Bước tới nội dung

Chư Thành

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chư Thành
诸城
—  Thành phố cấp huyện  —
Chuyển tự tiếng Trung
 • Giản thể诸城
 • Phồn thể諸城
 • Bính âmZhūchéng
Cảnh quan Chư Thành
Chư Thành trên bản đồ Trung Quốc
Chư Thành
Chư Thành
Vị trí tại Trung Quốc
Tọa độ: 35°59′40″B 119°24′0″Đ / 35,99444°B 119,4°Đ / 35.99444; 119.40000
Quốc giaTrung Quốc
TỉnhSơn Đông
Địa cấp thịDuy Phường
Diện tích
 • Tổng cộng2.183 km2 (843 mi2)
Dân số
 • Tổng cộng1.060.000
 • Mật độ490/km2 (1,300/mi2)
Múi giờUTC+8
Mã bưu chính262200
Websitehttp://www.zhucheng.gov.cn/

Chư Thành (tiếng Trung: 诸城市, Hán Việt: Chư Thành thị) là một thành phố cấp huyện của địa cấp thị Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố này có diện tích 2.183 km², dân số 1,06 triệu người. Mã số bưu chính 262200. Chư Thành được chia thành 3 nhai đạo, 17 trấn và 5 hương.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chư Thành ban đầu có tên gọi là Lang Gia (琅琊). Nó là nơi mà hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã giao cho Từ Phúc phải đi thuyền sang Nhật Bản vào năm 210 TCN nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão.

Họa sĩ thời TốngTrương Trạch Đoan sinh tại Chư Thành năm 1085. Nó cũng là nơi sinh của người vợ cuối cùng của Mao Trạch Đông, đồng thời là người đứng đầu Bè lũ bốn tênGiang Thanh. Triệu Thụ Tùng, phó chủ tịch tỉnh An Huy cũng là người Chư Thành[1].

Năm 2005, Chư Thành có tổng thu nhập nội địa đạt 20,8 tỷ nhân dân tệ và tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình đạt 16%. Chư Thành dự kiến tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm 16% và đạt mức tổng thu nhập nội địa là 43,6 tỷ vào năm 2010[2].

Vùng phát triển kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu công nghiệp Chư Thành được chính quyền tỉnh Sơn Đông phê chuẩn năm 1992. Nó có tổng diện tích 25 km² (9,7 dặm Anh vuông). Đường cao tốc quốc gia 206 chạy qua nó từ phía nam tới phía bắc, và thành phố này được kết nối bởi nhà ga đường sắt Giao Tân, nối thành phố này với Thanh Đảo khoảng 60 km (37 dặm Anh) về phía đông, Nhật Chiếu khoảng 60 km (37 dặm Anh) về phía nam và thành phố Duy Phường khoảng 80 km (50 dặm Anh) về phía bắc[3]. Vào năm 2001, các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp này bao gồm chế biến thực phẩm, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may và sản phẩm cơ điện với tổng sản phẩm công nghiệp năm 2001 đạt 2 tỷ nhân dân tệ, với giá trị công nghiệp gia tăng đạt 350 triệu nhân dân tệ. Năm 2001, xuất khẩu đạt 78,92 triệu USD và thu nhập đạt 83,17 triệu nhân dân tệ[3].

Vận tải

[sửa | sửa mã nguồn]

Chư Thành cách thành phố Thanh Đảo khoảng 1 giờ xe chạy.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Chư Thành được nâng cấp lên thành huyện cấp thị vào năm 1987 và được quản lý như là một khu vực phát triển kinh tế cấp tỉnh, có thẩm quyền hành chính đối với 13 thị trấn.

  • Nhai đạo: Mật Châu, Long Đô, Thuấn Vương.
  • Trấn: Lữ Tiêu, Chỉ Câu, Giá Duyệt, Mạnh Thoản, Thạch Kiều Tử, Trình Qua Trang, Cửu Đài, Tương Châu, Quách Gia Truân, Xương Thành, Bách Xích Hà, Tân Hưng, Chu Giải, Lâm Gia Thôn, Ngõa Điếm, Hác Qua Trang, Hoàng Hoa.
  • Hương: Mã Trang, Đào Viên, Thạch Hà Đầu, Thạch Môn, Đào Lâm.

Dân cư và văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chư Thành là khu vực công nghiệp hóa mạnh và là một trong số ít thành phố tại Trung Quốc có trên một triệu dân. Các nhóm dân tộc chính bao gồm người Hán 99,7%, người Mãn 0,1%, người Triều Tiên 0,1% và người Hồi 0,1%. Thành phố này có khoảng 19.000 người theo Thiên chúa giáo, đạt 1,8%. Dựa trên điều tra dân số năm 1990, thành phố này có 523.425 nam và 507.233 nữ với 260.678 hộ gia đình[4]. Các thành phố kết nghĩa của Chư Thành là Belleville, Ontario Canada[4].

Các nhân vật nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Long thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Chư Thành là di chỉ quan trọng trong khai quật khủng long kể từ thập niên 1960. Cộng đồng địa phương từng sử dụng các hóa thạch giàu calci trong các phương thuốc cổ truyền của làng để điều trị các chứng co cơ và các bệnh tật nhỏ khác[5]. Hóa thạch khủng long mỏ vịt (Hadrosauridae) lớn nhất thế giới được tìm thấy ở Chư Thành trong thập niên 1980 và được trưng bày tại viện bảo tàng địa phương[6]. Các nhà khoa học đã thu thập trên 50 tấn hóa thạch kể từ năm 1960[7]. Thành phố này cũng là nơi buôn lậu xương khủng long; trong tháng 1 năm 2008, Úc đã trả lại hàng trăm kilôgam hóa thạch khủng long Trung Hoa, bao gồm cả trứng khủng long hóa thạch. Các hóa thạch này được thu hồi trong một chiến dịch truy quét tại các kho hàng và các thùng hàng hóa[8][9].

Phát hiện năm 2008

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 31 tháng 12 năm 2008, các nhà cổ sinh vật học của Viện Cổ sinh vật học Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thông báo họ đã khai quật 7.600 hóa thạch khủng long kể từ tháng 3 năm 2008 quanh Chư Thành. Các di chỉ khai quật gần đây nhất nằm gần các thị trấn Long Đô, Thuấn Vương, Giá Duyệt và Chỉ Câu[6]. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng họ đã tìm thấy một trong các di chỉ lớn nhất các dấu tích khủng long từ hố khai quật lớn. Các xương hóa thạch có niên đại tới Hậu Phấn trắng ngay trước khi xảy ra sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta–phân đại đệ Tam[10]. Trong số các di vật tìm thấy có các dấu tích của một loài khủng long mỏ vịt dài 20 mét (66 ft), một kích thước kỷ lục cho khủng long mỏ vịt[5]. Một hộp sọ hóa thạch của một loài giác long (Ceratopsia) cũng được tìm thấy cùng với các xương thuộc về loài giáp long (Ankylosauria)[5].

Nhóm các khủng long hóa thạch này hiện tại là lớn nhất trong số đã khai quật trên thế giới... khi xét theo diện tích.

—Giáo sư Triệu Hỉ Tiến, nhà cổ sinh vật học chịu trách nhiệm về công cuộc khai quật từ Viện Cổ sinh vật học Động vật có xương sống và Cổ nhân loại học, BBC[10]

Mật độ cao như thế các xương hóa thạch trong một diện tích nhỏ như vậy là đáng kể cho các học thuyết về sự tuyệt chủng của khủng long. Một tạp chí khoa học chi tiết về các hóa thạch được dự kiến sẽ công bố vào cuối năm 2009. Công cuộc khai quật hiện tại bị ngừng lại vì mùa đông nhưng sẽ được phục hồi khi thời tiết ấm hơn[10]. Các nhà khoa học tin rằng phun trào núi lửa có thể đã giết chết khủng long và ngập lụt sau đó đã đem các hóa thạch tới Chư Thành, khi đó có thể là vùng đất ẩm ướt được che phủ trong cỏ[6].

Nhà chức trách địa phương tại Sơn Đông đang lập kế hoạch để lập một công viên hóa thạch trong khu vực[10].

  1. ^ “China Vitae: Biography of Zhao Shucong”. Chinavitae.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ “Textile & Apparel - Zhucheng creates branded garments - Zhucheng - Shandong - Xinlang Sinoer - Sangsha Garment - Lanfeng Knitting”. Textile.2456.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ a b “Zhucheng Economic Development Zone”. 2007. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.[liên kết hỏng]
  4. ^ a b c “Zhucheng” (PDF). Asia Harvest. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ a b c “Big dinosaur fossils find in China”. Press Trust of India. NDTV Convergence. ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  6. ^ a b c “Chinese scientists claim discovery of earth's largest dinosaur fossil site”. CBC news. ngày 30 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  7. ^ “Experts: Shandong dinosaur fossil field "world's largest". www.chinaview.cn. Tân Hoa xã. ngày 29 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  8. ^ “China finds "largest dinosaur fossil site" in world”. Reuters. ngày 30 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008.
  9. ^ "One good fossil deserves another: China's gift to Australia", Brisbane Times, ngày 24 tháng 5 năm 2008
  10. ^ a b c d “China finds major dinosaur site”. BBC News. ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. |first= thiếu |last= (trợ giúp)