Bước tới nội dung

Johannes Vermeer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jan Vermeer
Chi tiết bức tranh The Procuress (c. 1656), được coi là một bức chân dung tự họa của Vermeer[1]
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Johannes Vermeer
Ngày sinh
31 tháng 10 năm 1632 (rửa tội)
Nơi sinh
Delft, Hà Lan
Rửa tội31 tháng 10, 1632
Mất
Ngày mất
15 tháng 12 năm 1675
Nơi mất
Delft, Hà Lan
An nghỉ
Ngày an táng
15 tháng 12, 1675
Nơi an táng
Oude Kerk
Nơi cư trúDelft
Giới tínhnam
Quốc tịchHà Lan Hà Lan
Tôn giáothần học Calvin, Công giáo
Gia đình
Cha
Reijnier Janszoon Vermeer
Mẹ
Digna Baltus
Hôn nhân
Catharina Bolenes
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Trào lưuBaroque
Thể loạitranh đời thường, chân dung
Tác phẩmHet meisje met de parel, Schrijvend meisjeDe geograaf
Có tác phẩm trongRijksmuseum, Mauritshuis, Städel Museum, Minneapolis Institute of Art, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Phòng triển lãm quốc gia Washington, The Frick Collection, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Amsterdam Museum, Museum Boijmans Van Beuningen, National Galleries Scotland, Staatliche Kunstsammlungen Dresden, Gemäldegalerie, Kunsthistorisches Museum, Phòng triển lãm Quốc gia Ireland, Herzog Anton Ulrich Museum, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, Kenwood House, Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, Führermuseum, Mauritshuis, Isabella Stewart Gardner Museum, Bảo tàng Quốc gia Mỹ thuật phương Tây, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Musée de la musique, Scottish National Gallery

Ảnh hưởng bởi
  • Carel Fabritius, Gabriel Metsu, Dirck van Baburen, Leonaert Bramer
Chữ ký

Johannes Vermeer hay Jan Vermeer (rửa tội 31 tháng 10 năm 1632 - 15 tháng 12 năm 1675) là một họa sĩ người Hà Lan thời Baroque, nổi tiếng với các tác phẩm về đời sống hiện thực. Ông sống phần lớn cuộc đời tại thị trấn Delft. Tuy nhiên, cuộc đời của Vemeer dường như chưa bao giờ ổn định, chủ yếu là do ông chỉ sáng tác ít tác phẩm. Khi qua đời, Vemeer để lại cho vợ và mười một người con một món nợ.

Ông vẽ rất chậm và vô cùng tỉ mỉ, ông cũng hay sử dụng những màu xa xỉ thời đó. Ông nổi tiếng với cách xử lý và sử dụng điêu luyện ánh sáng trong các tác phẩm của mình.

Vermeer vẽ chủ yếu là những cảnh gia đình. "Hầu như tất cả các bức tranh của ông đều được đặt vào bối cảnh hai phòng nhỏ trong nhà của ông ở Delft, chúng có cùng đồ nội thất và các đồ trang trí, chỉ khác nhau cách bài trí khác và tranh thường miêu tả cùng một người, chủ yếu là phụ nữ." [2]

Sau khi bị lãng quên gần hai thế kỷ, năm 1866 nhà phê bình nghệ thuật người Pháp Thoré Bürger đã cho xuất bản một bài tiểu luận về 66 bức tranh được coi là của Vermeer (chỉ có 35 bức được xác nhận là của Vemeer). Từ đó, danh tiếng của ông đã nổ rộ nhanh chóng, hiện nay Vermeer được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của Thời kì vàng kim Hà Lan.

Phong cách hội họa

[sửa | sửa mã nguồn]

Vermeer có thể đã bắt đầu thực hiện các bức tranh của mình giống như hầu hết các hoạ sỹ cùng thời đại của mình, sử dụng các xám-tối đơn sắc ("grisaille") hoặc một bảng giới hạn các màu nâu và màu xám ("màu chết"), rồi sau đó ông sẽ có thể điểm thêm nhiều màu thuần hơn (đỏ, vàng và xanh dương) dưới dạng những ánh bóng lên, trong suốt. Các bức tranh của ông cung cấp vài gợi ý về phương pháp chuẩn bị.

Chắc chắn không có họa sĩ thế kỷ 17 nào khác sử dụng những màu cực kỳ đắt tiền, ví dụ như bột ngọc lưu ly (màu xanh biển biếc tự nhiên), nhiều và sớm như Vermeer. Ông còn sử dụng màu nâu vỏ gỗ (umbre) màu vàng hoàng thổ (orche) để diễn tả ánh sáng ấm áp bên trong nội thất của một bức tranh, phản chiếu nhiều màu sắc của nó lên tường. Bằng cách này, ông đã tạo ra một thế giới còn đẹp hơn bất cứ cái mà ông đã chứng kiến. Phương pháp vẽ này có lẽ được lấy cảm hứng từ sự hiểu biết của Vermeer về cách quan sát của Leonardo: bề mặt của mọi vật thể chia sẻ màu sắc của vật thể liền kề. Điều này có nghĩa là không có vật thể nào được nhìn thấy hoàn toàn bằng màu tự nhiên của nó.

Tác phẩm Het meisje met de parel, được biết đến như là "Mona Lisa của phương Bắc"

Tư liệu liên quan tới Jan Vermeer van Delft tại Wikimedia Commons

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "The Procuress: Evidence for a Vermeer Self-Portrait". Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ Koningsberger, Hans. 1977. The World of Vermeer, New York: Time-Life Books