Bước tới nội dung

Lev Andreyevich Artsimovich

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lev Artsimovich)
Lev Artsimovich
Арцимович, Лев Андреевич
Artsimovich trên con tem kỷ niệm của Liên Xô năm 1974.
Sinh(1909-02-25)25 tháng 2, 1909
Moscow, Đế quốc Nga
Mất1 tháng 3, 1973(1973-03-01) (64 tuổi)
Moskva, Liên Xô
(Present-day Moscow, Russia)
Nơi an nghỉNghĩa trang Novodevichy
Quốc tịchNga
Tư cách công dân Liên Xô
Trường lớpĐại học Nhà nước Belarus
Nổi tiếng vìDự án vũ khí hạt nhân của Liên Xô
Phát minh lò phản ứng Tokamak
Làm giàu Uranium
Phối ngẫuNinel Artsimovich
Giải thưởngLenin Prize (1966)
Hero of Socialist Labor (1969)
USSR State Prize (1971)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý
Nơi công tácLFTI
Phòng thí nghiệm số 2 Viện Kurchatov
Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

Lev Andreyevich Artsimovich (tiếng Nga: Лев Андреевич Арцимович, 25/2/1909 – 1/3/1973), đôi khi còn được viết là Arzimowitsch, là một nhà vật lý lỗi lạc của Liên Xô, người được coi là cha đẻ của lò phản ứng hồ quang Tokamak— một thiết bị tạo ra năng lượng hợp hạch một cách có kiểm soát.[1]

Trước khi tham gia nghiên cứu về phản ứng tổng hợp hạt nhân, Artsimovich đã tham gia vào chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô, và đã dành được nhiều giải thưởng và danh hiệu của Liên Xô cho những đóng góp này.[2][1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Artsimovich sinh ngày 25 tháng 2 năm 1909 tại Moskva thuộc Đế quốc Nga.[3] Gia đình ông có nguồn gốc quý tộc Ba Lan; tuy nhiên, ông được người viết tự truyện của mình mô tả là người Nga vào năm 1985.:71[4][5] Ông nội của ông, một giáo sư đã bị lưu đày đến Siberia sau Khởi nghĩa Tháng Giêng (Khởi nghĩa Ba Lan chống lại Nga Sa hoàng) năm 1863 và kết hôn với một người phụ nữ Nga, sau đó định cư tại Smolensk.:166[5] Cha của ông đã học tại Đại học Lviv; mẹ ông là một nghệ sĩ Piano được đào tạo tại Thụy Sĩ.[5] Năm 1923, chính quyền Liên Xô chuyển gia đình Artsimovich (do nghi ngờ có hoạt động chống Bolshevik) đến Minsk, ông làm việc trong ngành đường sắt và bắt đầu được đào tạo để trở thành kỹ sư đường sắt.[5] Sau khi cha ông tìm được việc làm tại Đại học Nhà nước Belarus, Artsimovich đã được vào học chương trình vật lý tại trường này (1928-1929).:136–137[4][3] Sau khi chuyển đến Moskva, ông làm việc tại phòng thí nghiệm của Artem Alikhanian, và sau đó là gia nhập Viện Vật lý Ioffe năm 1930.:167[5]

Ban đầu, ông làm việc về các vấn đề liên quan đến vật lý hạt nhân và bảo vệ luận án Tiến sĩ Khoa học của mình không thành công vào năm 1937 và năm 1939 tại Đại học Bách khoa Sankt-Peterburg, chỉ nhận được sự chứng thực bằng văn bản từ Viện Ioffe.[5] Trong suốt cuộc đời mình, Artsimovich được nhiều nhà vật lý hàng đầu của Liên Xô giới thiệu để trao bằng Doktor Nauk (Tiến sĩ), nhưng các khuyến nghị này sau đó đã bị bác bỏ.:137; 139[4]

Năm 1945, Artsimovich tham gia chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô, làm việc trong phương pháp điện từ để tách đồng vị urani tại Phòng thí nghiệm số 2 cùng với Isaak Pomeranchuk.[5] Ông được các cơ quan Liên Xô cung cấp hồ sơ tình báo về phương pháp điện từ mà Mỹ sử dụng trong chương trình Manhattan mà Liên Xô thu được.[6] Tuy nhiên quá trình làm giàu Uranium của Artsimovich thất bại do nó tỏ ra quá tốn kém do lưới điện Liên Xô không thể sản xuất đủ điện cần thiết cho công việc này vào thời điểm đó.[5] Dù đã bị Beria loại bỏ nhưng Artsimovich vẫn tiếp tục làm việc về phóng điện khí với sự hỗ trợ của Kurchatov tại Phòng thí nghiệm số 2. Sau năm 1949, công trình của ông tập trung vào lĩnh vực tổng hợp hạt nhân bằng cách sản xuất lithium-6 cho thiết bị hạt nhân RDS-6.[7]:101[8]

Từ năm 1951 đến khi qua đời vào năm 1973, Artsimovich là người đứng đầu chương trình năng lượng nhiệt hạch của Liên Xô, và ông được biết đến là "cha đẻ của Tokamak",[9] một loại lò phản ứng hợp hạch đặc biệt. Một lần Artsimovich được hỏi rằng khi nào lò phản ứng hợp hạch đầu tiên của ông có thể hoạt động. Ông đã trả lời "Khi mà nhân loại cần nó, có thể là nó sẽ hoạt động ngay trước đó."[2]

Từ năm 1953, Artsimovich trở thành Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và sau đó là thành viên của Đoàn Chủ tịch của Viện từ năm 1957.[1] Từ năm 1963 đến năm 1973, ông là phó chủ tịch chi nhánh tại Nga của Ủy ban Pugwash và chủ tịch Ủy ban Vật lý Quốc gia Liên Xô.[1] Năm 1966, ông đến thăm Hoa Kỳ để thuyết trình về công nghệ tổng hợp hạt nhân và Tokamak tại MIT, và được bầu làm Thành viên danh dự nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ.[10] Ngày 1 tháng 3 năm 1973, Artsimovich qua đời do ngừng tim tại Moscow. Hố va chạm Artsimovich trên Mặt trăng được đặt theo tên ông.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Tietz, Tabea. “Lev Artsimovich”. Bulletin of the Atomic Scientists. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b “Chris Smith, The Path to Fusion Power”.
  3. ^ a b Cochran, Thomas B. (15 tháng 4 năm 2019). Making The Russian Bomb: From Stalin To Yeltsin (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN 978-0-429-72058-1. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ a b c Kadomtsev, B.B. (1985). Reminiscences about Academician Lev Artsimovich (bằng tiếng Anh). Moscow, Russian Federation: General Editorial Board for Foreign Publications, Nauka Publishers. tr. 166. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f g h Josephson, Paul R. (10 tháng 6 năm 2005). Red Atom: Russia's Nuclear Program from Stalin to Today (bằng tiếng Anh). University of Pittsburgh Press. ISBN 978-0-8229-7847-3. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ Rhodes, Richard (18 tháng 9 năm 2012). Dark Sun: The Making Of The Hydrogen Bomb (bằng tiếng Anh). Simon and Schuster. ISBN 978-1-4391-2647-9. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ Coppi, Bruno; Feld, Bernard T. (tháng 7 năm 1973). “Obituary: L. A. Artsimovich”. Physics Today. 26 (7): 60–61. Bibcode:1973PhT....26g..60C. doi:10.1063/1.3128152.
  8. ^ Richelson, Jeffrey (17 tháng 9 năm 2007). Spying on the Bomb: American Nuclear Intelligence from Nazi Germany to Iran and North Korea (bằng tiếng Anh). W. W. Norton & Company. ISBN 978-0-393-32982-7. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ Information, Reed Business (26 tháng 8 năm 1976). Fusion power - a step in the right direction. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ “Book of Members, 1780-2010: Chapter A” (PDF). American Academy of Arts and Sciences. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]