Bước tới nội dung

Levothyroxine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Levothyroxine
Dữ liệu lâm sàng
Đồng nghĩa3,5,3',5'-Tetraiodo-L-thyronine
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682461
Danh mục cho thai kỳ
  • US: A (Không rủi ro trong các nghiên cứu trên người)
Dược đồ sử dụngqua đường miệng, tiêm tĩnh mạch
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng40-80%[1]
Chuyển hóa dược phẩmmainly in liver, kidneys, brain and muscles
Chu kỳ bán rã sinh học7 ngày (bệnh cường giáp 3–4 ngày,bệnh suy giáp 9–10 ngày)
Bài tiếtphân và nước tiểu
Các định danh
Tên IUPAC
  • (S)-2-Amino-3-[4-(4-hydroxy-3,5-diiodophenoxy)-3,5-diiodophenyl]propanoic acid
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.000.093
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC15H11I4NO4
Khối lượng phân tử776,87 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy231 đến 233 °C (448 đến 451 °F) [2]
SMILES
  • NC(Cc1cc(I)c(Oc2cc(I)c(O)c(I)c2)c(I)c1)C(O)=O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C15H11I4NO4/c16-8-4-7(5-9(17)13(8)21)24-14-10(18)1-6(2-11(14)19)3-12(20)15(22)23/h1-2,4-5,12,21H, 3,20H2, (H, 22,23)/t12-/m0/s1 ☑Y
  • Key:XUIIKFGFIJCVMT-LBPRGKRZSA-N

Levothyroxine, hay còn được gọi là L-thyroxine, là một dạng sản xuất của hormone tuyến giáp, thyroxine (T4).[1][4] Thuốc được sử dụng để điều trị thiếu hụt hormone tuyến giáp bao gồm cả dạng nghiêm trọng được gọi là hôn mê myxedema.[1] Chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa một số loại khối u tuyến giáp.[1] Thuốc không được chỉ định cho mục đích giảm cân.[1] Levothyroxine được dùng bằng đường uống hoặc được tiêm vào tĩnh mạch.[1] Thời gian để đạt đến hiệu quả tối đa từ một liều cụ thể có thể cần đến sáu tuần.[1]

Tác dụng phụ khi sử dụng quá liều có thể có như sụt cân, khó chịu về nhiệt, đổ mồ hôi, lo âu, khó ngủ, run và nhịp tim nhanh.[1] Sử dụng không được khuyến cáo ở những người đã từng bị đau tim gần đó.[1] Sử dụng trong khi mang thai đã được chứng minh là an toàn.[1] Liều thuốc nên dựa trên các kết quả đo thường xuyên của nồng độ TSH và T4 trong máu.[1] Phần lớn tác dụng của levothyroxin do chúng được chuyển đổi thành triiodothyronine (T3), một hormone tuyến giáp.[1]

Levothyroxine lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1927.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Levothyroxine có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,58 đến 12,28 USD cho một tháng.[6] Tại Hoa Kỳ, một tháng điều trị điển hình có chi phí ít hơn 25 USD.[7] Levothyroxine là loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất ở Mỹ vào năm 2015.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “Levothyroxine Sodium”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ Harington CR (1926). “Chemistry of Thyroxine: Constitution and Synthesis of Desiodo-Thyroxine”. The Biochemical Journal. 20 (2): 300–13. doi:10.1042/bj0200300. PMC 1251714. PMID 16743659.
  3. ^ DrugBank DB00451
  4. ^ a b King, Tekoa L.; Brucker, Mary C. (2010). Pharmacology for Women's Health (bằng tiếng Anh). Jones & Bartlett Publishers. tr. 544. ISBN 9781449658007. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Levothyroxine”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 223. ISBN 9781284057560.
  8. ^ “The 10 Most-Prescribed and Top-Selling Medications”. WebMD. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.