Bước tới nội dung

Kilôwatt giờ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kilôwatt giờ
Đồng hồ điện (công tơ) ở Canada.
Thông tin đơn vị
Hệ thống đơn vịNon-SI metric
Đơn vị củaNăng lượng
Kí hiệukW⋅h hoặc kW h 
Chuyển đổi đơn vị
1 kW⋅h trong ...... bằng ...
   SI   3,6 MJ
   CGS   3,6×1013 erg
   English Engineering units   2.655.224 ft⋅lbf
   British Gravitational units   85.429.300 ft⋅pdl

Kilowatt giờ, hay Kilowatt giờ, (ký hiệu kWh) là đơn vị của năng lượng bằng 1000 watt giờ hay 3,6 megajoule.[1][2]

Năng lượng theo watt giờtích của công suất đo bằng watt và thời gian đo bằng giờ.

Kilôwatt giờ phổ biến nhất được biết đến như một đơn vị thanh toán cho năng lượng cung cấp cho người tiêu dùng bằng các thiết bị điện. Ngoài kilôwatt giờ, một số đơn vị khác liên quan đến watt giờ, sử dụng các tiền tố SI khác, cũng có thể được đề cập trong các tài liệu kỹ thuật, như terawatt giờ, bằng 1 Têra, tức 1 nghìn tỷ, watt giờ.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị tiêu chuẩn của năng lượng trong hệ đo lường quốc tế (SI) là joule (J), bằng một watt giây.

Ngược lại, một watt bằng 1 J/s. Một kilowatt giờ bằng 3,6 megajoule, đó là lượng năng lượng được chuyển đổi nếu công thực hiện với tốc độ trung bình trong một giờ bằng một nghìn watt.

Một máy sưởi có công suất 1000 watt (1 kilowatt), hoạt động trong một giờ sẽ tiêu thụ 1 kilowatt giờ (tương đương 3.600 kilo joule) năng lượng.

Sử dụng một bóng đèn 60 watt trong một giờ sẽ tiêu thụ 0,06 kilowatt giờ điện. Và bật liên tục trong một nghìn giờ sẽ tiêu thụ hết 60 kilowatt giờ điện.

Nếu một bóng đèn 100 watt bật một giờ một ngày và 30 ngày trong một tháng, năng lượng tiêu thụ sẽ là 100 W × 30 h = 3000 W·h = 3 kW·h, tương đương với 10,8 triệu joule.

Chuyển đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Để đổi một đại lượng được đo theo đơn vị ghi ở cột trái sang đơn vị ghi ở hàng trên, nhân đại lượng đó với hệ số ở trong ô hàng và cột giao với nhau.

joule watt giờ electronvolt ca-lo
1 J = 1 kg·m2 s−2 = 1 2,77778 × 10−4 6,241 × 1018 0,239
1 W·h = 3600 1 2,247 × 1022 859,8
1 eV = 1.602 × 10−19 4.45 × 10−23 1 3.827 × 10−20
1 cal = 4,1868 1,163 × 10−3 2,613 × 1019 1

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Taylor, Barry N. (1995). Guide for the Use of the International System of Units (SI) Lưu trữ 2008-05-11 tại Wayback Machine (Special publication 811). Gaithersburg, MD: Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (NIST). 31.
  2. ^ "Half-high dots or spaces are used to express a derived unit formed from two or more other units by multiplication." Barry N. Taylor. (2001 ed.) The International System of Units. Lưu trữ 2016-06-03 tại Wayback Machine (Special publication 330). Gaithersburg, MD: Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia (NIST). 20

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]