Bước tới nội dung

Lữ Giang (nhà thơ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lữ Giang
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Xuân Kỷ
Ngày sinh
1928
Nơi sinh
Nông Cống, Thanh Hóa
Mất2005
Nghề nghiệpNhà thơ
Sự nghiệp văn học
Tác phẩmTiếng đàn bầu

Lữ Giang, tên thật là Trần Xuân Kỳ (1928–2005), là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Tiếng đàn bầu được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lữ Giang, tên thật là Trần Xuân Kỷ. Ông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1928, quê ở xã Công Chính, huyện Nông Cống, Thanh Hóa.[1] Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được biết nhiều là tác giả bài thơ Tiếng đàn bầu được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia nhiều cơ quan ở địa phương. Hòa bình lập lại ông làm biên tập lâu năm của báo Chính nghĩa. Vừa làm báo, Lữ Giang vừa say mê viết văn và làm thơ. Ông đã viết được một loạt truyện ký và tiểu thuyết như Hạnh phúc trên thế gian (1978), Ánh sáng và mây mù (1979), Con Đức mẹ (1990) và Dốc sương mù (2003).[1]

Nhà thơ, nhà văn Lữ Giang mất năm 2005.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiếng đàn bầu (1956)
  • Qua Cẩm Giàng, nhớ Thạch Lam
  • Lại về sông Thị
  • Một bàn chân[2]
  • Tuổi mười sáu
  • Kỷ niệm về mẹ[3]

Văn xuôi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hạnh phúc trên thế gian (tiểu thuyết, 1978)
  • Ánh sáng và mây mù (tiểu thuyết, 1979)
  • Con Đức mẹ (tiểu thuyết, 1990)
  • Dốc sương mù (tiểu thuyết, 2003)

Về bài thơ Tiếng đàn bầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời kể của nhà thơ Lữ Giang thì bài thơ Tiếng đàn bầu được ông sáng tác vào năm 1954, đây chính là lần ông được cùng người thân đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội dự buổi biểu diễn của Đoàn Văn công Quân đội do nhà thơ Hoàng Cầm chỉ đạo. Nhà thơ Lữ Giang không sao quên được cảm xúc của ông trong chuyến hành hương về thủ đô này: "Năm 1954, khi thủ đô được giải phóng, đạp xe từ Khu 4 về Hà Nội, tôi được nghe một nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu. Ôi tiếng đàn bầu thánh thót, réo rắt đến vậy, làm xao xuyến lòng người... Khi Nguyễn Đình Phúc đọc bài thơ của tôi, tôi thấy anh rất tâm đắc với bài thơ này".[4][5] Bài thơ Tiếng đàn bầu đăng trong tập thơ Nắng bên sông, NXB Tác phẩm mới, 1984:

Lắng tai nghe đàn bầu
Ngân dài trong đêm thâu
Tiếng đàn như suối ngọt
Cứ đưa hồn lên cao.
Tiếng đàn bầu của ta
Lời đằm thắm thiết tha
Cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm như giọng cha
Đàn ngày xưa não ruột
Có người hát xẩm mù
Ôm đàn đi trong mưa…
Mưa hòa cùng nước mắt
Đưa hồn ta lên cao
Đàn bầu làm suối ngọt
Tình yêu quê dâng trào
Thay cho dòng nước mắt

Bài thơ Tiếng đàn bầu của Lữ Giang được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc, rồi được Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình phát đi nhiều lần đã in sâu vào lòng khán giả cả nước.[6] Ca khúc được nghệ sĩ Kiều Hưng và sau là Trọng Tấn thể hiện rất thành công.

Năm 2000, ca sĩ Trọng Tấn hợp tác với Hồ Gươm - Audio sản xuất CD Tiếng đàn bầu.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Tiếng đàn bầu ngân vang”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ cand.com.vn. “Nơi bắt đầu của thơ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “Một số bài thơ của Lữ Giang”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ cand.com.vn. “Có một "Tiếng đàn bầu" hơn mọi đàn bầu”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ PLO.VN (5 tháng 11 năm 2010). “Có một "Tiếng đàn bầu" hơn mọi đàn bầu”. PLO. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ VTV, BAO DIEN TU (17 tháng 10 năm 2019). “Chương trình nghệ thuật 'Tiếng đàn bầu'. BAO DIEN TU VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ “Nhà thơ Lữ Giang kiện Trọng Tấn về CD "Tiếng đàn bầu"?”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2022.