Bước tới nội dung

Lê Văn Xuân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Văn Xuân
Chức vụ
Nhiệm kỳ1971 – 1975
Tiền nhiệmLê Tự Lập
Kế nhiệmLê Cao Thông
Nhiệm kỳ1982 – 1992
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh10 tháng 10, 1929
Đức Phong, Mộ Đức, Quảng Ngãi, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất12 tháng 6, 2003(2003-06-12) (73 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân mấtSuy tim
Nơi ởThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nghề nghiệpTướng lĩnh Hải quân
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
1947
Alma materHọc viện Hải quân Trung Quốc
Học viện Hải quân Liên Xô
Tặng thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhì
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụQuân chủng Hải quân
Năm tại ngũ1945-2003
Cấp bậc

Lê Văn Xuân (10 tháng 10 năm 192912 tháng 6 năm 2003), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Phó Đô đốc, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân chủng Hải quân, Chính uỷ Trường Sĩ quan Hải quân.[1][2]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Văn Xuân sinh ngày 10 tháng 10 năm 1929, quê tại xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia quân ngũ từ tháng 3 năm 1945, chiến đấu ở chiến trường Liên khu 5, tham gia các chiến dịch ở Quảng Nam – Đà Nẵng và Bắc Tây Nguyên. Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ông tập kết ra Bắc và đảm nhiệm Trưởng ban Tuyên huấn Sư đoàn 305. Đến tháng 5 năm 1959, ông là Trưởng phòng Tuyên huấn Quân chủng Hải quân. Năm 1971, ông được bổ nhiệm làm Chính uỷ Trường Sĩ quan Hải quân. Ông lần lượt trở thành Phó Chủ nhiệm chính trị và Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân vào năm 1975 và 1979. Trong khoảng thời gian này, ông từng tham gia học tập tại Trường Trung cao chính trị Bộ Quốc phòng, Học viện Hải quân Trung Quốc, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và Học viện Hải quân Liên Xô. Từ năm 1988 đến tháng 10 năm 1995, ông là Phó Tư lệnh về Chính trị, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân chủng Hải quân.[3] Ông được phong hàm Chuẩn đô đốc vào năm 1984 và Phó đô đốc vào năm 1992.[4] Ông qua đời vào lúc 6 giờ 20 phút ngày 31 tháng 12 năm 2003.

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1954 1960 - 1974 1980 1984 1992
Cấp bậc Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Chuẩn đô đốc Phó đô đốc

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ban Giám đốc và các đồng chí lãnh đạo qua các thời kỳ”. Học viện Hải quân. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ My Lăng (7 tháng 5 năm 2015). “Công binh hải quân: Nhớ thời khổ cực mà oai hùng”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 21 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Hoàng Triệu (6 tháng 10 năm 2018). “Tổng Bí thư Đỗ Mười với bộ đội Hải quân”. Báo Hải quân Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Bộ Quốc phòng (2004). Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 1202. OCLC 777923495.