Hội chứng người đẹp ngủ
Kleine–Levin syndrome | |
---|---|
Tên khác | Familial hibernation syndrome [1] |
Khoa/Ngành | Thần kinh học |
Hội chứng người đẹp ngủ tên khoa học chính thức là Hội chứng Kleine-Levin (KLS), là một hiện tượng rối loạn thần kinh về giấc ngủ và ăn uống. Mắc chứng bệnh này, bệnh nhân thường ngủ li bì cả ngày lẫn đêm (hypersomnolence), mỗi lần thức dậy chỉ để ăn và đi vào phòng tắm. Khi thức dậy, thái độ người bệnh thường thay đổi, thường thì tính cách giống như một đứa trẻ.[2][3] Theo các chuyên gia thì hội chứng này thường phát bệnh trong thanh thiếu niên là 1%, khoảng 70% người bệnh là nam giới. Hiện nguyên lý phát bệnh vẫn chưa rõ, đồng thời cũng chưa có phương pháp trị liệu hiệu quả, song căn bệnh này sẽ tự mất sau 8-12 năm.[4]
Triệu chứng
[sửa | sửa mã nguồn]Người mắc phải hội chứng này thường ngủ li bì ngày lẫn đêm. Họ thường trải qua các trạng thái mộng du, thiếu cảm xúc như người bị bệnh trầm cảm, cho nên hay gây ra các lo ngại và nhầm lẫn ở các bậc cha mẹ của người bệnh là con mình mắc phải triệu chứng trầm cảm hơn là hội chứng Kleine-Levin. Với các triệu chứng trên, chính đến các bác sĩ cũng thường nhầm lẫn và khó chẩn đoán chính xác bệnh trong thời gian ngắn, thường cho là thuộc các chứng bệnh tâm thần phân liệt, còn nghi bệnh nhân sử dụng ma túy nên mới có những triệu chứng đó, có những trường hợp phải mất nhiều năm mới chẩn đoán đúng bệnh.[3]
Người bệnh thường không có khả năng chăm sóc mình, họ nằm lì trên giường, tỏ ra kín đáo và mệt mỏi kể cả lúc tỉnh táo. Hầu hết tất cả các bệnh nhân đều cho rằng họ không có khả năng tập trung và họ rất nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Trong một số trường hợp họ trở nên rất thèm ăn.
Khi tỉnh dậy sau một thời gian ngủ vùi, họ thường rơi vào trạng thái bất ổn về tâm lý, trở thành trẻ con (tâm lý), có thể quên hết mặt chữ đã từng học... Bệnh phát theo chu kỳ, có thể ngủ li bì trong vài ngày, vài tuần và có thể lên đến hàng tháng mới thức dậy.
Nguyên nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể do khuynh hướng di truyền, một số khác thì đồng ý rằng, đó là kết quả của một rối loạn tự miễn dịch.[5] Nhưng cả hai đều đồng ý rằng có thể một phần não của người bệnh làm nhiệm vụ điều tiết giấc ngủ, ăn uống và thân nhiệt bị rối loạn dẫn đến hội chứng trên.[6] Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng có thể có một sự thiếu hụt của mật độ vận chuyển dopamine ở thể vân thấp hơn thông thường.[7]
Nguồn gốc tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Hội chứng Kleine-Levin được đặt tên theo Willi Kleine và Max Levin, những người đã nghiên cứu hội chứng này cùng lúc với nhau vào những năm 1925 và 1936. Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ người Pháp Edmé Pierre Chauvot de Beauchêne (1748-1824) năm 1786. Hội chứng Kleine-Levin đã được giới thiệu bởi nhà thần kinh học người Anh, MacDonald Critchley (1900-1997) vào năm 1942.[8][9][10][11][12]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Kleine Levin syndrome | Genetic and Rare Diseases Information Center (GARD) – an NCATS Program”. rarediseases.info.nih.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2019.
- ^ Pfeiffer, Eric (ngày 19 tháng 6 năm 2012). “Teen with 'Sleeping Beauty Syndrome' wakes up after two months”. Yahoo! News. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2012.
- ^ a b Hội chứng "người đẹp ngủ" câu chuyện của Alanna Wong - http://maritimesnew.blogspot.com/2012/02/hoi-chung-nguoi-ep-ngu-cau-chuyen-cua.html
- ^ “Cô gái mắc hội chứng 'người đẹp ngủ'”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 7 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Kleine-Levin syndrome - Center for Narcolepsy - Stanford University School of Medicine”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
- ^ R. Poryazova, B. Schnepf, P. Boesiger, C. L. Bassetti. Magnetic resonance spectroscopy in a patient with Kleine-Levin syndrome. J Neurol, 2007, Oct, 254(10): 1445-1446.
- ^ M. Q. Hoexter, M. C. Shih, D. D. Mendes, C. Godeiro-Junior, A. C. Felicio, Y. K. Fu, S. Tufik, R. A. Bressan. Lower dopamine transporter density in an asymptomatic patient with Kleine-Levin syndrome. Acta Neurol Scand, 2008, May, 117(5): 370-373.
- ^ E. P. Chauvot de Beauchêne [Observation of a nervous disease attended by disturped sleep, at times lethargic and at times convulsive.]A Amsterdam et à Paris: chez Méquignon l'aine, 1786.
- ^ M. Critchley, H. Hoffman 'The syndrome of periodic somnolence and morbid hunger (Kleine-Levin syndrome)'British Medical Journal, London, 1942, 1: 137-139.
- ^ W. Kleine. Periodische Schlafsucht. Monatsschrift für Psychiatrie und Neurologie, 1925, 57:285-320.
- ^ M. Levin. Periodic somnolence and morbid hunger: A new syndrome. Brain, Oxford, 1936, 59:494-504.
- ^ “Whonamedit”. Truy cập 7 tháng 10 năm 2015.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- The KLS Foundation
- KLS Life
- kleine_levin tại Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ (NINDS)
- The teenager who sleeps for 10 days BBC News online with video (2010-12-08)
- Sluggish cognitive tempo
- Bipolar II