Bước tới nội dung

Kim Tiến (phát thanh viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Kim Tiến
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Vũ Kim Tiến
Ngày sinh
2 tháng 7, 1946 (78 tuổi)
Nơi sinh
Hàng Bông, Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Tôn giáoTin Lành
Nghề nghiệpPhát thanh viên
Biên tập viên
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1993)

Kim Tiến (tên đầy đủ là Vũ Kim Tiến, sinh ngày 2 tháng 7 năm 1946), là cựu phát thanh viên, biên tập viên nổi tiếng của Đài Truyền hình Việt Nam. Bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.[1] Kim Tiến là Cơ Đốc nhân thuộc Hội thánh Tin Lành Hà Nội.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kim Tiến sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Bông, Hà Nội. Năm 13 tuổi, Kim Tiến theo học trường múa và là người duy nhất trong 5 anh em đi theo con đường nghệ thuật. Xuất thân từ một nghệ sĩ múa nhưng bà có niềm đam mê với phát thanh, truyền hình. Năm 1970, Kim Tiến thi tuyển phát thanh viên cho Đài Tiếng nói Việt Nam, năm 1971 bà tiếp tục thi vào Đài Truyền hình Việt Nam nhưng cả hai lần đều không đỗ. Năm 1975, bà về công tác tại đội múa của Đài Truyền hình Việt Nam và sau đó được chuyển sang làm phát thanh viên. Bà là một trong những phát thanh viên đầu tiên của Ban Thời sự VTV và cũng là một trong những người dẫn chương trình truyền hình đầu tiên kể từ từ khi VTV lên sóng.[1] Ngoài công việc phát thanh viên và biên tập viên, Kim Tiến còn làm thuyết minh cho phim truyền hình. Bà là người thuyết minh cho bộ phim nổi tiếng Tây du ký (bản năm 1986). Kim Tiến dừng làm phát thanh viên chương trình Thời sự từ tháng 5 năm 2001 do công việc của chương trình Thời sự trực tiếp có cường độ lớn, không phù hợp với độ tuổi. Bà chuyển sang làm việc tại Ban chương trình, lên hình ở chương trình Hộp thư Truyền hình trên VTV1.[2]

Năm 2002, bà nghỉ hưu nhưng vẫn mở lớp dạy phát thanh, biên tập cho các học viên trẻ, đồng thời vẫn thể hiện lời bình cho nhiều phim tài liệu của Đài Truyền hình Việt Nam.[3]

Người chồng thứ hai của bà là ông Đào Văn Tám, doanh nhân, Tiến sĩ hóa học.[4][cần dẫn nguồn][5]

Tháng 3 năm 2016, bà ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV theo sự đề cử của Hội thánh Tin Lành Hà Nội.[6]

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c NSƯT Kim Tiến: Giọng đọc huyền thoại trong câu nói:"Thuê bao quý khách vừa gọi..". Chương trình cuộc sống thường ngày, chuyên mục khách mời cuộc sống - nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến và chuyện làm truyền hình ngày ấy - bây giờ, theo VTV
  2. ^ “Vì sao Kim Tiến vắng bóng trên chương trình thời sự? - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 25 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ NSƯT Kim Tiến và những bí mật đi cùng năm tháng Lưu trữ 2015-06-03 tại Wayback Machine. Theo Thùy Phương/Báo Gia đình & Xã hội, ngày 17/04/2015.
  4. ^ “NSƯT Kim Tiến chia sẻ những bí mật về hạnh phúc riêng”. Đời sống pháp luật. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  5. ^ Gặp gỡ, lắng nghe Doanh nhân Đào Văn Tám - Giá trị cho đi từ những người đi trước
  6. ^ “NSƯT Kim Tiến: "Tôi rất bất ngờ khi được đề cử làm Đại biểu Quốc hội". Dân Trí. ngày 14 tháng 3 năm 2016.