Lý Hiền (nhà Đường)
Lý Hiền 李賢 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Hoàng tử nhà Đường | |||||
Thái tử Đại Đường | |||||
Tại vị | 676 - 681 | ||||
Tiền nhiệm | Lý Hoằng | ||||
Kế nhiệm | Lý Hiển | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | Kinh Triệu, Trường An | 29 tháng 1, 655||||
Mất | 13 tháng 3, 684 Ba Châu[chú thích 1] | (29 tuổi)||||
An táng | 705 Chương Hoài Thái tử mộ (章怀太子墓), Càn lăng | ||||
Thê thiếp | Tĩnh phi Phòng thị | ||||
Hậu duệ | Xem văn bản | ||||
| |||||
Thân phụ | Đường Cao Tông | ||||
Thân mẫu | Võ Tắc Thiên |
Lý Hiền (chữ Hán: 李賢, 29 tháng 1, 655 - 13 tháng 3, 684), biểu tự Minh Doãn (明允), theo mộ chí thì biểu tự của ông là Nhân (仁), được biết đến với thụy hiệu Chương Hoài Thái tử (章懷太子), là con trai thứ sáu của Đường Cao Tông, vị Hoàng đế thứ ba của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.
Được biết đến là con trai thứ hai của Võ Tắc Thiên, Lý Hiền nổi tiếng trong lịch sử vì tài năng hiếm có. Tuy nhiên vì mối hiềm khích với người mẹ ruột quyền thế, lại tự nghĩ mình là con trai do chị của Võ hậu là Hàn Quốc phu nhân Võ Thuận sinh ra nên ngày càng xa lánh, thậm chí chống đối với mẹ mình. Cuối cùng Lý Hiền đắc tội với Võ hậu, bị phế truất làm dân thường. Sau khi Võ Tắc Thiên nắm đại quyền qua việc phế truất Đường Trung Tông và lập Đường Duệ Tông, bà sai người giám sát Lý Hiền, nhưng không biết vô tình hay cố ý mà Lý Hiền bị các quan viên giám sát bắt ép tự sát.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Khi Đường Cao Tông cùng Võ Tắc Thiên đến Chiêu lăng tế bái Đường Thái Tông, khoảng năm Vĩnh Huy thứ 5 (654), ngày 17 tháng 12 (âm lịch), mùa đông, Lý Hiền được sinh ra trên lộ trình[1]. Hai sách Đường thư chính thống đều ghi lại Lý Hiền do chính Võ hậu sinh ra[2][3], tuy nhiên trong chính hai sách Đường thư cũng ghi lại tin đồn Lý Hiền do chị của Võ hậu, tức Hàn Quốc phu nhân Võ Thuận sinh ra.
Năm Vĩnh Huy thứ 6 (655), theo thông lệ dành cho các hoàng tử triều Đường, Lý Hiền được thụ phong tước Lộ vương (潞王). Năm Hiển Khánh nguyên niên (656), Thái tử Lý Trung bị phế truất, con trưởng của Võ hậu là Lý Hoằng kế vị Thái tử, Lộ vương Lý Hiền lại được gia phong kiêm thêm Thứ sử Kỳ Châu, Châu mục Ung Châu và Đô đốc U Châu, kỳ thực đây chỉ là một dạng tán hàm dành cho hoàng tử mà chưa có thực quyền. Khi còn nhỏ, Lý Hiền tinh thông cổ kim, chăm chỉ đọc sách, là một người rất thông minh và quyết đoán, từng được Cao Tông ở trước mặt Lý Thế Tích tán thưởng không ngừng vì tuổi trẻ tài cao, nói: "Đứa nhỏ này đã đọc Thượng thư, Lễ ký, Luận ngữ, ngâm nga thơ cổ phú mười mấy thiên, vừa thấy là có thể lĩnh hội, cũng sẽ không quên. Ta từng kêu nó đọc 《Luận ngữ》, nó đọc được ‘hiền hiền dịch sắc’ 贤贤易色, luôn mãi đọc. Trẫm hỏi vì cái gì mà lặp lại câu đó mãi thế, nó nói chính mình đặc biệt yêu thích những lời này, thế mới biết đứa nhỏ này thông minh xuất từ thiên tính"[4].
Năm Long Sóc nguyên niên (661), khi được 7 tuổi, được đổi làm Phái vương (沛王), kiêm Đô đốc Dương châu[5]. Năm Long Sóc thứ 2 (662), kiêm Đại đô đốc Dương Châu. Năm đầu Càn Phong (666), khi 11 tuổi, lại tiến phong làm "Tả Vũ vệ Đại tướng quân" (左武衛大將軍). Cũng trong năm đó, Lý Hiền chiêu mộ một trong Đường sơ Tứ kiệt là Vương Bột làm "Tu soạn" (修撰) trong phủ của mình, thập phần coi trọng. Hai năm sau, Lý Hiền cùng với em trai là Anh vương Lý Hiển chơi đá gà, Vương Bột trợ hứng mà viết "Hịch Anh vương kê" (檄英王鸡). Đường Cao Tông biết được sau giận dữ, cho rằng Vương Bột này sẽ châm ngòi khiến 2 vương tranh chấp, nên trục xuất Vương Bột khỏi vương phủ[6].
Năm Hàm Hanh thứ 3 (672), khi 18 tuổi, lại đổi làm Ung vương (雍王), Đại đô đốc Lương Châu, tiếp tục Ung Châu châu mục, lại kiêm "Hữu Vệ đại tướng quân" (右衛大將軍), cải tên thành Lý Đức (李德), thực ấp 1.000 hộ. Hai năm sau trở về tên cũ Lý Hiền[7].
Thái tử Đại Đường
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Thượng Nguyên thứ 2 (675), anh trai Lý Hiền là Thái tử Lý Hoằng qua đời ở Hợp Bích cung. Tháng 6 cùng năm, ông được lập làm Hoàng thái tử, đại xá thiên hạ, cũng được lệnh tiến hành "Giám quốc" (監國)[8].
Không lâu sau khi sách phong làm Thái tử, Đường Cao Tông mắc bệnh, do đó Hoàng thái tử Lý Hiền mới nhận lệnh làm "giám quốc", giải quyết việc triều chính một cách minh bạch, công bằng, rất được trong ngoài triều thần tán dương. Ông lại thường kết giao với bọn học sĩ, có các trước tác như "Liệt phiên chánh luận" (列藩正論), "Xuân cung yếu lược" (春宮要錄), "Tu thân yếu lãm" (修身要覽), lại cho sửa chú Hậu Hán thư của Phạm Diệp dâng lên Cao Tông, rất được khen ngợi. Năm Nghi Phượng nguyên niên (676), Đường Cao Tông viết chiếu thư, trực tiếp khen ngợi Thái tử Lý Hiền: "Hoàng thái tử giữ việc Lưu thủ Giám quốc tới nay không lâu sau, nhưng lưu tâm chính vụ, coi sóc bá tánh, phi thường tận tâm, đối với hình pháp cũng thẩm tra tường tận minh sát. Thêm việc chính vụ rất nhiều, có thể chuyên tâm tinh nghiên thánh nhân kinh điển, lĩnh hội thâm ý. Tiên vương sở tàng thư sách đều có thể nghiên cứu và thảo luận tinh hoa. Hảo thiện chính trực, là quốc gia hy vọng, không phụ lòng trẫm. Mệnh ban thưởng lụa gấm 500 đoạn"[9].
Khi làm thái tử, Lý Hiền có nhiều công lao như thế, tuy nhiên ông lại cùng mẹ là Võ hậu quan hệ không được tốt đẹp. Lúc ấy, đạo sĩ Minh Sùng Nghiễm (明崇儼) được Võ hậu coi trọng, thường nói với Võ hậu:"Thái tử không thể thừa kế được, Anh vương (Lý Hiển) có dung mạo giống Thái Tông, Tương vương (Lý Đán) về sau sẽ đại quý"[10]. Nghe những lời này, Lý Hiền có ý chán ghét Sùng Nghiễm, trong khi đó lại có cung nhân nói Lý Hiền không phải do Võ hậu sinh ra mà là Hàn Quốc phu nhân sinh ra, mà Lý Hiền tự thấy nghi ngờ, nên thành ra sự mâu thuẫn với mẹ ruột ngày càng lớn. Ngay lúc này, Võ hậu cũng cho soạn "Thiếu Dương chánh phạm" (少陽政範) và "Hiếu tử truyện" (孝子傳) ban cho Lý Hiền, càng khiến ông rất bất an[11][12].
Bị phế và qua đời
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Nghi Phượng thứ 4 (679), Minh Sùng Nghiễm bị cường đạo giết, rồi lại chậm chạp bắt không được hung thủ, bởi vậy Võ hậu nghi ngờ là do Lý Hiền làm.
Năm Điều Lộ thứ 2 (680), có người tố giác trong chuồng ngựa ở Đông cung phát hiện hàng trăm kiện áo giáp, Võ hậu liền sai Tiết Nguyên Siêu, Bùi Viêm, Cao Trí Chu điều tra việc này. Đường Cao Tông thương Lý Hiền, không muốn trị tội. Võ hậu nói:"Là con dân mà mưu nghịch, thiên địa bất dung; nay đại nghĩa diệt thân, có thể nào xá được?". Do vậy, Lý Hiền liền bị phế làm thứ dân, giam lỏng tại Trường An[13]. Theo Tư trị thông giám, sự việc này được kể như sau: Lý Hiền bình thường dung mạo rất đẹp, rất sủng ái nam sủng là Triệu Đạo Sinh (趙道生), quan viên ở Đông cung là Vi Thừa Khánh khuyên can lại không nghe. Khi sự việc Thái tử phát ra, Triệu Đạo Sinh lại khai rằng Thái tử sai mình giết Minh Sùng Nghiễm[14]. Không lâu sau, Đường Cao Tông lập con trai thứ 7 của mình là Lý Triết do Võ hậu sinh ra làm thái tử kế nhiệm.
Năm Vĩnh Thuần thứ 2 (683), Lý Hiền bị đày đến nơi hẻo lánh Ba Châu[15][16]. Lúc đi, con cái nô bộc đều quần áo rách rưới thê lương, Lý Hiển vì thương anh mà cầu xin Cao Tông cùng Võ hậu cảm thương anh cả mà ban cho quần áo mùa đông, vì thế toàn gia Phế Thái tử mới bảo toàn mạng sống[17].
Năm Văn Minh nguyên niên (684), Đường Cao Tông băng hà, Võ hậu trở thành Hoàng thái hậu, lâm triều xưng chế, Thái tử Lý Hiển kế vị, tức Đường Trung Tông. Tuy nhiên chỉ một tháng sau, Trung Tông bị Võ Thái hậu phế bỏ, lập em trai là Lý Đán kế nhiệm, tức Đường Duệ Tông, Võ Thái hậu tiếp tục giữ đại quyền. Ngày 22 tháng 2 (âm lịch), Võ Thái hậu sai Kim Ngô vệ Đại tướng quân Khâu Thần Tích đến Ba Thục, dự định tăng thêm giám sát vì thân phận nhạy cảm của Lý Hiền, nhưng Khâu Thần Tích đem Lý Hiền đi nơi khác và lén bức Lý Hiền tự sát. Số tuổi của Lý Hiển tính theo năm dương là 29 tuổi, tuy nhiên Cựu Đường thư ghi lại 32 tuổi[18], mà Tân Đường thư ghi lại 34 tuổi[19]. Võ Thái hậu được tin thì bi ai, an táng cho ông ở cửa Hiển Phước theo nghi lễ của tước vương với huy hiệu cũ là "Ung vương", rồi biếm Khâu Thần Tích làm Thứ sử Điệp châu[20][21]. Không lâu sau đó, Khâu Thần Tích được trở lại vị trí Tả kim ngô tướng quân, sau lại có quân công bình định Từ Kính Nghiệp, không ít nghi ngờ sự việc Khâu Thần Tích bức ép Lý Hiền tự sát là do Võ hậu ngầm mật lệnh. Sách Tư trị thông giám ghi rõ về hành vi của Võ hậu, đối với chi tiết này thì khẳng định là do Võ hậu hạ lệnh[22].
Năm Thần Long nguyên niên (705), Đường Trung Tông phục vị, truy tặng Lý Hiền chức Tư đồ, rước linh cữu về an táng tại Càn lăng. Năm Cảnh Vân thứ 2 (711), Đường Duệ Tông truy phong cho ông thụy hiệu là Chương Hoài Thái tử (章懷太子), hợp táng cùng với vợ là Phòng thị, được gọi là Chương Hoài Thái tử mộ (章怀太子墓)[23][24].
Gia quyến
[sửa | sửa mã nguồn]- Thê thiếp:
- Chương Hoài Thái tử Tĩnh phi Phòng thị (章怀太子靖妃房氏; 658 - 711), người Thanh Hà, Bối Châu, xuất thân từ Thanh Hà Phòng thị (清河房氏), con gái Phòng Tiên Trung (房先忠), cháu nội của Phòng Nhân Dụ (房仁裕), là tộc thúc của đại thần Phòng Huyền Linh. Cuộc đời có ghi lại ở Đường Lũng Tây Lý thị Thanh Hà Thái phu nhân chi bia (唐陇西李氏清河太夫人之碑), Tặng Binh bộ Thượng thư Phòng Trung Công thần đạo bi tịnh tự (赠兵部尚书房忠公神道碑并序) cùng Chương Hoài Thái tử Tĩnh phi vãn từ (章怀太子靖妃挽辞).
- Lương đệ Trương thị (良娣張氏), xuất thân từ Nam Dương Trương thị (南陽張氏) ở Nam Dương, cung nữ xuất thân, hầu ở tiềm để. Khi Lý Hiền bị biếm Ba Châu, cùng đi theo. Sau trở về Trường An, nhưng vẫn bị quản thúc. Lúc Lý Đán phong Tương vương, cả nhà mới có thể ra ngoài. Lúc này Phòng phi cùng Lý Thủ Lễ ở trong phường Hưng Hóa ở Tây thành, còn Trương thị ở trong phường Duyên Khang, phía tây của Hưng Hóa[25]. Có Chương Hoài Thái tử Lương đệ Trương thị thần đạo bi (章怀太子良娣张氏神道碑) ghi lại.
- Hậu duệ:
- Lý Quang Thuận (李光順; ? - 692), trong năm Thiên Thụ (690 - 692) thời Võ Tắc Thiên được phong An Lạc Quận vương (安樂郡王), bị giết hại, không có con nối. Những năm Tiên Thiên thời Đường Huyền Tông cải truy tặng làm Cử vương (莒王). Lý Quang Thuận là trưởng tôn của Võ Tắc Thiên, sách sử không có ghi lại nguyên nhân bị tru sát, nhưng thời gian này là lúc Võ Tắc Thiên sử dụng nhiều gian đảng, rất có thể Lý Quang Thuận chết cũng tương tự như Đích trưởng tôn khác của Võ Tắc Thiên là Lý Trọng Nhuận, con đích trưởng của Đường Trung Tông.
- Lý Thủ Lễ (李守禮; 672 - 741), bổn danh Quang Nhân (光仁), thụ Thái tử Tiển mã, nhận tập tước Tự Ung vương (嗣雍王), sau phong Bân vương (邠王). Thời trẻ tùy cha lưu đày, sau khi Lý Hiền chết thì cùng các con của Đường Duệ Tông Lý Đán cùng bị giam cầm trong cung. Khi mất cũng chôn ở Càn lăng.
- Lý Thủ Nghĩa [李守义], trong năm Văn Minh thụ phong Kiền Vị quận vương (犍为郡王), sau cải phong Vĩnh An Quận vương (永安郡王), chết bệnh, vô hậu tự. Thời Đường Huyền Tông, truy tặng Tất vương (毕王).
- Trường Tín Quận chúa (長信郡主): khi Lý Hiền bị phế thì hàng vi Huyện chúa. Những năm Thiên Thụ thứ 2 (691), tổ mẫu Võ Tắc Thiên giam cùng các anh em ruột và các con của Đường Duệ Tông trong cung, hơn 10 năm không được ra.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lưu Hu, quyển 4: 戊午,發京師謁昭陵,在路生皇子賢。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 高宗八男:則天順聖皇后生中宗、睿宗及孝敬皇帝弘、章懷太子賢。
- ^ Âu Dương Tu, quyển 81: 武后生弘、賢、中宗皇帝、睿宗皇帝。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 章懷太子賢,字明允,高宗第六子也。永徽六年,封潞王。顯慶元年,遷授岐州刺史。其年,加雍州牧、幽州都督。時始出閣,容止端雅,深為高宗所嗟賞。高宗嚐謂司空李勳曰:"此兒已讀得《尚書》、《禮記》、《論語》,誦古詩賦復十餘篇,暫經領覽,遂即不忘。我曾遣讀《論語》,至‘賢賢易色’,遂再三覆誦。我問何為如此,乃言性愛此言。方知夙成聰敏,出自天性。"
- ^ "Toàn Đường văn" 全唐文, quyển 14: 维龙朔元年,岁次辛酉,十月癸亥朔十七日己卯,皇帝若曰:於戏!夫翦商统历,建侯以崇藩卫,纂尧开运,分土以光震闻。故乃族茂麟趾,经国之令图;地利犬牙,裁化之明准。惟尔雍州牧幽州都督上柱国潞王贤,颖擢元枢,轴荣紫极。姿仪英彻,占对淹凝;机悟韶敏,风徽简令。雕镕信义,振英挺于觿年;苑囿文词,标秀发于髫日。艺优楚沛,道驾天人,繇蚁层台,舞鹤悬镜。湛清襟于篁沼,鼓芳誉于𬞟风。是用命尔为沛王使持节都督扬和滁润常宣歙等七州诸军事扬州刺史,左武候大将军牧及勋并如故。徐方奥壤,泗水名区,荣耀虞圭,赏延汉砺。加以作牧淮海,式道京畿,申大雅而厘风,资乐善而扬德,必宜靖恭乃位,克懋声猷。光被宠重,可不祗欤!Quản lý CS1: postscript (liên kết)
- ^ Lưu Hu, quyển 190: 沛王賢聞其名,召為沛府修撰,甚愛重之。諸王鬥雞,互有勝負,勃戲為《檄英王雞文》。高宗覽之,怒曰:「據此是交構之漸。」即日斥勃,不令入府。久之,補虢州參軍。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 咸亨三年,改名德,徙封雍王,授涼州大都督,雍州牧、右衛大將軍如故,食實封一千戶。上元元年,又依舊名賢。
- ^ Lưu Hu, quyển 86:上元二上,孝敬皇帝薨。其年六月,立為皇太子,大赦天下,尋令監國。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 處事明審,為時論所稱。儀鳳元年,手敕褒之曰:"皇太子賢自頃監國,留心政要。撫字之道,既盡於哀矜;刑綱所施,務存於審察。加以聽覽餘暇,專精墳典。往聖遺編,鹹窺壺奧;先王策府,備討菁華。好善載彰,作貞斯在,家國之寄,深副所懷。可賜物五百段。"賢又招集當時學者太子左庶子張大安、洗馬劉訥言、洛州司戶格希玄、學士許叔牙成玄一史藏諸周寶寧等,注范曄《後漢書》,表上之,賜物三萬段,仍以其書付秘閣。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 時正議大夫明崇儼以符劾之術為則天所任使,密稱"英王狀類太宗"。又宮人潛議雲"賢是後姊韓國夫人所生",賢亦自疑懼。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 則天又嚐為賢撰《少陽政範》及《孝子傳》以賜之,仍數作書以責讓賢,賢逾不自安。
- ^ Tư Mã Quang, quyển 202: 太子賢聞宮中竊議,以賢為天后姊韓國夫人所生,內自疑懼。明崇儼以厭勝之術為天后所信,厭,於葉翻。常密稱「太子李贤不堪承繼,英王李哲貌類太宗李世民」,又言「相王李轮相最貴」。相,悉亮翻。天后嘗命北門學士撰《少陽正範》顏延之曲水詩序曰:正體毓德於少陽。注云:東宮,少陽位也。少,詩照翻。及《孝子傳》以賜太子,傳,直戀翻。又數作書誚讓之,數,所角翻。誚,才笑翻。太子愈不自安。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 調露二年,崇儼為盜所殺,則天疑賢所為。俄使人發其陰謀事,詔令中書侍郎薛元超、黃門侍郎裴炎、御史大夫高智周與法官推鞫之,於東宮馬坊搜得皂甲數百領,乃廢賢為庶人,幽於別所。
- ^ Tư Mã Quang, quyển 202: 及崇儼死,賊不得,天后疑太子所為。太子頗好聲色,與戶奴趙道生等狎昵,好,呼到翻。昵,尼質翻。多賜之金帛,司議郎韋承慶上書諫,不聽。上,時掌翻。天后使人告其事。詔薛元超、裴炎與御史大夫高智周等雜鞫之,於東宮馬坊搜得皂甲數百領,以為反具;道生又款稱太子使道生殺崇儼。上素愛太子,遲回欲宥之,天后曰:「為人子懷逆謀,天地所不容;大義滅親,何可赦也!」甲子,廢太子賢為庶人,遣右監門中郎將令狐智通等送賢詣京師,監,古銜翻。將,即亮翻。幽于別所,黨與皆伏誅,仍焚其甲於天津橋南以示士民。劉昫曰:東都,周之王城,平王東遷所都也。故城在今苑內東北隅。自赧王以後,及東漢、魏文、晉武皆都於今故洛城。隋大業元年,自故洛城西移十八里,置新都,今都城是也。北據邙山,南對伊闕,洛水貫都,有河漢之象、跨洛為橋,曰天津橋。唐世人主,往來東都、西京,而寔都長安,以長安為京師。承慶,思謙之子也。韋思謙見一百九十九卷永徽元年。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 永淳二年,遷於巴州。
- ^ “"Chương Hoài Thái tử Tĩnh phi Thanh Hà Phòng thị mộ chí văn" 章怀太子并妃清河房氏墓志文”: 以永淳二年,奉敕徙于巴州安置。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
- ^ "Toàn Đường văn" 全唐文,, quyển 218: 臣某言:臣聞心有所至,諒在於聞天;事或可矜,必先於叫帝。庶人不道,徙竄巴州,臣以兄弟之情,有懷傷憫,昨者臨發之日,輒遣使看,見其緣身衣服,微多故弊,男女下從,亦稍單薄。有至於是,雖自取之,在於臣心,能無憤愴?天皇衣被天下,子育蒼生,特乞流此聖恩,霈然垂許:其庶人男女下從等,每年所司,春冬兩季,聽給時服。則浸潤之澤,曲霑於螻蟻;生長之仁,不遺於蕭艾。無任私懇之至,謹遣某官奉表陳請以聞。Quản lý CS1: postscript (liên kết)
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 文明元年,則天臨朝,令左金吾將軍丘神勣往巴州檢校賢宅,以備外虞。神勣遂閉於別室,逼令自殺,年三十二。
- ^ Âu Dương Tu, quyển 81: 武后得政,詔左金吾將軍丘神勣檢衛賢第,迫令自殺,年三十四。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 則天舉哀於顯福門,貶神勣為疊州刺史,追封賢為雍王。
- ^ Âu Dương Tu, quyển 81: 後舉哀顯福門,貶神勣疊州刺史,追復舊王。
- ^ Tư Mã Quang, quyển 203: 辛酉,太后命左金吾將軍丘神勣詣巴州,檢校故太子賢宅,以備外虞,其實風使殺之。神勣,行恭之子也。丘神勣至巴州,幽故太子賢於別室,逼令自殺。太后乃歸罪於神勣,戊戌,舉哀於顯福門,貶神勣為疊州刺史。己亥,追封賢為雍王。神勣尋復入為左金吾將軍。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 神龍初,追贈司徒,仍遣使迎其喪柩,陪葬於乾陵。睿宗踐祚,又追贈皇太子,諡曰章懷。
- ^ Âu Dương Tu, quyển 81: 神龍初,贈司徒,遣使迎喪,陪葬乾陵。睿宗立,追贈皇太子及謚。
- ^ Lưu Hu, quyển 86: 守禮本名光仁,垂拱初改名守禮,授太子洗馬,封嗣雍王。時中宗遷於房陵,睿宗雖居帝位,絕人朝謁,諸武讚成革命之計,深嫉宗枝。守禮以父得罪,與睿宗諸子同處於宮中,凡十餘年不出庭院。
- Tài liệu tham khảo
- Lưu Hu. Cựu Đường thư.
- Âu Dương Tu. Tân Đường thư.
- Tư Mã Quang. Tư trị thông giám.
- Đại Đường cố Chương Hoài thái tử Tĩnh phi Thanh Hà Phòng thị mộ chí minh (大唐故章怀太子并妃清河房氏墓志铭)
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “chú thích”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="chú thích"/>
tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref>
bị thiếu