Bước tới nội dung

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Fresco của chim bồ câu ngũ tuần (đại diện Chúa Thánh Thần) tại KarlskircheViên, Áo
Tên gọi khácLễ hội Thiên chúa giáo (Ireland, Anh),
Lễ Chủ Nhật Ba Ngôi (Chính Thống giáo Phương Đông)
Cử hành bởiCông giáo La Mã, Eastern Catholics, Old Catholics, Protestants, Eastern Orthodox, Oriental Orthodox, Anglicans and other Christians
KiểuChristian
Ý nghĩaCelebrates the descent of the Holy Spirit upon the Apostles and other followers of Jesus
NgàyEaster + 49 days
Năm 2024
  • 19 tháng 5 (Western)
  • 23 tháng 6 (Eastern)
Năm 2025
  • 8 tháng 6[1] (Western)
  • 8 tháng 6 (Eastern)
Năm 2026
  • 24 tháng 5 (Western)
  • 31 tháng 5 (Eastern)
Hoạt độngReligious (church) services, festive meals, processions, baptism, confirmation, ordination, folk customs, dancing, spring & woodland rites, festive clothing
Cử hànhPrayer, vigils, fasting (pre-festival), novenas, retreats, Holy Communion, litany
Liên quan đếnShavuot

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (hoặc lễ Hiện xuống, lễ Giáng xuống, lễ Hạ trần) là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu từ ngày lễ Phục sinh. Tên gọi ngày lễ này trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi cho nên đây cũng được gọi là Lễ Ngũ Tuần (tuần ở đây được hiểu là khoảng thời gian mười ngày).

Ngày thứ 40 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức Lễ Thăng Thiên, rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ 50 kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ theo Tân Ước, ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.

Ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại nhà thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu tiên.

Đối với đạo Do Thái, Lễ Ngũ Tuần là ngày kỷ niệm dân Do Thái nhận Kinh Torah từ Môi-se ở Sinai[2].

Một ô kính cửa sổ của Nhà thờ St. Matthew's Lutheran Church tại München, Đức diễn tả cảnh Hiện xuống

Nhưng quan trọng hơn, người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh Linh hiện xuống, ngày này được tin là mang đến những tín hiệu tốt lành và niềm tin vào sự sống. Tên gọi ngày lễ này trong một số nước châu Âu còn có nghĩa là phép thần trị bệnh - vào dịp lễ người ta mong ước và chúc cho nhau mọi bệnh tật sẽ qua khỏi.

Theo luật thì những người Công giáo không được làm việc ăn công, lương vào ngày này. Tại một số quốc gia châu Âu (Đức, Áo, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Hungary, Đan Mạch và ở nhiều vùng của Thụy Sĩ), ngày này và thứ hai kế tiếp là ngày nghỉ lễ có trả lương.

Ngày lễ

[sửa | sửa mã nguồn]

2018

20 tháng 5 (Kitô giáo Tây phương)
27 tháng 5 (Kitô giáo Đông phương)

2019

9 tháng 6 (Kitô giáo Tây phương)
16 tháng 6 (Kitô giáo Đông phương)

2020

31 tháng 5 (Kitô giáo Tây phương)
7 tháng 6 (Kitô giáo Đông phương)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Selected Christian Observances, 2025, U.S. Naval Observatory Astronomical Applications Department
  2. ^ https://en.wikipedia.org/wiki/Shavuot