Karl Bryullov
Karl Bryullov Карл Павлович Брюллов | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Charles Bruleau |
Ngày sinh | 12 tháng 12 năm 1799 |
Nơi sinh | St. Petersburg |
Mất | |
Ngày mất | 11 tháng 6 năm 1852 | (52 tuổi)
Nơi mất | Manziana |
An nghỉ | Cimitero Acattolico |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | họa sĩ, kiến trúc sư, nghệ sĩ đồ họa |
Gia tộc | Bryullov |
Gia đình | |
Cha | Paul Bruleau |
Hôn nhân | Emilie Timm |
Đào tạo | Bản mẫu:Học viện Nghệ thuật Hoàng gia |
Học sinh | Pimen Orlov, Dmytro Bezperchy, Bogdan Willewalde, Aleksandr Agin |
Lĩnh vực | hội họa |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Đào tạo | Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Nga |
Trào lưu | Chủ nghĩa lãng mạn |
Thể loại | chân dung, tranh lịch sử |
Thành viên của | |
Tác phẩm | Ngày cuối cùng của Pompeii |
Có tác phẩm trong | |
Giải thưởng | |
Karl Pavlovich Bryullov (Tiếng Nga: Карл Па́влович Брюлло́в; 12 tháng 12, 1799 – 11 tháng 6, 1852), tên gốc Charles Bruleau[1], còn được chuyển tự thành Briullov và Briuloff, bạn bè thường gọi là "Karl Đại đế"[2][3], là một họa sĩ người Nga. Ông được coi là nhân vật chủ chốt trong tiến trình chuyển tiếp từ tân cổ điển Nga sang chủ nghĩa lãng mạn.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Karl Bryullov sinh ngày 12 (23) tháng 12 năm 1799 tại St. Petersburg[4], là con của Pavel Ivanovich Briullo (Brulleau, 1760—1833). Cha ông là viện sĩ, thợ khắc gỗ, thợ chạm, hậu duệ của người Huguenot. Ngay từ nhỏ, ông đã rất hứng thú với nước Ý. Dù được đào tạo tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia (1809-1821), Bryullov chưa bao giờ hoàn toàn đi theo phong cách cổ điển do các thầy giáo truyền dạy, cũng như anh trai Alexander Bryullov cổ vũ. Hoàn thành chương trình đào tạo với tư cách là một sinh viên đầy triển vọng và giàu trí tưởng tượng, ông rời Nga lên đường tới Rome và làm họa sĩ vẽ tranh chân dung, cảnh vật thường ngày cho tới năm 1835. Dẫu vậy, tiếng tăm của ông chỉ thực sự nổi lên khi ông bắt đầu sáng tác tranh đề tài lịch sử.
Tác phẩm lừng danh nhất của Bryullov, bức Ngày cuối cùng của thành Pompeii (The Last Day of Pompeii 1830–1833), được Pushkin và Gogol đánh giá ngang hàng với các tác phẩm hàng đầu của Rubens và Van Dyck. Tác phẩm khiến công chúng Italy xúc động mạnh và nhờ đó đưa tên tuổi Bryullov lên thành một trong những họa sĩ châu Âu tài ba nhất thời kỳ đó. Sau khi hoàn thành tác phẩm này, ông đầy tự hào trở về thủ đô Nga, kết bạn với nhiều người thuộc giới tinh anh quý tộc và trí thức, gây dựng được một vị trí cao trong Học viện Nghệ thuật Hoàng gia.
Một giai thoại liên quan đến Bryllov xuất hiện trong bài tiểu luận "Tại sao con người làm cho chính họ bị u mê" ( "Why Do Men Stupefy Themselves?") và sau đó trong cuốn sách Nghệ thuật là gì (What is Art), đều của Leo Tolstoy.
Thời kỳ giảng dạy tại Học viện (1836-1848), ông phát triển một phong cách vẽ tranh chân dung hòa hợp được tính đơn giản của tân cổ điển với khuynh hướng lãng mạn, và thiên hướng hiện thực chủ nghĩa của Bryullov được mức độ xâm nhập vào tâm lý làm cho thỏa mãn. Khi đang thi công trần nhà thờ chính tòa St Isaac, sức khỏe của ông đột nhiên chuyển biến xấu. Nghe lời tư vấn của bác sĩ, Bryullov tới Madeira năm 1849 và dành ba năm cuối đời tại Italy. Ông qua đời tại làng Manziana gần Rome và được chôn cất tại nghĩa trang Cimitero Acattolico ngay tại địa phương này.
Tác phẩm chọn lọc
[sửa | sửa mã nguồn]-
Buổi sáng ở Italia, 1823, Kunsthalle Kiel
-
Ban ngày ở Italia, 1827, Russian Museum
-
Cô gái thu hoạch nhỏ ở vùng lân cận Naples, 1827, Bảo tàng Nga
-
Giấc mơ của cô gái trước khi bình minh đến, 1830-1833, Bảo tàng Pushkin
-
Các cô con gái của Pacini, tên là Giovannina và Amazilia, 1832, Nhà trưng bày Tretyakov
-
Ngày cuối cùng của thành Pompeii, 1833, Bảo tàng Nga
-
Bà thầy bói Svetlana, 1836, Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Nizhny Novgorod
-
Chân dung Sophia Andreevna Bobrinskaya (Shuvalova), 1849.
Tham khảo và chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Karl Pavlovich Bryullov | Russian artist | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
- ^ Ý gợi sự liên tưởng tới hoàng đế Charlemagne
- ^ Świętosławska, Agnieszka (2015). “Emigration as an artistic turning point – Ignacy Szczedrowski, Konstanty Kukiewicz and Tadeusz Gorecki at the Imperial Academy of Arts in Saint Petersburg”. Art Inquiry (bằng tiếng English) (17): 321–345. ISSN 0459-8954.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ “Karl Pavlovich Bryullov | Russian artist | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- С. Н. Кондаков (1915). Юбилейный справочник Императорской Академии художеств. 1764-1914 (bằng tiếng Nga). 2. tr. 25.