washington vào ngày 18 tháng 3 năm 1994, Hiệp định này thành lập các thực thể chính trị hợp thành và hoạt động cho đến tháng 10 năm 1996. Liên bang ngày nay có thủ đô, chính phủ, tổng thống, nghị viện, cơ quan thuế và cơ quan cánh sát riêng. Ngoài ra còn có hệ thống bưu điện riêng và hãng hàng không quốc gia riêng (BH Airlines). Liên bang có quân đội của mình, Quân đội Liên bang Bosna và Hercegovina, mặc dù cùng với Quân đội Cộng hòa Srpska, lực lượng này đã là thành phần hợp nhất đầy đủ của Lực lượng vũ trang Bosna và Hercegovina, được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Bosna và Hercegovina vào ngày 6 tháng 6 năm 2006.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bosna và Hercegovina nguyên là một trong 6 nước cộng hòa của Liên bang Nam Tư. Năm 1991, 43% dân số toàn cộng hòa là người Hồi giáo (đổi tên thành người Bosna/Bosniak) năm 1993, 31% là người Serb và 17% là người Croatia, phần còn lại tự coi mình là người Nam Tư hay dân tộc khác. Cuộc bầu cử dân chủ đa đảng đầu tiên trong nước cộng hòa được tổ chức vào ngày 18 tháng 11 năm 1990. Hầu hết ghế trong Nghị viện đều rơi vào các đảng chính trị đại diện cho 3 cộng đồng dân cư: Đảng Dân chủ Hành động, Đảng Dân chủ người Serb và Liên hiệp Dân chủ người Croatia. Ba đảng đạt được một thỏa thuận chia sẻ quyền lực trong tất cả các thành phần của chính phủ và các thể chế công.

Trong một buổi họp vào các ngày 14 và 15 tháng 10 năm 1991, Nghị viện phê chuẩn "Bản ghi nhớ về Chủ quyền" và sẵn sàng tiến hành giống như SloveniaCroatia. Bản ghi nhớ được thông qua mặc dù có sự chống đối của 73 nghị sĩ người Serb thuộc các Đảng Dân chủ người Serb (đảng chính của người Serb trong nghị viện), cũng như của Phong trào Đổi mới người Serb và Liên hiệp các Lực lượng Cải cách, các đảng này coi việc thông qua này là bất hợp pháp.[2][3] Vào ngày 24 tháng 10 năm 1991, các Nghị sĩ người Serb thành lập Hội đồng của người Serb tại Bosna và Hercegovina (Skupština srpskog naroda u Bosni i Hercegovini) và coi đây là đại diện tối cao và là cơ quan lập pháp của người Serb và chấm dứt liên minh ba đảng. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1992, Hội đồng tuyên bố Cộng hòa người Serb tại Bosna và Hercegovina (Republika srpskog naroda Bosne i Hercegovine) và coi đây là một phần của Nam Tư

Vào ngày 28 tháng 2 năm 1992, Hội đồng thông qua Cộng hòa người Serb tại Bosna và Hercegovina (thay thế cho tên cũ Republika srpskog naroda Bosne i Hercegovine). Lãnh thổ của quốc gia này bao gồm các địa hạt, đô thị tự trị và các vùng nơi người Serb chiếm đa số và cũng ở những nơi mà họ là thiểu số bởi sự ngược đãi trong chiến tranh thế giới thứ hai. Cộng hòa là một phần của Nam Tư và gia nhập liên bang với tuyên bố là thực thể chính trị đại diện cho các dân tộc khác nhau của Bosna và Hercegovina.

Nghị viện Bosna và Hercegovina, không có sự tham gia của các nghị sĩ người Serb đã tổ chức trưng cầu dân ý về độc lập cho Bosna và Hercegovina vào ngày 29 tháng 2 và ngày 1 tháng 3 năm 1992, nhưng đã bị hầu hết người Serb tẩy chay. Trước đó (9-10/11/1991), Hội đồng đã tổ chức một cuộc trưng cầu khác tại các vùng của người Serb, với kết quả là 96% lựa chọn trở thành một thành viên của Liên bang Nam Tư.[4] Cuộc trưng cầu sau có 64% cử tri đi bỏ phiếu và 92,7% hay 99% (theo nhiều nguồn) ủng hộ độc lập.[5] Vào ngày 6 tháng 3, Nghị viện Bosna và Hercegovina công bố kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, tuyên bố thành lập một nước cộng hòa độc lập tách khỏi Nam Tư. Các chuyên gia luật pháp người Serb phủ nhận tính hợp pháp của cả hai viêc trưng cầu dân ý và tuyên bố độc lập. Cộng hòa độc lập này sau đó đã được Cộng đồng châu Âu công nhận ngày 6 tháng 4 năm 1992 và sau đó là Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 4 cùng năm. Cùng ngày đó Hội đồng của người Serb trong buổi họp tại Banja Luka tuyên bố cắt đứt quan hệ chính thức với Bosna và Hercegovina. Các tên Cộng hòa Srpska được Hội đồng thông qua vào ngày 12 tháng 8 năm 1992.

Liên bang Bosna và Hercegovina được hình thành theo sau Hiệp định Washington vào tháng 3 năm 1994. Theo Hiệp định, kết hợp lãnh thổ do Quân đội Cộng hòa Bosna và Hercegovina cùng lãnh thổ do lực lượng Hội đồng Quốc phòng Croatia kiểm soát và chia lãnh thổ kết hợp này thành 10 tổng tự trị. Hệ thống tổng được lựa chọn để ngăn ngừa ưu thế của một nhóm dân tộc nào đó đông hơn các dân tộc khác trong khu vực.

Năm 1995, các lực lượng chính phủ của người Bosna và của người Bosna gốc Croatia thuộc Liên bang Bosna và Hercegovina đã đánh bại các lực lượng của Tỉnh tự trị Tây Bosna và lãnh thổ này được sáp nhập và liên bang. Cùng với thỏa thuận Dayton năm 1995, Liên bang Bosna và Hercegovina được định nghĩa là một trong hai thực thể của Bosna và Hercegovina trong đó chiếm 51% lãnh thổ của đất nước có chủ quyền này, trong khi cộng hòa Srpska chiếm 49%.

Vào ngày 8 tháng 3 năm 2000, quận Brčko trở thành một thực thể tự trị của Bosna và Hercegovina và quận này được thành lập trên cơ sở lãnh thổ của cả hai thực thể. Quận Brčko hiện tại là một lãnh thổ chung của cả hai thực thể.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Biên giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường biên giới giữa hai thực thể về cơ bản đi dọc theo các tuyến mặt trận quân sự đã từng tồng tại trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Bosnia, với những điều chính (có tính quan trọng nhất là ở phần phía tây của quốc gia và bao quanh Sarajevo), được định rõ trong Thỏa thuận Dayton. Tổng chiều dài của đường biên giới giữa hai thực thể là khoảng 1080 km. Hiện đây đã là đường biên giới hành chính và không có sự kiểm soát của quân đội hay cảnh sát và việc đi lại tự do.

Phân chia hành chính của Liên bang

Liên bang Bosna và Hercegovina được chia thành 10 tổng (tiếng Bosna: Kantoni, tiếng Croatia: županije), 10 tổng này được chia tiếp thành 79 đô thị tự trị. Quận Brčko là lãnh thổ cùng chia sẻ với Cộng hòa Srpska, quận này không nằm đưới sự kiểm soát của bất kể một trong hai thực thể và do đó nằm dưới quyền của chính phủ Bosna và Hercegovina

Số thứ tự Tổng Thủ phủ Số thứ tự Tổng Thủ phủ
I. Una-Sana Bihać VI. Trung Bosnia Travnik
II. Posavina Orašje VII. Herzegovina-Neretva Mostar
III. Tuzla Tuzla VIII. Tây Herzegovina Široki Brijeg
IV. Zenica-Doboj Zenica IX. Sarajevo Sarajevo
V. Podrinje Bosnia Goražde X. Tổng 10 Livno

Năm tổng (Una-Sana, Tuzla, Zenica-Doboj, Bosnian Podrinje và Sarajevo) là các tổng do người Bosna chiếm đa số, ba tổng (Posavina, Tây Hercegovina và Tổng 10) là các tổng do người Croatia chiếm đa số và hai tổng (Trung Bosna và Hercegovina-Neretva) là những tổng không dân tộc nào chiếm ưu thế.

Thành phố

[sửa | sửa mã nguồn]
Số thứ tự Tên gọi Dân số
1. Sarajevo 304.614
2. Tuzla 174.558
3. Zenica 145.000
4. Mostar 128.488
5. Bihać 105.000
6. Travnik 75.000
7. Cazin 66.881
8. Sanski Most 60.307
9. Bosanska Krupa 58.320
10. Zavidovići 57.164
11. Lukavac 56.830
12. Gradačac 56.378
13. Kakanj 55.857
14. Gračanica 55.000
15. Živinice 54.768
16. Tešanj 52.249
17. Srebrenik 47.938
18. Bugojno 46.630
19. Velika Kladuša 44.350
20. Konjic 43.878
21. Maglaj 43.294
22. Goražde 36.496
23. Livno 32.454
24. Odžak 30.651

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Phân bổ dân tộc Bosna và Hercegovina năm 1991

Liên bang Bosna và Hercegovina là nơi cư trú của 62,1% dân số cả nước [6]. Tất cả dữ liệu liên quan đến dân cư như phân bổ sắc tộc là các chủ đều được coi là không đủ chính xác vì thiếu những thống kê chính thức.

Năm Người Hồi giáo[7] % Người Croatia % Người Serb % Người Nam Tư % Khác % Tổng số
1991 1.423.593 52,3% 594.362 21,9% 478.122 17,6% 161.938 5,9% 62.059 2,3% 2.720.074

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Nền chính trị của Liên bang chủ yếu là cuộc cạnh tranh giữa hai đảng lớn mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa là Đảng Người Bosna ủng hộ Hoạt động Dân chủ (Stranka demokratske akcije, SDA) và Liên hiệp Dân chủ Người Croatia cho Bosna và Hercegovina (Hrvatska demokratska zajednica, HDZ).

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Federation Office of Statistics” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2011.
  2. ^ Silber, Laura (ngày 16 tháng 10 năm 1991). "Bosnia Declares Sovereignty", The Washington Post: A29. ISSN 0190-8286
  3. ^ Kecmanović, Nenad (ngày 23 tháng 9 năm 1999). "Dayton Is Not Lisbon", NIN. ex-YU press
  4. ^ Kreća, Milenko (ngày 11 tháng 7 năm 1996). "The Legality of the Proclamation of Bosnia and Herzegovina's Independence in Light of the Internal Law of the Socialist Federal Republic of Yugoslavia" and "The Legality of the Proclamation of Independence of Bosnia and Herzegovina in the Light of International Law" in " Dissenting Opinion of Judge Kreća[liên kết hỏng], Application of the Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide, Preliminary Objections, Judgment, I. C. J. Reports 1996
  5. ^ Saving strangers: humanitarian... - Google Books
  6. ^ “Dân cư Liên bang Bosne và Hercegovine thời kỳ 1996-2006” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2011.
  7. ^ Phần lớn người Hồi giáo ngày nay tự coi mình là người Bosna.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]