Legio XXII Deiotariana
Legio vigesima Secunda Deiotariana (Quân đoàn Deiotarana thứ hai mươi hai) là một quân đoàn La Mã, được thành lập khoảng năm 48 trước Công nguyên và bị giải thể trong cuộc khởi nghĩa Bar Kokhba từ năm 132-135. Tên hiệu của nó xuất phát từ Deiotarus, một vị vua Celt, và biểu tượng của nó là không rõ, nhưng có thể là biểu tượng một người Galatia.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Quân đoàn này được vua Deiotarus thành lập, ông ta là vua bộ tộc Tolistobogii của người Celt, những người sinh sống ở vùng Galatia, hiện nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Deiotarus trở thành một đồng minh của vị tướng Cộng hoà La Mã là Pompeius vào năm 63 trước Công nguyên, người đã đưa ông lên làm vua của tất cả các bộ lạc Celt ở Tiểu Á, mà được gọi chung là người Galatia (vì thế mà có tên gọi Galatia cho khu vực này). Deiotarus đã thành lập một đội quân và huấn luyện họ với sự giúp đỡ của người La Mã trong năm 48 trước Công nguyên, đội quân này bao gồm 12.000 lính bộ binh và 2.000 kỵ binh. Cicero viết rằng quân đội được chia thành ba mươi cohort, tương đương với quân đoàn La Mã vào cùng thời điểm. Đội quân này đã hỗ trợ người La Mã trong cuộc chiến tranh của họ chống lại vua Mithridates VI của Pontos, và góp phần vào chiến thắng của La Mã trong cuộc chiến tranh Mithridates lần thứ ba.
Sau một thất bại nặng nề khi giao chiến với vua Pharnaces II của Pontos gần Nicopolis, những người lính sống sót trong quân đội của Deiotarius đã hình thành một quân đoàn đơn, và đã hành quân bên cạnh Julius Caesar trong chiến dịch Pontus của ông, và chiến đấu với ông trong trận Zela (47 TCN).
Lịch sử giai đoạn đầu
[sửa | sửa mã nguồn]Khi vương quốc Galatia bị sáp nhập, quân đoàn này đã được người La Mã huấn luyện và chiến đấu dưới quyền các vị tướng La Mã, nó cũng trở thành một phần của quân đội La Mã, khi đó Caesar Augustus đã có 21 quân đoàn, quân đoàn nhận được số XXII.
Augustus đã phái quân đoàn Hai mươi hai tới đóng quân ở Nicopolis (sau này tới Alexandria, Aegyptus) cùng với III Cyrenaica. Hai quân đoàn này có vai trò là đội quân đồn trú ở tỉnh Ai Cập bảo vệ nó khỏi các mối đe dọa cả trong lẫn ngoài, do tính chất đa sắc tộc của Alexandria.
Trong năm 26 trước Công nguyên, Aelius Gallus, praefectus aegypti (prefectus của Ai Cập), đã dẫn đầu một chiến dịch chống lại vương quốc Nubia. Chiến dịch này đã nhanh chóng phải dừng lại (năm 25 trước Công nguyên) vì những tổn thất nặng nề trong quân đội (người La Mã, Do Thái và người Nabatea), do đói khát và dịch bệnh.
Những tổn thất đó không thể hồi phục lại, do đó, trong năm 23 trước Công nguyên, người Nubia dưới sự chỉ huy của nữ hoàng Candace Amanirenas, đã chủ động và tấn công những người La Mã đang tiến về Elephantine. Quan prefectus mới của Ai Cập, Petronius, đã nhận được quân tiếp viện, và sau khi ngăn chặn người Nubia, ông hành quân theo sông Nile tới thủ đô của người Nubia Napata, nó bị cướp phá trong năm 22 trước Công nguyên. Rất có thể xảy ra rằng XXII chiến đấu trong những cuộc chiến tranh đó.
Sau sự việc này, phòng tuyến Nubia đã yên ổn trong một thời gian dài, do đó, các quân đoàn có thể được sử dụng cho những mục đích khác. Các lính lê dương không chỉ được sử dụng như là một người lính, họ còn là những người thợ, như một số người trong số họ đã được phái tới các mỏ đá granit của Mons Claudianus. Một số lính lê dương khác đã được phái tới nơi xa nhất ở phía nam của tỉnh Ai Cập, và khắc tên của họ lên những viên đá trên hai bức tượng đá khổng lồ của Memnon.
Lịch sử thời kì sau
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới thời Nero, người La Mã đã tiến hành một cuộc chiến từ năm 55 tới năm 63 để chống lại Đế chế Parthia, vì họ đã xâm chiếm vương quốc Armenia, đồng minh với những người La Mã. Sau khi chiếm được (năm 60) và lại để mất (năm 62) Armenia, người La Mã đã phái XV Apollinaris từ Pannonia tới chỗ Cn. Domitius Corbulo, legatus của Syria. Corbulo cùng với các quân đoàn XV Apollinaris, III Gallica, V Macedonica, X Fretensis, XXII, đã buộc Vologases I của Parthia phải đi đến một thỏa hiệp hòa bình (năm 63), theo đó anh trai của ông ta,Tiridates sẽ trở thành vua của Armenia và là một chư hầu của La Mã.
Năm 66, phe Zealot của người Do Thái đã tiêu diệt đội quân La Mã đồn trú tại Jerusalem. Sau thất bại ô nhục của viên legatus ở Syria (66), T. Flavius Vespasianus đã tới Iudaea vào năm 67 với các quân đoàn V Macedonica, X Fretensis, XV Apollinaris, và một vexillatio gồm 1.000 lính lê dương của XXII, và 15.000 binh lính từ các đồng minh phía Đông, và bắt đầu cuộc vây hãm Jerusalem (năm 69), cuộc vây hãm này sẽ được con trai của ông T. Flavius Vespasianus (hay còn được gọi là Titus) hoàn tất trong năm 70. Trong thực tế, vào năm 69, năm Tứ hoàng đế, Flavius Vespasianus già đã quay trở lại đất Ý để tranh đoạt ngôi hoàng đế sau khi Galba nổi loạn và hoàng đế Nero tự sát. Quân đoàn hai mươi hai đã ở cùng phe với Flavius Vespasianus, người cuối cùng trở thành hoàng đế.
Dưới thời Trajan, XXII chính thức được gọi là Deiotariana.
Những ghi chép cuối cùng về XXII Deiotariana là vào năm 119. Năm 145, khi một danh sách về tất cả các quân đoàn hiện có được làm, XXII Deiotariana không được liệt kê. XXII Deiotariana có thể đã bị tổn thất nghiêm trọng cuộc khởi nghĩa của Simon bar Kochba.[1] "Sự biến mất của Legio XXII Deiotariana đã được liên hệ với cuộc khởi nghĩa của Bar Kockba là không chắc chắn và thường không được chấp nhận là sự thực." [2]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Danh sách quân đoàn La Mã
- livius.org account Lưu trữ 2015-03-17 tại Wayback Machine
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ L. J. F. Keppie (2000) Legions and veterans: Roman army papers 1971-2000 Franz Steiner Verlag, ISBN 3515077448 pp 228-229
- ^ Peter Schäfer (2003) The Bar Kokhba War Reconsidered: New Perspectives on the Second Jewish Revolt Against Rome Mohr Siebeck ISBN 3161480767 p 118