Bước tới nội dung

Kōban

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ký hiệu chính thức cho Kōban trên các bản đồ của Nhật Bản[1]
Một kōban tại quận Ginza, Tokyo
Kōban tại Kameari, Katsushika, Tokyo – hình mẫu cho kōban trong manga Kochira Katsushika-ku Kameari Kōen-mae Hashutsujo

Kōban (交番 kōban?) (âm Hán Việt: giao phiên) là tên gọi những đồn hay điếm canh của cảnh sát khu vực tại Nhật Bản. Kōban cũng là đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong hệ thống cảnh sát Nhật Bản ngày nay.[2] Tính đến năm 2007, có khoảng 6.000 điếm canh trên khắp Nhật Bản.[3]

Theo từ nguyên thì kōban (giao phiên) có nghĩa là "thay phiên canh gác".[4] Kể từ năm 1990 trở đi nhiều kōban được tân trang và ghi thêm bảng hiệu bằng chữ rōmaji: "Koban" để người ngoại quốc dễ nhận diện hơn.[5][6]

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Một kōban điển hình thường có hai tầng có cảnh sát túc trực. Con số di dịch từ 1 đến hơn 10 cảnh sát viên.[7] Cảnh sát trong những đồn này có nhiệm vụ chỉ đường, giám sát, và lập tức phản ứng trong những trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra vì điếm canh đặt hòa nhập vào cộng đồng địa phương nên cảnh sát viên có thể giao tiếp thân mật với dân chúng trong khi những đồn cảnh sát lớn hơn có thế khó cho người dân tiếp cận.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Kōban”, Kids, Japan: GSI
  2. ^ Trevor Jones & Tim Newburn (2006). Plural policing. Routledge. tr. 232–33. ISBN 0‐415‐35510‐9 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Enhancement plan of kōban functionality (今後の交番機能の強化対策の推進について) Lưu trữ 2009-07-18 tại Wayback Machine, National Police Agency of Japan, viewed ngày 8 tháng 4 năm 2009 (tiếng Nhật)
  4. ^ "Japan's Streets Are Safe..."
  5. ^ Parker, L Craig (2001). The Japanese police system today. ME Sharpe. tr. 38–58. ISBN 0‐7656‐0762‐X Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  6. ^ “Landmark”, Kōban, Japan: Metropolitan Police Department, Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2013, truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2009 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp) — official signs
  7. ^ Yoko Toyozaki & Stuart Varnam-Atkin, Sawada Gumi (trans.) (2008). 日本風物詩 – Are Japanese Cats Left-handed?. IBC Publishing. tr. 19–21. ISBN 4‐89684‐581‐1 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)