Bước tới nội dung

Ceratopsia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Khủng long mặt sừng)
Ceratopsia
Thời điểm hóa thạch: Jura muộnHậu Phấn trắng, 156–65 triệu năm trước đây
Khung xương của Triceratops tại Smithsonian Museum of Natural History
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Nhánh Dinosauria
Bộ (ordo)Ornithischia
Phân bộ (subordo)Ceratopsia
Marsh, 1890

Ceratopsia hay Ceratopia (/ˌsɛrəˈtɒpsiə/ hoặc /ˌsɛrəˈtpiə/; tiếng Hy Lạp: "mặt sừng", giác long) là một nhóm các khủng long ăn cỏ phát triển tại nơi hiện nay là Bắc Mỹ, châu Âuchâu Á vào kỷ Creta, mặc dù một số loài cổ hơn sống vào kỷ Jura. Ceratopsia cổ nhất được biết đến, Yinlong downsi, sống từ 161.2 đến 155.7 triệu năm trước.[1] Ceratopsia có kích thước dao động từ 1 mét (3 ft) và 23 kilogram (50 lb) đến hơn 9 mét (30 ft) và 5,400 kg (12,000 lb).

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Một chi ceratopsia cổ: Psittacosaurus
Montanoceratops
Khung xương Protoceratops tại Wyoming Dinosaur Center
Styracosaurus
Triceratops

Ceratopsia được đặt tên bởi Othniel Charles Marsh năm 1890 bao gồm các loài khủng long có các đặc điểm, bao gồm sừng, một xương mỏ, hai chân răng, đốt sống cổ hợp nhất, và một xương mu hướng về phía trước. Marsh cho rằng chúng đủ khác biệt để tạo ra một phân bộ trong bộ Ornithischia.[2] Tên Ceratopsia xuất phát từ tiếng Hy Lạp κερας/keras nghĩa là 'sừng' và οψις/opsis nghĩa là 'mặt'. Vào đầu thập kỷ 1960, Ceratopsia được cho là một lỗi sai và tên đúng phải là Ceratopia.[3] Tuy nhiên, tên đúng này lại ít được dùng trong nghiên cứu khoa học.

Danh sách các chi theo phân loại của Thomas R. Holtz, Jr. năm 2010.[1]

Phát sinh loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Cây phát sinh loài theo Xu/Makovicky/Chinnery

Xu Xing (徐星, Từ Tinh) từ Viện Cổ sinh vật học động vật có xương sống và cổ nhân loại học (IVPP) tại Bắc Kinh, cùng Peter Makovicky, trước đây làm việc tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ (AMNH) ở thành phố New York và các cộng tác viên, đã công bố một phân tích miêu tả nhánh vào năm 2002 miêu tả chi Liaoceratops[6]. Phân tích này là tương tự như phân tích mà Makovicky công bố năm 2001[7]. Makovicky, hiện nay làm việc cho Bảo tàng lịch sử tự nhiên FieldChicago, cũng gộp phân tích này trong luận án tiến sĩ của ông năm 2002. Xu và các đồng nghiệp khác bổ sung thêm chi Yinlong vào phân tích này năm 2006[8].

Brenda Chinnery, trước đây làm việc cho Bảo tàng Rockies tại Bozeman, Montana, đã độc lập miêu tả Prenoceratops năm 2005 và công bố một phát sinh loài mới[9]. Năm 2006, Makovicky và Mark Norell của AMNH đã hợp nhất phân tích của Chinnery vào phân tích của họ và cũng bổ sung Yamaceratops, mặc dù họ đã không thể gộp Yinlong[10]. Biểu đồ trình bày dưới đây là tổ hợp công trình gần đây nhất của Xu, Makovicky và các cộng tác viên.

Ceratopsia

Yinlong

<font color="white">void
<font color="white">void

Chaoyangsaurus

IVPP V12722 (Xuanhuaceratops)

<font color="white">void

Psittacosauridae

Neoceratopsia

Liaoceratops

<font color="white">void

Yamaceratops

<font color="white">void

Archaeoceratops

Coronosauria
Leptoceratopsidae

Montanoceratops

<font color="white">void

Udanoceratops

Leptoceratops

Prenoceratops

<font color="white">void

Graciliceratops

<font color="white">void
Protoceratopsidae

Bagaceratops

Protoceratops

<font color="white">void

Zuniceratops

Ceratopsidae

Cây phát sinh loài theo You/Dodson

You Hailu từ Viện Khoa học Địa chất Trung Quốc tại Bắc Kinh, từng là đồng tác giả với Xu và Makovicky năm 2002, nhưng trong năm 2003 đã cùng Peter Dodson từ Đại học Pennsylvania công bố một phân tích riêng rẽ[11]. Hai người đã trình bày phân tích này một lần nữa vào năm 2004[12]. Năm 2005, You và ba người khác, gồm cả Dodson, đã công bố chi Auroraceratops và chèn chi khủng long mới này vào cây phát sinh loài của họ[13].

Ceratopsia

Psittacosauridae

Neoceratopsia

Chaoyangsaurus

<font color="white">void

Liaoceratops

<font color="white">void

Archaeoceratops

<font color="white">void

Auroraceratops

Coronosauria
Protoceratopsidae

Bagaceratops

Protoceratops

<font color="white">void
Leptoceratopsidae

Montanoceratops

Leptoceratops

Ceratopsidae

  1. ^ a b Holtz, Thomas R. Jr. (2011) Dinosaurs: The Most Complete, Up-to-Date Encyclopedia for Dinosaur Lovers of All Ages, Winter 2010 Appendix.
  2. ^ Marsh, O.C. (1890). "Additional characters of the Ceratopsidae, with notice of new Cretaceous dinosaurs." American Journal of Science, 39: 418-429.
  3. ^ Steel, R. 1969. Ornithischia. In: Kuhn, O. (Ed.). Handbuch de Paleoherpetologie (Part 15). Stuttgart: Gustav Fischer Verlag. 87pp.
  4. ^ Jin Liyong; Zan, Shuqin; Godefroit, Pascal (2009). “A New Basal Neoceratopsian Dinosaur from the Middle Cretaceous of Jilin Province, China”. Acta Geologica Sinica. 83 (2): 200. doi:10.1111/j.1755-6724.2009.00023.x. |author2= bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ Lee, Yuong-Nam; Ryan, Michael J.; Kobayashi, Yoshitsugo (2010). “The first ceratopsian dinosaur from South Korea” (pdf). Naturwissenschaften. 98 (1): 39–49. doi:10.1007/s00114-010-0739-y. PMID 21085924.[liên kết hỏng]
  6. ^ Xu X., Makovicky, P.J., Wang X., Norell M.A., You H. (2002). A ceratopsian dinosaur from China and the early evolution of Ceratopsia. Nature 416: 314-317.
  7. ^ Makovicky P.J. (2001). A Montanoceratops cerorhynchus (Dinosauria: Ceratopsia) braincase from the Horseshoe Canyon Formation of Alberta, trong: Tanke D.H. & Carpenter K. (chủ biên). Mesozoic Vertebrate Life. Bloomington: Nhà in Đại học Indiana. tr. 243-262.
  8. ^ Xu X., Forster C.A., Clark J.M., & Mo J. (2006). A basal ceratopsian with transitional features from the Late Jurassic of northwestern China. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 273: 2135-2140
  9. ^ Chinnery B. (2005). Description of Prenoceratops pieganensis gen. et sp. nov. (Dinosauria: Neoceratopsia) from the Two Medicine Formation of Montana. Journal of Vertebrate Paleontology 24(3): 572–590.
  10. ^ Makovicky P.J. & Norell M.A. (2006). Yamaceratops dorngobiensis, a new primitive ceratopsian (Dinosauria: Ornithischia) from the Cretaceous of Mongolia. American Museum Novitates 3530: 1-42.
  11. ^ You H. & Dodson P. (2003). Redescription of neoceratopsian dinosaur Archaeoceratops and early evolution of Neoceratopsia. Acta Palaeontologica Polonica 48(2): 261–272.
  12. ^ You H. & Dodson P. (2004). Basal Ceratopsia. trong: Weishampel D.B., Dodson P., & Osmolska H. (chủ biên). The Dinosauria (ấn bản lần 2). Berkeley: Nhà in Đại học California. tr. 478-493.
  13. ^ You H., Li D., Lamanna M.C., & Dodson P. (2005). On a new genus of basal neoceratopsian dinosaur from the Early Cretaceous of Gansu Province, China. Acta Geologica Sinica (ấn bản tiếng Anh) 79(5): 593-597.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]