Kiểm soát cân nặng
Kiểm soát cân nặng hay Quản lý cân nặng (Weight management) đề cập đến các hành vi, kỹ thuật và quá trình sinh lý góp phần vào khả năng đạt được và duy trì cân nặng của một người hướng dến đến trạng thái khoẻ mạnh[1][2]. Hầu hết các kỹ thuật kiểm soát cân nặng đều bao gồm các chiến lược dài hơi hướng đến cải thiện về lối sống khoa học, hợp lý, thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày[3]. Hơn nữa, quản lý cân nặng bao gồm việc phát triển các phương pháp có ý nghĩa để theo dõi cân nặng theo thời gian và xác định cân nặng lý tưởng cho từng cá nhân khác nhau[4]. Các chiến lược kiểm soát cân nặng thường tập trung vào việc đạt được thể trọng khỏe mạnh thông qua việc giảm cân chậm nhưng ổn định, sau đó là duy trì cân nặng lý tưởng[5]. Tuy nhiên, các phương pháp tiếp cận sức khỏe theo hướng trung tính về cân nặng cũng đã được chứng minh là mang lại kết quả sức khỏe tích cực[6][7].
Hiểu biết về khoa học cơ bản về quản lý cân nặng và các chiến lược để đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh là rất quan trọng vì vấn đề béo phì là một yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh mãn tính, như bệnh tiểu đường loại 2, tăng huyết áp và bệnh tim mạch[1][5][8]. Kiểm soát cân nặng hiệu quả không chỉ giúp con người tự tin mà còn giúp bảo vệ sức khỏe trước những nguy cơ gây bệnh, để duy trì sức khỏe tốt, một cơ thể khoẻ mạnh, cần phải duy trì và kiểm soát cân nặng hiệu quả và không căng thẳng (stress). Đối với nhiều người, kiểm soát cân nặng dường như là điều bất khả thi do cuộc sống bận rộn và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, đặc biệt là nhân viên văn phòng, việc chia nhỏ bữa ăn là vô cùng khó khăn vì họ không có nhiều thời gian để liên tục chuẩn bị thức ăn cho các bữa ăn nhỏ. Việc kiểm soát cân nặng bằng phương pháp dinh dưỡng an toàn nhất vẫn là nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày và không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa đạm và béo vì đây sẽ là nguy cơ các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì[9].
Các yếu tố
[sửa | sửa mã nguồn]Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của một người, bao gồm chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, yếu di truyền, các yếu tố môi trường (tự nhiên và xã hội, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, thuốc men và bệnh tật[5][10][11][12]. Mỗi yếu tố này ảnh hưởng đến cân nặng theo những cách khác nhau và ở các mức độ khác nhau, nhưng các chuyên gia y tế thường nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống và hoạt động thể chất nghiêm ngặt vì chúng có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi hành vi có ý thức (thay đổi tích cực)[10][13]. Để đạt được cân nặng khỏe mạnh, cần áp dụng các kỹ thuật phổ quát như chia nhỏ khẩu phần ăn, tự theo dõi và duy trì chế độ ăn hàng ngày[14]. Khi đã đạt được cân nặng khỏe mạnh này, việc duy trì cân nặng ổn định còn bao gồm cả hoạt động thể chất và kiểm soát môi trường cũng như chế độ ăn uống của mỗi cá nhân[15].
Hơn nữa, việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe dưới hình thức giám sát y tế, chăm sóc ban đầu và theo dõi theo thời gian thực đã được chứng minh là hữu ích cho việc quản lý cân nặng về dài hạn[16]. Khoa học đằng sau việc quản lý cân nặng rất phức tạp, nhưng một trong những khái niệm chính chi phối việc quản lý cân nặng là Cân bằng năng lượng (Energy homeostasis)[10]. Cân bằng năng lượng là cụm từ được sử dụng để mô tả sự khác biệt giữa số lượng calo mà một người tiêu thụ và số lượng calo mà cùng một người đó đốt cháy (hay còn gọi là tiêu tốn/thâm hụt calo) trong một khoảng thời gian nhất định[10] Lượng calo mà một người tiêu thụ nạp vào cơ thể đến từ thức ăn và đồ uống[10]. Lượng calo mà một người tiêu thụ đến từ tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và hoạt động thể chất hàng ngày của họ[5].
Cơ thể con người rất biết cách trong việc duy trì sự cân bằng năng lượng trung tính, đặc biệt là với chế độ ăn bao gồm trái cây (ăn trái cây), ăn nhiều rau và ăn thịt để lượng calo tiêu thụ không vượt quá đáng kể lượng calo nạp vào trong một khoảng thời gian nhất định và ngược lại[5]. Sự cân bằng năng lượng này được điều chỉnh từ các hormone như Leptin (ức chế), Ghrelin (kích thích) và Cholecystokinin (ức chế) có tác dụng ức chế hoặc kích thích sự thèm ăn[5]. Lượng thức ăn và đồ uống mà một cá nhân hấp thụ có thể đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng, cũng như loại thức ăn và đồ uống mà một người thường dùng[5][10][13]. Ví dụ, việc uống đồ uống có đường như soda hoặc nước trái cây có thể dẫn đến tăng lượng năng lượng hấp thụ mà không được trung hòa bằng cách giảm lượng thức ăn hấp thụ đi kèm[5]. Tăng khẩu phần ăn cũng có thể dẫn đến tăng lượng năng lượng nạp vào[5], do đó lời khuyên thường được đưa ra để giảm cân là ăn ít lại, chia nhỏ bữa ăn, ăn ít tinh bột, ít đường và dầu mỡ.
Hoạt động thể chất có thể liên quan đến các hoạt động nghề nghiệp của một người, các hoạt động hàng ngày không liên quan đến công việc như đi bộ hoặc đạp xe, hoặc có thể ở dạng các hoạt động như giải trí hoặc thể thao đồng đội[5]. Loại hoạt động cụ thể có thể được điều chỉnh phù hợp với những nhóm đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi[5]. Hoạt động phù hợp với thể trạng của mỗi người cũng khuyến khích cơ thể chữa lành đúng cách và ngăn ngừa mọi chấn thương do tập thể dục gây ra[17]. Ít vận động sẽ tiêu hao ít năng lượng hơn và là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ béo phì ở cả trẻ em và người lớn[18]. Lười vận động đã trở thành mối quan tâm trên toàn thế giới vì tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch[17]. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, bệnh tim và rối loạn lipid máu (cholesterol cao)[5]. Các tình trạng bệnh lý liên quan đến tăng cân bao gồm suy tuyến giáp[19], Hội chứng Cushing, Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và suy tim xung huyết[5][20]. Các tình trạng bệnh lý như ung thư, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn tâm thần, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết và rối loạn thần kinh có thể dẫn đến sụt cân[5].
Khuyến cáo
[sửa | sửa mã nguồn]Trang bị kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm, tập thói quen ăn uống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm lành mạnh sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì, trong đó cần quan tâm chỉ số cân nặng, tự theo dõi định kỳ để nhận ra nguy cơ tăng hay giảm cân không mong muốn, kịp thời điều chỉnh. Việc giảm cân sẽ dễ kiểm soát trong 3-6 tháng hoặc 1-2 năm đầu tiên, khi mới thừa cân. Nếu tình trạng béo phì kéo dài vài chục năm thì việc điều trị sẽ khó khăn và cần phải phối hợp nhiều biện pháp, song hiệu quả sẽ giảm. Biện pháp là nên kiểm tra cân nặng thường xuyên hàng ngày hoặc hàng tuần, nên cân vào buổi sáng sau khi đi tiểu hết và chưa ăn uống gì. Nếu có cân nặng hợp lý nhưng tốc độ tăng cân có vẻ nhanh khi tăng 0,5–1 kg/tuần trong vòng 3-4 tuần liên tiếp (không áp dụng cho các trường hợp đang cần tăng cân do điều trị suy dinh dưỡng) thì phải cẩn thận với nguy cơ thừa cân béo phì. Nếu đang tăng cân nhanh, nên cân nhắc giảm lượng cơm, bún, bánh ngọt, hạn chế tối đa chất béo, dầu mỡ, do đây là nguồn cung cấp năng lượng lớn, thường dư thừa, tăng cường ăn các món luộc, hấp, bỏ da, bỏ mỡ, ăn chậm, nhai kỹ, ngưng ăn khi vừa hết cảm giác đói. Thêm các bài tập thể dục vào lịch trình hàng ngày để duy trì tốc độ trao đổi chất và tiêu thụ năng lượng dư thừa[21].
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Healthy Weight”. Centers for Disease Control and Prevention (bằng tiếng Anh). 3 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Understanding Adult Overweight & Obesity | NIDDK”. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2023.
- ^ Seagle HM, Strain GW, Makris A, Reeves RS (tháng 2 năm 2009). “Position of the American Dietetic Association: weight management”. Journal of the American Dietetic Association. 109 (2): 330–346. doi:10.1016/j.jada.2008.11.041. PMID 19244669.
- ^ Ryan DH, Kahan S (tháng 1 năm 2018). “Guideline Recommendations for Obesity Management”. The Medical Clinics of North America. Obesity Medicine. 102 (1): 49–63. doi:10.1016/j.mcna.2017.08.006. PMID 29156187.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n Goldman L, Schafer AI (2020). Goldman-Cecil Medicine (ấn bản thứ 26). Philadelphia, PA: Elsevier. tr. 1418–1427. ISBN 9780323532662.
- ^ Tylka TL, Annunziato RA, Burgard D, Daníelsdóttir S, Shuman E, Davis C, Calogero RM (2014). “The weight-inclusive versus weight-normative approach to health: evaluating the evidence for prioritizing well-being over weight loss”. Journal of Obesity. 2014: 983495. doi:10.1155/2014/983495. PMC 4132299. PMID 25147734.
- ^ Bacon L, Aphramor L (tháng 1 năm 2011). “Weight science: evaluating the evidence for a paradigm shift”. Nutrition Journal. 10: 9. doi:10.1186/1475-2891-10-9. PMC 3041737. PMID 21261939.
- ^ Klein S, Sheard NF, Pi-Sunyer X, Daly A, Wylie-Rosett J, Kulkarni K, Clark NG (tháng 8 năm 2004). “Weight management through lifestyle modification for the prevention and management of type 2 diabetes: rationale and strategies. A statement of the American Diabetes Association, the North American Association for the Study of Obesity, and the American Society for Clinical Nutrition”. The American Journal of Clinical Nutrition. 80 (2): 257–263. doi:10.1093/ajcn/80.2.257. PMID 15277143.
- ^ Chuyên gia chỉ cách kiểm soát cân nặng hiệu quả - Báo Sức khoẻ & Đời sống
- ^ a b c d e f “Maintain a Healthy Weight”. National Heart, Lung, and Blood Institute (NHLBI). Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.
- ^ Mendenhall E, Singer M (tháng 2 năm 2019). “The global syndemic of obesity, undernutrition, and climate change”. Lancet (bằng tiếng English). 393 (10173): 741. doi:10.1016/S0140-6736(19)30310-1. PMID 30765124. S2CID 72333975.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ Katzmarzyk PT, Martin CK, Newton RL, Apolzan JW, Arnold CL, Davis TC, và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2020). “Weight Loss in Underserved Patients - A Cluster-Randomized Trial”. The New England Journal of Medicine. 383 (10): 909–918. doi:10.1056/NEJMoa2007448. PMC 7493523. PMID 32877581.
- ^ a b Kim JY (tháng 3 năm 2021). “Optimal Diet Strategies for Weight Loss and Weight Loss Maintenance”. Journal of Obesity & Metabolic Syndrome. 30 (1): 20–31. doi:10.7570/jomes20065. PMC 8017325. PMID 33107442.
- ^ “Obesity in adults: Dietary therapy”. 10 tháng 5 năm 2022.
- ^ Flore G, Preti A, Carta MG, Deledda A, Fosci M, Nardi AE, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2022). “Weight Maintenance after Dietary Weight Loss: Systematic Review and Meta-Analysis on the Effectiveness of Behavioural Intensive Intervention”. Nutrients. 14 (6): 1259. doi:10.3390/nu14061259. PMC 8953094. PMID 35334917.
- ^ Madigan CD, Graham HE, Sturgiss E, Kettle VE, Gokal K, Biddle G, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2022). “Effectiveness of weight management interventions for adults delivered in primary care: systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials”. BMJ. 377: e069719. doi:10.1136/bmj-2021-069719. PMC 9150078. PMID 35636762.
- ^ a b Libby P, Bonow RO, Mann DL, Tomaselli GF, Bhatt DL, Solomon SD, Braunwald E (2022). Braunwald's Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine (ấn bản thứ 12). Philadelphia, PA: Elsevier. tr. 442–470. ISBN 9780323824675. OCLC 1286711171.
- ^ Feldman M, Friedman LS, Brandt LJ (2020). Sleisenger and Fordtran's Gastrointestinal and Liver Disease (ấn bản thứ 11). Philadelphia, PA: Elsevier. tr. 92–100. ISBN 978-0-323-71094-7. OCLC 1159444603.
- ^ Wing EJ, Schiffman FJ, Cecil RL (2022). Cecil Essentials of Medicine (ấn bản thứ 10). Philadelphia, PA. tr. 626–634. ISBN 978-0-323-72272-8. OCLC 1252630759.
- ^ Khaodhiar L, McCowen KC, Blackburn GL. Obesity and its comorbid conditions. Clin Cornerstone. 1999;2(3):17-31. doi: 10.1016/s1098-3597(99)90002-9. PMID 10696282.
- ^ 3 cách kiểm soát cân nặng hiệu quả
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Brownell KD (2004). The Learn Program for Weight Management: lifestyle, exercise, attitudes, relationships, nutrition (ấn bản thứ 10). Dallas, Tex.: American Health Pub. Co. ISBN 978-1-878513-41-0.
- Dalton S (1997). Overweight and weight management: the health professional's guide to understanding and practice. Gaithersburg, Md.: Aspen Publishers. ISBN 978-0-8342-0636-6.
- Laliberte M, Taylor V, McCabe RE (2009). The cognitive behavioral workbook for weight management: a step-by-step program. Oakland, Calif.: New Harbinger Publications. ISBN 978-1-57224-625-6.
- Fulda J (2008). Half-Assed: A Weight-Loss Memoir. Berkeley, CA: Seal Press. ISBN 978-1-58005-278-8.
- Mann T (7 tháng 4 năm 2015). Secrets From the Eating Lab: The Science of Weight Loss, the Myth of Willpower, and Why You Should Never Diet Again. HarperCollins. ISBN 978-0-06-232926-4.