Bước tới nội dung

Lê Thư Hương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Thư Hương
Thông tin nghệ sĩ
Sinh4 tháng 12, 1978 (46 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Thể loạiCổ điển
Nghề nghiệpNghệ sĩ, Flutist
Nhạc cụFlute

Lê Thư Hương (sinh ngày 4 tháng 12 năm 1978) là một tiến sĩ, giảng viên, nghệ sĩ sáo flute (sáo Tây) người Việt Nam. Cô là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên ra mắt một album sáo flute cổ điển.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thư Hương sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc.[2] Cha cô là PGS.TS. Họa sỹ Lê Bá Dũng.[3] Ban đầu, cô được học piano. Đến năm 8 tuổi, cô chuyển sang học sáo flute rồi theo con đường âm nhạc hàn lâm.[4] Năm 2001, Lê Thư Hương tốt nghiệp thủ khoa hệ đại học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam[5] và được nhận học bổng theo học tại Nhạc viện Hoàng gia Đan Mạch.[3]

Bác ruột của cô là nghệ sĩ violin Bùi Công Thành, anh họ là nghệ sĩ violin Bùi Công Duy.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi theo học 4 năm tại Nhạc viện Hoàng gia Đan Mạch với những nghệ sĩ sáo flute nổi tiếng thế giới như giáo sư Toke Lund Christiansen và giáo sư Henrik Svitzer,[6] cô tiếp tục làm nghiên cứu sinh và học bậc Tiến sĩ chyên ngành biểu diễn tại Đại học Bắc Texas, Hoa Kỳ,[7][8] dưới sự hướng dẫn của giáo sư Terri Sundberg, James Scott và Elizabeth McNutt.[9] Qua đó, cô trở thành tiến sĩ sáo flute đầu tiên của Việt Nam.[1][10] Năm 2006, Lê Thư Hương cùng với những đồng nghiệp của mình là nghệ sĩ oboe Phan Việt Cường, nghệ sĩ clarinet Trần Khánh Quang, nghệ sĩ Kèn cor Kim Xuân Hiếu và nghệ sĩ bassoon Văn Thanh Hà thành lập nhóm Ngũ tấu Kèn gỗ mang tên Fantasia.[4] Cô đã từng theo học giáo sư, nghệ sĩ sáo nổi tiếng thế giới William Bennett qua các khóa lớp chuyên môn (masterclass) ở Luân Đôn và nhận được học bổng từ Cục hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển để theo học chương trình biểu diễn nâng cao tại Học viện Âm nhạc Malmo, Thụy Điển.[9]

Năm 2019, Lê Thư Hương giành được giải nhất trong cuộc thi American Protégé Music Competitions, hạng mục International Woodwinds and Brass (Kèn gỗ và kèn đồng quốc tế).[11] Cô được mời biểu diễn trong chương trình hòa nhạc của các thí sinh đoạt giải vào ngày 15 tháng 12 năm 2019 tại khán phòng Carnegie Hall ở thành phố New York.[11][12]

Cô thường xuyên xuất hiện với vai trò nghệ sĩ độc tấu, hòa tấu và trong dàn nhạc giao hưởng tại các buổi hòa nhạc ở Việt Nam cũng như tại các liên hoan âm nhạc quốc tế uy tín ở Nhật Bản, Pháp, Đức, Mỹ, Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển.[12][13] Cô cũng là bè trưởng bè flute của Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội.[14]

Lê Thư Hương hiện là giảng viên flute của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.[15] Đầu tháng 12 năm 2022, Lê Thư Hương là một trong những nghệ sĩ tham gia biểu diễn độc tấu tại Đêm hòa nhạc Giáng sinh tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cùng nhạc trưởng Đồng Quang VinhTrần Nhật Minh.[16][17]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thư Hương được nhận định là một nghệ sĩ sáo flute hàng đầu của Việt Nam.[18][1] Trong một phỏng vấn với báo Nhân Dân, cô cho biết trước mỗi chương trình độc tấu với dàn nhạc, cô luyện tập từ 6 đến 8 tiếng một ngày trong nhiều tháng trước đó.[19]

Nghệ sĩ sáo flute người Mỹ James Scott nhận định Lê Thư Hương rằng "nghệ thuật trình diễn của Lê Thư Hương mang đến sự ấm áp và chân thật qua phong cách biểu diễn đầy cảm xúc đến tuyệt vời, khả năng điều khiển cây sáo điêu luyện chứa đựng những thanh âm đẹp và một kỹ thuật dày dặn".[11][20]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c V.Hà (27 tháng 8 năm 2021). “Nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương: Cuộc sống là một bản giao hưởng nhiều màu sắc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b Hương Thủy (7 tháng 6 năm 2016). “Bay bổng với đêm nhạc mùa hè”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ a b Thụy Du. “Bay bổng cùng tiếng sáo Lê Thư Hương”. hanoimoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ a b Viễn Phong (28 tháng 11 năm 2014). “Ước mơ giản dị của nữ nghệ sỹ 30 năm thổi sáo flute”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ T.An (15 tháng 6 năm 2016). “Chương trình độc tấu sáo "Fantasy mùa hè" của nghệ sĩ Lê Thư Hương”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ PV (30 tháng 5 năm 2016). “Chương trình độc tấu sáo của nghệ sỹ Lê Thư Hương”. baotintuc.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ Vũ Cốc (19 tháng 10 năm 2017). “Không ngừng hoàn thiện bản thân”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ T.T (14 tháng 6 năm 2016). “Thưởng thức Fantasy mùa Hè”. Báo Thế giới và Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ a b Đ.N (5 tháng 6 năm 2018). “Đêm nhạc Pháp "Hương Paris". Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ Hạnh Nguyên (4 tháng 9 năm 2021). “Việt Nam là nơi tôi thuộc về”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ a b c Bảo Trang (31 tháng 10 năm 2019). “Nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương giành giải cao nhất của cuộc thi uy tín quốc tế”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ a b Thu Giang (2 tháng 11 năm 2021). “Nhóm nhạc nữ Hà Nội ra MV 'Gimme Gimme Gimme' của huyền thoại ABBA”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ Bảo Trang (22 tháng 7 năm 2018). “Nghệ sĩ Lê Thư Hương - Hòa hợp giữa dân gian và đương đại”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ Diệp Anh (8 tháng 6 năm 2018). “Đêm nhạc Pháp "Hương Paris" tại Hà Nội”. Báo Lao động thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ “Khoa Kèn - Gõ”. www.vnam.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  16. ^ Hương Hồ (30 tháng 11 năm 2022). “Ca sĩ Mỹ Anh hát với Dàn nhạc giao hưởng Trẻ”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  17. ^ Thanh Hương (30 tháng 11 năm 2022). “Ca sĩ Mỹ Anh và sự kết hợp đặc biệt với Dàn nhạc giao hưởng trẻ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ Ban thời sự VTV (18 tháng 6 năm 2016). “Nghệ sĩ Lê Thư Hương và tình yêu với sáo flute”. BAO DIEN TU VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  19. ^ Hạnh Nguyên (14 tháng 7 năm 2018). “Tôi theo đuổi con đường "đa hương sắc". Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.
  20. ^ Nguyễn Hoàng Điệp (3 tháng 8 năm 2017). “Nghệ thuật có đắt đâu, chỉ cây sáo vàng là hình như hơi đắt!”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2022.