Bước tới nội dung

Ký Phú

21°32′28″B 105°38′16″Đ / 21,54111°B 105,63778°Đ / 21.54111; 105.63778
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ký Phú
Xã Ký Phú
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐại Từ
Địa lý
Tọa độ: 21°32′28″B 105°38′16″Đ / 21,54111°B 105,63778°Đ / 21.54111; 105.63778
Ký Phú trên bản đồ Việt Nam
Ký Phú
Ký Phú
Vị trí xã Ký Phú trên bản đồ Việt Nam
Diện tích17,95 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.049 người[1]
Mật độ393 người/km²
Khác
Mã hành chính05845[2]
Websitekyphu.daitu.thainguyen.gov.vn

Ký Phú là một thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ký Phú nằm ở phía nam huyện Đại Từ, có vị trí địa lý:

Xã Ký Phú có diện tích 17,95 km², dân số năm 1999 là 7.049 người,[1] mật độ dân số đạt 393 người/km².

Xã có tuyến tỉnh lộ 261 đi qua địa bàn nối với thị trấn Hùng Sơn và thành phố Phổ Yên.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Ký Phú được chia thành 10 xóm: Chuối, Soi, Dứa, Cả, Đặn 1, Đặn 2, Đặn 3, Gió, Cạn, Duyên.[3]

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ký Phú là một trong 19 xã ATK của tỉnh Thái Nguyên,[4] trong thời gian chiến tranh, địa bàn xã là nơi trường Đại học Tổng hợp sơ tán.[5]

Hiện nay, trên địa bàn xã Ký Phú có 4 trường học, bao gồm: trường Mầm non Ký Phú, trường Tiểu học Ký Phú, trường THCS Ký Phú và trường THPT Lưu Nhân Chú.

Đập Gò Miếu chắn suối Ký Phú được đưa vào sử dụng từ năm 2000, đã tạo nên hồ chứa nước lớn, đảm bảo tưới tiêu cho 868 ha lúa của 4 xã: Ký Phú, Văn Yên, Vạn Thọ, Lục Ba và điều tiết nước cho hồ Núi Cốc.[6] Trên địa bàn xã có Mỏ Ký Phú có quặng phosphorit.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Địa chí Thái Nguyên, Các huyện, thành phố, thị xã-Huyện Đại Từ” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ “Quyết định 1379/QĐ-TTg”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ “Đã có một làng đại học như thế”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  6. ^ Hồ Gò Miếu rò rỉ, dân hoang mang[liên kết hỏng]