Lê Hiếu Trung
Lê Hiếu Trung 黎孝忠 | |
---|---|
Giám sát ngự sử | |
Thông tin cá nhân | |
Giới tính | Nam |
Học vấn | Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân |
Chức quan | Giám sát ngự sử Tư nghiệp Quốc tử giám |
Quốc gia | Đại Việt |
Thời kỳ | Lê sơ |
Lê Hiếu Trung (chữ Hán: 黎孝忠)[1] là một tư nghiệp Quốc tử giám thời Lê sơ, đỗ đồng tiến sĩ năm 1502.[2][3][4]
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Lê Hiếu Trung là người làng Chi Nê (芝泥),[5][6] huyện Chương Đức (彰德),[1][2][3][7][8] nay thuộc thôn Chi Nê, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ.[9][10]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông do quân hạng Định huân, thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân[11] khoa Nhâm Tuất 1502[3][4] niên hiệu Cảnh Thống.[2][9][10] Mùa đông năm Đoan Khánh Đinh Mão 1507, Lê Hiếu Trung làm đến Giám sát ngự sử[11] và được làm phó sứ sang Minh tạ việc sách phong. Đến đời Quang Thiệu ông làm tư nghiệp Quốc tử giám,[11] về sau tự tử[12] do Lê Chiêu Tông ở Thượng Yên Quyết bị Trịnh Tuy bắt đem về Thanh Hoa.[2][5] Theo một tài liệu thì ông bị giết.[6]
Nhận định
[sửa | sửa mã nguồn]Trong Lịch triều hiến chương loại chí ở phần "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa".[2] Lê Hiếu Trung thường được khen là có tiết nghĩa.[2][6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Đàm Văn Lễ (1502), “Cảnh Thống ngũ niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh ký”, vi.wikisource.org
- ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 413
- ^ a b c Nguyễn Mạnh Cường & Nguyễn Thị Hồng Hà 2007, tr. 264
- ^ a b Nguyễn T. 2000, tr. 87
- ^ a b Đào Duy Anh và đồng nghiệp 1992, tr. 253
- ^ a b c Cao Xuân Dục, Trần Lê Sáng & Phạm Kỳ Nam 2001, tr. 460
- ^ Viện Sử học (Việt Nam) 1988, tr. 100.
- ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 158.
- ^ a b Phạm Ngô Minh & Lê Duy Anh 2001, tr. 86
- ^ a b Lê Ngọc Doanh & Ban thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ 2003, tr. 260
- ^ a b c Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 137
- ^ Nguyễn Duy Hinh & Viện nghiên cứu tôn giáo (Việt Nam) 1996, tr. 90.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Cao Xuân Dục; Trần Lê Sáng; Phạm Kỳ Nam (2001), Tuyển tập Cao Xuân Dục, tập 4, Nhà xuất bản Văn học
- Đào Duy Anh; Phạm Trọng Điềm; Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử học (Việt Nam) (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nhà xuất bản Thuận Hóa
- Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
- Lê Ngọc Doanh; Ban thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ (2003), Chương Mỹ xưa và nay, Sở văn hóa thông tin Hà Tây
- Nguyễn Duy Hinh; Viện nghiên cứu tôn giáo (Việt Nam) (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Nguyễn Mạnh Cường; Nguyễn Thị Hồng Hà (2007), Nho giáo - Đạo học trên đất kinh kỳ: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin & Viện văn hóa
- Nguyễn T. (2000), Làng mỹ tục Hà Tây, Sở văn hóa thông tin Hà Tây
- Phạm Ngô Minh; Lê Duy Anh (2001), Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng
- Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
- Viện Sử học (Việt Nam) (1988), Nghiên cứu lịch sử, số 240-241, Viện Sử học