Bước tới nội dung

Jantar Mantar, Jaipur

26°55′29″B 75°49′28″Đ / 26,92472°B 75,82444°Đ / 26.92472; 75.82444
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jantar Mantar, Jaipur
Di sản thế giới UNESCO
Vị tríJaipur, Rajasthan, Ấn Độ
Tiêu chuẩn(iii), (iv)
Tham khảo1338
Công nhận2010 (Kỳ họp 34)
Diện tích1,8652 ha (4,609 mẫu Anh)
Vùng đệm14,6664 ha (36,241 mẫu Anh)
Tọa độ26°55′29″B 75°49′28″Đ / 26,92472°B 75,82444°Đ / 26.92472; 75.82444
Jantar Mantar, Jaipur trên bản đồ Rajasthan
Jantar Mantar, Jaipur
Vị trí của Jantar Mantar, Jaipur tại Rajasthan
Jantar Mantar, Jaipur trên bản đồ Ấn Độ
Jantar Mantar, Jaipur
Jantar Mantar, Jaipur (Ấn Độ)

Jantar Mantar là một đài thiên văn, tượng đài ở Jaipur, tiểu bang Rajasthan, Ấn Độ. Đây là tập hợp của 19 công cụ thiên văn được xây dựng bởi vua Maharaja Jai Singh II từ năm 1727 và 1734, khi Jaipur lúc bấy giờ là kinh đô của vương triều.[1][2] Tại đây có đồng hồ mặt trời bằng đá lớn nhất thế giới và là một ví dụ minh họa về thuyết địa tâm được chia sẻ bởi nhiều nền văn minh.[1][2] Quần thể tượng đài này nằm gần Cung điện Thành phốHawa Mahal[3] đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2010.[1][4]

Quần thể có các công cụ thiên văn hoạt động theo ba hệ tọa độ thiên văn cổ điển chính là Hệ tọa độ chân trời, Hệ tọa độ xích đạoHệ tọa độ hoàng đạo.[2] Kapala Yantraprakara hoạt động trong hai hệ thống và cho phép chuyển đổi giữa các hệ tọa độ. Đài thiên văn bị hư hại trong thế kỷ 19 nhưng đã sớm được phục hồi dưới sự giám sát của thiếu tá Arthur Garrett trong khoảng thời gian nhà thiên văn học nghiệp dư này công tác tại Jaipur.[5]

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “The Jantar Mantar, Jaipur - UNESCO World Heritage Centre”. Whc.unesco.org. ngày 31 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2012.
  2. ^ a b c The Jantar Mantar at Jaipur, India Lưu trữ 2020-06-22 tại Wayback Machine Portal to the Heritage of Astronomy, in partnership with UNESCO World Heritage Site
  3. ^ Yukio Ohashi (Editor: H Selin) (1997). Encyclopaedia of the History of Science, Technology, and Medicine. Springer. tr. 83–86. ISBN 978-0792340669.
  4. ^ Smithsonian. Timelines of Science. Penguin. tr. 136. ISBN 978-1465414342.
  5. ^ Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, Vol. 81, p. 257

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]