Bước tới nội dung

Lá khát

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lá khát
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Celastrales
Họ (familia)Celastraceae
Chi (genus)Catha
Loài (species)C. edulis
Danh pháp hai phần
Catha edulis
(Vahl) Forssk. ex Endl., 1841

Lá Khat (Danh pháp khoa học: Catha edulis) thường được gọi tên trong tiếng Việt là lá Khát, bắt nguồn từ tiếng Ả Rập: القات al-qāt. Do tác dụng kích thích và gây nghiện, lá Khát còn được gọi là "lá thiên đường".[1][2] Cây khát là một loài thực vật có hoa trong họ Dây gối. Loài này được (Vahl) Endl. mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1841.[3]

Lá Khát là loại cây trồng lâu năm. Ở nhiều nước châu Phi, lá Khát thường được nhai như trầu ở Việt Nam. Lá khát được phơi khô, chế biến thành nước để uống như uống cà phê. Trên thị trường, lá Khát có giá từ 0,5 đến 20 USD một bó. Tuy nhiên tùy thuộc vào chất lượng và độ tươi của lá mà giá thành có thể đắt hơn một chút. Nhu cầu lớn nên lượng tiêu thụ lớn, trung bình một ngày hơn 25.000 kg lá Khát được bán ra tại chợ Adaway của Ethiopia.

Tính hợp pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá khát được sử dụng hợp pháp ở một số nước như Yemen và Ethiopia.[4] Tuy nhiên, tại phần lớn các quốc gia trên thế giới — bao gồm Việt Nam — thì việc trồng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng trái phép lá khát là bất hợp pháp.[5][6][7]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dickens, Charles (1856) [Digitized ngày 19 tháng 2 năm 2010]. “The Orsons of East Africa”. Household Words: A Weekly Journal, Volume 14. Bradbury & Evans. tr. 176. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2014. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí (Free eBook)
  2. ^ Khâu Minh Tuấn (25 tháng 10 năm 2019). “Lá khat, lá "thiên đường"?”. Bệnh viện nhân dân 115.
  3. ^ The Plant List (2010). Catha edulis. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “Legal Status of Khat in Selected Jurisdictions” (PDF). tháng 5 năm 2015.
  5. ^ “Luật số 100/2015/QH13 của Quốc hội: Bộ Luật Hình sự”.
  6. ^ “Luật số 73/2021/QH14 của Quốc hội: Luật Phòng, chống ma túy” (PDF).
  7. ^ “Nghị định số 57/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất” (PDF).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]