Bước tới nội dung

Le Phénomène humain

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Le Phénomène Humain
The Phenomenon of Man
Thông tin sách
Tác giảPierre Teilhard de Chardin
Quốc giaPháp Pháp
Ngôn ngữPháp
Chủ đềTriết học suy lý
Tiến hóa
Nhà xuất bảnÉditions du Seuil[1] (Pháp)
Harper & Brothers[2] (Hoa Kỳ)
William Collins (Anh)
Ngày phát hành1955[1]
Số trang347 (tiếng Pháp)[1]
318 (tiếng Anh)[2]
ISBN2020005816
Bản tiếng Việt
Người dịchBernard Wall (dịch sang tiếng Anh)[2]

Le Phénomène Humain (tên tiếng Anh: The Phenomenon of Man, tạm dịch Hiện tượng Con người), là một quyển sách viết bởi nhà triết học, cổ sinh vật học kiêm linh mục dòng TênPierre Teilhard de Chardin, có nội dung xoay quanh thuyết tiến hóa. Tác phẩm mô tả thuyết tiến hóa như một quá trình làm tăng tiến dần sự phức tạp và kết quả chung cùng là sự thống nhất của nhận thức. "Hiện tượng con người" được đánh giá là một thành công lớn và nó đã nhiều lần được Nhà xuất bản Éditions du Seuil tái ấn hành.

Tác phẩm được hoàn tất vào thập niên 1930, tuy nhiên chỉ được xuất bản vào năm 1955 sau khi tác giả Teilhard đã qua đời. Trên thực tế Giáo hội Công giáo La Mã đã từng cấm xuất bản một số tác phẩm của Teilhard với lý do là các tác phẩm này đi ngược lại với giáo lý chính thống của Công giáo.

Lời đề tựa của cuốn sách được viết bởi Julan Huxley, một trong những nhà khoa học nổi tiếng nghiên cứu về tiến hóa và chọn lọc tự nhiên trong thế kỷ 20, và là một trong những người phát triển khái niệm Tiến hóa hiện đại tổng hợp (modern evolutionary synthesis).

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tác phẩm "Hiện tượng Con người", Teilhard xem tiến hóa là quá trình dẫn tới sự phức tạp càng lúc càng tăng. Từ một tế bào tới một động vật có khả năng tư duy, đó là một quá trình của sự tập trung tâm linh dẫn đến nhận thức càng lúc càng tốt hơn.[3] Sự xuất hiện của loài người (Homo sapiens) là dấu mốc của thời đại mới, tự vì sức mạnh có được từ nhận thức đã nâng con người lên một tầm cao mới.[4] Vay mượn sự diễn giải của Julian Huxley, Teilhard mô tả con người như là một thực thể tiến hóa càng ngày càng nhận thức được chính bản thân mình.[5]

Theo khái niệm của Teilhard về tiến hóa các loài, một tập thể đồng nhất bắt đầu phát triển khi sự giao thiệp và sự truyền tải ý kiến, quan điểm ngày càng tăng lên.[6] Kiến thức được tích tụ lại và truyền tải đi với cấp độ ngày càng cao dần, ngày càng phức tạp và có chiều sâu hơn.[7] Điều này dẫn tới sự gia tăng của nhận thức và sự hình thành của một "lớp vỏ" tư duy bao phủ trái đất.[8] Teilhard gọi lớp vỏ tư duy này là "trí quyển" (noosphere, bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "nous" có nghĩa là trí tuệ. Thuật ngữ này thật ra được dùng lần đầu tiên bởi nhà khoa học Xô Viết Vladimir Ivanovich Vernadskiy). Trí quyển chính là nhận thức tập thể của con người, là mạng lưới tư duy và cảm xúc mà mọi cá nhân đều chìm đắm trong đó.[9]

Sự phát triển của khoa họckỹ thuật đã khiến cho ảnh hưởng của con người càng ngày càng nở rộng, giúp cho một người có thể cùng một lúc tồn tại ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Teilhard cho rằng loài người vì thế sẽ trở nên quốc tế hóa, hình thành một tổ chức thống nhất vươn dài khắp trái đất.[10] Teilhard mô tả quá trình này là "một quá trình tâm lý-sinh học khổng lồ, một sự tổng hợp quy mô cực lớn, một sự xếp đặt vĩ đại trong đó tất cả mọi nhân tố tư duy trên trái đất trở thành một chủ thể cá nhân và tập thể."[8] Sự nở rộng nhanh chóng của trí quyển yêu cầu sự bành trướng về tâm linh ở một lãnh vực mới vốn "đang nhìn chăm chăm vào chúng ta tựa hồ như chúng ta chỉ ngẩng đầu lên để nhìn vào nó."[11]

Teilhard cho rằng, tiến hóa sẽ đạt tới đỉnh cao nhất tại điểm Omega, một trạng thái nhận thức tối cao. Các tầng thức về nhận thức sẽ hội tụ ở Omega và hòa quyện vào nhau làm một.[12] Sự tập trung của một vũ trụ nhận thức sẽ tái tổ hợp trong nó tất cả mọi thứ nhận thức trên đời cũng như mọi thứ mà chúng ta nhận thức được.[13] Teilhard nhấn mạnh: mỗi khái cạnh cá nhân của nhận thức sẽ tiếp tục ý thức về bản thân nó vào cuối quá trình này.[14]

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]

"Hiện tượng con người" nhận được các nhận xét khen lẫn chê. Năm 1961, nhà miễn dịch học Peter Medawar, người nhận giải thưởng Nobel vào năm trước đó, đã viết một bài chỉ trích cay thậm tệ về quyển sách này trên tờ tạp chi Mind[15]. Medawar gọi "Hiện tượng con người" là "một đống ngụy biện" và cho rằng tác giả Teilhard đã tự mình lừa dối mình: "phần lớn nội dung của cuốn sách này là ngớ ngẩn, ngụy biện bởi một mớ lý thuyết suông khoa trương, và tác giả của nó có thể bị cáo buộc là thiếu lương thiện chỉ cần dựa trên căn cứ là, trước khi lừa gạt người khác thì ông ta đã tốn nhiều công sức để lừa gạt bản thân mình."

Ngược lại, vào tháng 6 năm 1995, Jennifer Cobb Kreisberg viết trên tạp chí Wired rằng "Teilhard nhìn thấy hệ thống Mạng trước khi nó xuất hiện đến hơn nửa thế kỷ":[16]

Vào tháng 7 năm 2009, trong buổi cầu kinh chiều diễn ra tại Thánh đường Aosta miền bắc Ý, Giáo hoàng Biển Đức XVI khi nói về Thư gửi tín hữu Rôma trong đó "Thánh Phaolô viết rằng thế giới tự nó sẽ trở thành một nơi của sự thờ phượng sống động" đã nhận xét về Teilhard như sau:[17]

Nhà xuất bản Harper Collins đã xếp "Hiện tượng Con người" vào một trong 100 sách về tâm linh hay nhất trong thế kỷ XX.[18]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Le phénomène humain”. Library of Congress Catalog Record. Library of Congress. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ a b c “The phenomenon of man”. Library of Congress Catalog Record. Library of Congress. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 169.
  4. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 165.
  5. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 220.
  6. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 205.
  7. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 178.
  8. ^ a b The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 244.
  9. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 278.
  10. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 241.
  11. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 253.
  12. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 259.
  13. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 261.
  14. ^ The Phenomenon of Man, Harper Torchbooks, The Cloister Library, Harper & Row, Publishers, Copyright 1961, p. 262.
  15. ^ P.B. Medawar (1961). “Critical Notice”. Mind. Oxford University Press. LXX: 99–106. doi:10.1093/mind/LXX.277.99.
  16. ^ Jennifer Cobb Kreisberg (tháng 6 năm 1995). “A Globe, Clothing Itself With a Brain”. Wired. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2010.
  17. ^ John L. Allen Jr. (ngày 28 tháng 7 năm 2009). “Pope cites Teilhardian vision of the cosmos as a 'living host'. National Catholic Reporter. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2009.
  18. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2013.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • La Place de l'homme dans la nature (sous-titré: Le groupe zoologique humain) fait suite au Phénomène humain et développe les mêmes thèmes; réédition Albin Michel, février 1996, collection Espaces libres, isbn 2226084967.
  • Sur le bonheur; Sur l'amour, réédition Le Seuil, collection Points-Sagesses, mai 2004, isbn 2020324563, qui se présente surtout comme un témoignage.
  • L'Énergie humaine, réédition Le Seuil, collection Points-Sagesses, octobre 2002, 236 pages, isbn 2020526433, où il fait allusion à l'énergie cosmique, soumise à l'influence des activités humaines qu'il répartit en trois catégories: l'énergie incorporée (la machine humaine), l'énergie contrôlée, prolongement de l'homme par des machines, et l'énergie spirituelle de nos affections et de nos volitions.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]