Bước tới nội dung

Kiến Quốc, Ninh Giang

Kiến Quốc
Xã Kiến Quốc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHải Dương
HuyệnNinh Giang
Địa lý
Tọa độ: 20°43′39″B 106°19′38″Đ / 20,7275°B 106,32722°Đ / 20.72750; 106.32722
Kiến Quốc trên bản đồ Việt Nam
Kiến Quốc
Kiến Quốc
Vị trí xã Kiến Quốc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,46 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng6.949 người[1]
Mật độ1.273 người/km²
Khác
Mã hành chính11209[2]

Kiến Quốc là một thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Xã có diện tích 5,46 km², dân số năm 1999 là 6.949 người,[1] mật độ dân số đạt 1.273 người/km².

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến Quốc là xã vùng chiêm trũng nằm ở phía nam huyện Ninh Giang bên bờ sông Luộc. Xã có vị trí địa lý:

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Kiến Quốc gồm có 5 thôn: Ngọc Chi (trước là Ngọc Điều), An Cúc, Lũng Quý, Cúc Bồ và Cúc Thị. Trong đó các địa danh: Cúc Bồ, Cúc Thị chỉ mới xuất hiện từ giữa thập niên 1890 (thời vua Thành Thái).

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng qua xã Kiến Quốc:

  • Tỉnh lộ 396: đi Thanh Miện, Tứ Kỳ...
  • Đường sông: nằm bên bờ tả ngạn sông Luộc.

Di tích đền Cúc Bồ ở thôn Cúc Bồ thờ Khúc Thừa Dụ tại nguyên quán. Đây là di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia.

Kiến Quốc là một xã thuần nông. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp cấy lúa trồng trọt, chăn nuôi, gia cầm. Ngoài sản xuất nông nghiệp, ở thôn Cúc Bồ còn có nghề mộc dân dụng, làm và sửa chữa đình chùa, thợ mộc. Thôn Cúc Thị một số hộ có nghề chế biến thực phẩm như bún bánh, giò chả.

Thành hoàng làng Cúc Bồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành hoàng làng Cúc Bồ được thờ ở đình Cúc Bồ là: Dương Trinh Hiển (là tướng quân của Lý Thường Kiệt ) và vợ của ngài là Thiên Cực Đoan Lượng.[3]


Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Bản khai thần tích, thần sắc làng Cúc Bồ năm 1938

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]