Jayanthi Kuru-Utumpala
Jayanthi Kuru-Utumpala | |
---|---|
Sinh | Jayanthi Kuru-Utumpala 3 tháng 9, 1979 Colombo, tỉnh Tây, Sri Lanka |
Quốc tịch | Sri Lankan |
Học vị | Đại học Giám mục |
Nghề nghiệp | Người ủng hộ quyền phụ nữ, nhà leo núi |
Nổi tiếng vì | Người Sri Lankan đầu tiên leo lên đỉnh Everest; Người phụ nữ Sri Lankan đầu tiên leo lên đỉnh Imja Tse (Island Peak) 6,189m |
Jayanthi Kuru-Utumpala (sinh ngày 3 tháng 9 năm 1979) là một nhà thám hiểm người Sri Lanka, nhà leo núi chuyên nghiệp, người thuyết giảng, nhà hoạt động vì cộng đồng LGBT và quyền của phụ nữ.[1] Vào ngày 21 tháng 5 năm 2016, cô là người Sri Lanka đầu tiên leo lên đỉnh Everest.[2][3] Kuru-Utumpala là người ủng hộ quyền phụ nữ ở Sri Lanka và đã dành phần lớn quãng đời trưởng thành của mình để nghiên cứu về giới tính và quyền của phụ nữ. Cô hợp tác cùng với Johann Peries trong một số cuộc thám hiểm.[4]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Jayanthi Kuru-Utumpala sinh ngày 3 tháng 9 năm 1979 tại Colombo. Cha của cô là Nissanka, một kỹ sư cơ khí còn mẹ cô là Jacinta, một người quản lý trong ngành khách sạn. Anh trai cô, Rukshan theo học trường St. Thomas ở Mount Lavinia.[5] Cô được anh trai mình mô tả là một người không biết sợ khi còn là một đứa trẻ. Thời thơ ấu, bạn bè cô mô tả là một cô nàng tomboy, vì cô giống một cậu bé, cô được bạn bè cảnh báo cô sẽ phát triển bắp tay và cơ ba đầu từ việc trèo cây và leo núi.[6]
Nghề nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1984, Kuru-Utumpala học tiểu học tại Đại học Giám mục và cũng học trung học tại đây cho đến năm 1998. Sau khi học xong, năm 1999 cô học tại Học viện Tổ chức Sri Lanka để theo đuổi bằng tốt nghiệp báo chí và truyền thông. Năm 2000 cô học tại Nhà Miranda của Đại học Delhi và có được cả bằng cử nhân Nghệ thuật lẫn bằng đại học về văn học Anh vào năm 2003. Cô cũng tham gia khóa học leo núi quân sự kéo dài 28 ngày tại Học viện leo núi Himalaya vào năm 2002.[7] Cô đã nhận được bằng tốt nghiệp sau đại học vào năm 2007 trong các nghiên cứu về phụ nữ từ Đại học Colombo.[8] Kuru-Utumpala đã giành được học bổng du học tại Đại học Sussex ở Anh và lấy được bằng Thạc sĩ Văn chương tại trường đại học này vào năm 2009.[9]
Cô đã thực hiện nghiên cứu dựa trên nghiên cứa giới, đặc biệt là về quyền của phụ nữ, trong khi theo đuổi các nghiên cứu cao hơn của mình, cô cũng thực hiện các bài phát biểu truyền cảm hứng trao quyền cho các phụ nữ.[10] Từ năm 2003, cô là thành viên chủ chốt của phong trào phụ nữ Sri Lanka, đồng thời là thành viên của Tập thể Phụ nữ và Truyền thông.[11] Cô từng là chuyên gia về giới tính và tình dục tại Care International Sri Lanka vào tháng 4/2015. Năm 2016, cô được bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí đầu tiên cho quyền phụ nữ ở Sri Lanka bởi Bộ trưởng Bộ Phụ nữ lúc đó là Chandrani Bandara Jayasinghe.[12][13] Kuru-Utumpala cũng là đại sứ thiện chí cho sáng kiến toàn cầu Think Equal.[14]
Kuru-Utumpala hợp tác với Johann Peries vào năm 2011 và cùng với Peries trong một số cuộc thám hiểm thành công, bao gồm cả việc lên đỉnh Adam, Island Peak vào năm 2012, Kilimanjaro vào năm 2014, và lần leo lịch sử của cô trên đỉnh Everest vào năm 2016. Cô cũng đã hoàn thành các cuộc thám hiểm như Paarl Rocks ở Stellenbosch, Arneles Mendoza ở Argentina, Pyrenees ở Tây Ban Nha và Ben Nevis ở Scotland.[15][16]
Vào tháng 2 năm 2019, Kuru-Utumpala và Peries chính thức ký hợp đồng với tư cách là đại sứ thương hiệu của Ngân hàng Quốc gia Hatton.[17] Vào tháng 6 năm 2020, cô được vinh danh là một trong những thành viên của lực lượng đặc nhiệm của Tổng thống do Tổng thống Gototti Rajapaksa bổ nhiệm như một phản ứng để giải quyết đại dịch COVID-19 tại Sri Lanka.[18]
Đoàn thám hiểm Everest
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 2014 Kuru-Utumpala và Peries được huấn luyện để leo lên đỉnh Everest và tham gia các hoạt động giải trí khác nhau, như bơi lội và leo núi.[16] Vào tháng 4 năm 2016, bộ đôi này tuyên bố họ đang thực hiện sứ mệnh leo lên đỉnh Everest. Họ đã thành lập chiến dịch Thám hiểm Everest của Sri Lanka năm 2016.[19] Đoàn thám hiểm trị giá khoảng 136.000 đô la Mỹ, đoàn được công ty leo núi International Mountain Guide hỗ trợ, họ được công ty cung cấp về hướng dẫn viên, người Sherpa, hậu cần, bữa ăn và chỗ ở trong chuyến thám hiểm. Kuru-Utumpala và Peries được đi cùng với người Nepal Sherpas: Ang Karma (đi cùng Kuru-Utumpala) và Ang Pasang (đi cùng Peries).[20][21][22]
Kuru-Utumpala đã lên tới đỉnh núi Everest thành công lúc 5:03 sáng ngày 21 tháng 5 năm 2016, trong khi Peries không thể hoàn thành, vì bình oxy của anh không đủ ở độ cao 400 mét (1.300 ft) trước đỉnh núi.[23] Peries chỉ đạt tới độ cao 8.400 m (27.600 ft), nằm ngoài Trại IV (trại cuối cùng trên tuyến đường phía nam, trên South Col).[24][25] Kuru-Utumpala trở thành người phụ nữ Sri Lanka đầu tiên cũng như duy nhất của Sri Lanka chinh phục nóc nhà Everest. Kuru-Utumpala cũng đưa Sri Lanka trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới sau Ba Lan, Croatia và Nam Phi, có người đầu tiên lên đỉnh núi Everest là phụ nữ.[19]
Danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Kuru-Utumpala đã giành được một giải thưởng đặc biệt từ kênh truyền hình Ada Derana như một phần của Ada Derana Sri Lankan của Năm 2016.[26] Cô cũng được BBC đưa vào danh sách 100 phụ nữ truyền cảm hứng và có sức ảnh hưởng nhất thế giới năm 2017.[27]
Vào tháng 3 năm 2019, cô được vinh danh là một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng nhất và trong số những người làm thay đổi phụ nữ ở Sri Lanka, bởi Quốc hội Sri Lanka trùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ.[28][29][30]
Vào tháng 8 năm 2019, cô là một trong 66 người được nhận danh hiệu quốc gia năm 2019 từ Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena.[31][32]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Life Online - Jayanthi.”. www.life.lk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ Zaltzman, Julia; Zaltzman, Julia (ngày 10 tháng 7 năm 2019). “She's the First Sri Lankan (Woman) to Climb Mt. Everest”. Robb Report (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “You don't have to, but you must! | Daily FT”. www.ft.lk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
- ^ “එවරස්ට් ගිය ජයන්ති යලි කත්මණ්ඩු අගනුවරට”. Hiru News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ Raymond, Roel. “SHATTERING STEREOTYPES SINCE 1979: Jayanthi Kuru-Utumpala”. Daily News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “After Everest: can mountaineering tackle gender myths in Sri Lanka?”. openDemocracy (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Q&A: Peak Performance: An Advocate of Women's Rights Is 1st Sri Lankan to Summit Everest”. Global Press Journal (bằng tiếng Anh Mỹ). ngày 21 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ “Jayanthi Kuru-Utumpala - Academia.edu”. independent.academia.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Jayanthi Kuru-Utumpala – reconference” (bằng tiếng Anh Mỹ). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ “Jayanthi Kuru-Utumpala conducts speech empowering girls”. www.fis.edu.hk. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Women's rights activists respond to recent events in relation to women and justice in Sri Lanka | Daily FT”. www.ft.lk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Jayanthi Kuru-Utumpala appointed as goodwill ambassador”. www.fis.edu.hk. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Ambassadorship presented to Jayanthi Kuru-Utumpala by the Minister of Women's Affairs”. womenandmedia.org. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Women of the World Festival 2018 | British Council”. www.britishcouncil.org.au (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Reach your peak: Jayanthi Kuru-Utumpala shares her story | Daily FT”. www.ft.lk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ a b LBO (ngày 4 tháng 3 năm 2016). “Sri Lanka's first attempt to conquer Everest”. Lanka Business Online (bằng tiếng Anh Mỹ). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ “HNB ties up Johann Peries and Jayanthi Kuru-Utumpala as brand ambassadors”. bizenglish.adaderana.lk. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Civil society issues statement on Presidential Task Forces | Daily FT”. www.ft.lk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2020.
- ^ a b Hewamanna, Demi. “Summit of achievement”. Daily News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ Farhan Uvais (ngày 22 tháng 5 năm 2016). “Jayanthi Kuru Utumpala Creates History By Successfully Summiting Mount Everest”. dailynews.lk. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Jayanthi Kuru-Utumpala first Sri Lankan to reach summit of Mount Everest”. colombogazette.com. ngày 21 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Jayanthi Kuru-Utumpala first Sri Lankan to summit Everest”. island.lk. ngày 23 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
- ^ ElCordillerano. “Jayanthi Kuru-Utumpala, desafiando los estereotipos de género | El Cordillerano”. www.elcordillerano.com.ar (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ “Jayanthi Kuru-Utumpala Becomes First Sri Lankan Woman To Summit Everest”. Sunday Times Sri Lanka. ngày 21 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
- ^ “First Sri Lankan to summit Mount Everest”. dailynews.lk. ngày 21 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Ada Derana Sri Lankan of the Year 2016 - Award Winners”. Adaderana.lk. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
- ^ “BBC 100 Women: Who is on the list?”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Sri Lanka: Sri Lanka parliament celebrates Sri Lankan Women Changemakers”. www.colombopage.com. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2019.
- ^ Mudalige, Disna; Indrakumar, Camelia Nathaniel and Menaka. “Twelve prominent women to be celebrated”. Daily News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Parliament celebrates Changemakers”. Sunday Observer (bằng tiếng Anh). ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “National honours conferred on 66 Sri Lankan citizens”. The Sunday Times. Colombo, Sri Lanka. ngày 25 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
- ^ “President honours outstanding citizens at National Awards ceremony”. News First. Colombo, Sri Lanka. ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.