Bước tới nội dung

Kim Lực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kim Lực (tiếng Trung: 金力, Jin Li) sinh năm 1963 tại Thượng Hải, là một nhà di truyền học Trung Quốc, và là phó hiệu trưởng Đại học Phục Đán[1][2]. Ông là giáo sư tại Trung tâm gen người quốc gia và Viện di truyền Phục Đán, cả hai ở Thượng Hải[3]. Ông là nhà nghiên cứu chính về dân cư Đông Á trong Dự án bản đồ gene người, thực hiện thu thập mẫu DNA để lập bản đồ mô hình di cư lịch sử của con người trên toàn thế giới.[4]

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Dự án bản đồ gene người[5] nhóm nghiên cứu của ông đã thu thập mẫu DNA hơn 12.000 cá thể sống rải rác khắp Trung Quốc từ 160 nhóm dân tộc. Kết quả phân tích nhiễm sắc thể Y của nam giới Trung Quốc được so sánh với những người trong khu vực Đông Nam Áchâu Phi, và nó dẫn đến kết luận cho rằng Đông Nam Á là điểm đến đầu tiên của sự di cư từ châu Phi sang châu Á bắt đầu từ khoảng 60.000 năm trước đây, và từ đó người di cư vào miền Nam Trung Quốc, sau đó băng qua sông Dương Tử tới miền Bắc Trung Quốc[6]. Trong nghiên cứu công bố năm 1998 ông "không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho thấy là phù hợp với giả thuyết về nguồn gốc độc lập ở Trung Quốc", trong đó sử dụng di truyền đánh dấu gọi là "vi vệ tinh" (microsatellites) để so sánh dân Trung Quốc. Những phát hiện này tương phản với giả thuyết cho rằng người Bắc Kinh là tổ tiên của người Trung Quốc. Điều này dẫn đến ông là một người ủng hộ hàng đầu tại Trung Quốc cho mô hình có thuyết Nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại[7].

Tuy nhiên ông cũng nói rằng nghiên cứu của ông không nhất thiết là loại trừ thuyết "nguồn gốc độc lập ở Trung Quốc"[a], và nghĩa vụ chứng minh thuyết này thuộc về những người bảo vệ thuyết đó.

Chỉ dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thuyết do Ngô Tân Trí dẫn đầu, cho rằng nguồn gốc người Trung Quốc là từ Homo pekinensis - người Bắc Kinh có dòng gen trao đổi giữa họ với người di cư châu Phi đến, tiến hóa thành Homo sapiens.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 金力 (Jin Li). Fudan University.
  2. ^ Jin Li. The Holeung Ho Lee Foundation.
  3. ^ New Genetics Evidence Proves African Origin of Modern Chinese. People's Daily. ngày 15 tháng 7 năm 2000.
  4. ^ National Geographic. Profile: Li Jin. Truy cập 25/01/2016.
  5. ^ Wells, Spencer (2013). "The Genographic Project and the Rise of Citizen Science" Lưu trữ 2014-02-09 tại Wayback Machine. Southern California Genealogical Society (SCGS).
  6. ^ Jin, et al. Hypothetical ancestral migration routes to the Far East. Lưu trữ 2013-08-01 tại Archive.today Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. ngày 29 tháng 9 năm 1998.
  7. ^ 遗传生物学研究证实:北京猿人并非中国人祖先 (Genetic research shows that the Peking Man is not Chinese people's ancestor). China News. ngày 14 tháng 1 năm 2005. (tiếng Trung)
  8. ^ Wu Xinzhi. Origin of modern humans of China viewed from cranio-dental characteristics of late Homo sapiens. In: Acta Anthropologica Sinica, Band 17, 1998, p. 276–282.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]