Bước tới nội dung

Lệ Giang (nghệ sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Lệ Giang
Thông tin cá nhân
Sinh14 tháng 5, 1980 (44 tuổi)
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNghệ sĩ đàn bầu
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2019)
Sự nghiệp âm nhạc
Dòng nhạcTruyền thống
Nhạc cụĐàn bầu

Lệ Giang (sinh năm 1980) là một nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ đàn bầu người Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lệ Giang tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Giang.[1] Cô được đào tạo đàn bầu ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Mẹ cô là một nghệ sĩ đàn tranh, đã truyền cảm hứng cho cô tiếp xúc và tham gia âm nhạc từ nhỏ.[1] Cô được đào tạo đàn bầu bởi NSND đàn bầu Thanh Tâm trong 15 năm.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hơn 30 năm sự nghiệp, Lệ Giang đã biểu diễn đến hơn 80 quốc gia trên thế giới.[2][3][4] Cô cũng liên tục tham gia các chương trình biểu diễn trên truyền hình trong và ngoài nước nhằm giới thiệu về cây đàn bầu Việt Nam.[5] Ngoài ra, cô còn hợp tác với nhiều nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc của Việt Nam và quốc tế.[5]

Lệ Giang là nghệ sĩ hiếm hoi từng đồng hành với Nhà Triển lãm Việt Nam tại các kỳ Expo trước đây như Thượng Hải, Trung Quốc (2010), Yeosu, Hàn Quốc (2012), Milano, Ý (2015), Astana, Kazakhstan (2017) và EXPO 2020 tại Dubai.[3][6] Trong khuôn khổ Expo 2020, “Đêm nhạc Jalsat” là loạt chương trình tổ chức hàng tháng, từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. Đàn bầu do Lệ Giang biểu diễn là nhạc cụ Việt Nam duy nhất được mời tham gia ngay trong chương trình “Đêm nhạc Jalsat” số đầu tiên.[7][8][9]

Năm 2017, cô đoạt giải vàng hạng mục độc tấu trong Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức.[1]

Hiện tại, cô giảng dạy đàn bầu tại khoa Âm nhạc truyền thống, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.[10]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Lệ Giang kết hôn với NSƯT Trần Thanh Nam, biên đạo múa của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.[2]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Gia Linh (29 tháng 7 năm 2017). “Lệ Giang, cháy bỏng một tình yêu với đàn Bầu”. toquoc.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b c Ngô Khiêm (13 tháng 8 năm 2020). “NSƯT Lệ Giang: Đem tiếng đàn bầu đi muôn nơi”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ a b Thanh Hiệp (14 tháng 10 năm 2021). “NSƯT Lệ Giang mang đàn bầu đến Dubai, hòa tấu cùng dàn nhạc Trung Đông”. nld.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Thanh Xuân (14 tháng 10 năm 2021). “Phút ngẫu hứng "duyên dáng" giữa ngôi sao nổi tiếng người Ả rập và đàn bầu Việt Nam”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ a b “Hòa tấu đàn bầu Việt Nam trên sân khấu âm nhạc truyền thống Trung Đông”. VietnamPlus. 13 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ An An (13 tháng 10 năm 2021). “Đàn bầu Việt Nam trên sân khấu âm nhạc truyền thống Trung Đông”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ Thùy Dương (20 tháng 10 năm 2021). “Để tiếng đàn bầu Việt Nam mãi vang xa”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ “Lần đầu hòa tấu đàn bầu Việt Nam trên sân khấu âm nhạc truyền thống Trung Đông”. Báo Nhân Dân. 14 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ Huy Hoàng (14 tháng 10 năm 2021). “NSƯT Lệ Giang gây bất ngờ với màn trình diễn đàn bầu Việt Nam tại EXPO 2020”. danviet.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ Lê Tình (13 tháng 10 năm 2021). “NSƯT Lệ Giang mang tiếng đàn bầu Việt Nam đến EXPO 2020 Dubai”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2022.