Bước tới nội dung

Jacobo Fitz-James Stuart y Falcó, Công tước thứ 17 xứ Alba

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jacobo Fitz-James Stuart
Chụp ảnh trong bộ đồng phục Real Maestranza de Sevilla, 1937
Chức vụ
Nhiệm kỳ30 tháng 1 năm 1930 – 18 tháng 2 năm 1931
Tiền nhiệmMiguel Primo de Rivera
Kế nhiệmÁlvaro de Figueroa
Chỗ ngồi j tại Viện hoàng gia Tây Ban Nha
Nhiệm kỳ14 tháng 3 năm 1943 – 24 tháng 9 năm 1953
Tiền nhiệmManuel de Saralegui y Medina [es]
Kế nhiệmPedro Laín Entralgo
Thông tin cá nhân
Quốc tịchTây Ban Nha
Sinh17 tháng 10 năm 1878
Madrid, Tây Ban Nha
Mất24 tháng 9 năm 1953(1953-09-24) (74 tuổi)
Lausanne, Thụy Sĩ
Nơi ởLiria Palace
Con cáiCayetana Fitz-James Stuart, Nữ công tước thứ 18 xứ Alba
Thành tích huy chương
Vận động viên nam môn Polo
Đại diện cho Tây Ban Nha
Thế vận hội
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1920 Antwerp Thi đấu đồng đội

Jacobo Fitz-James Stuart y Falcó, Công tước thứ 17 xứ Alba, Công tước thứ 10 xứ Berwick, GE (17 tháng 10 năm 1878 – 24 tháng 9 năm 1953)[1] là một quý tộc, nhà ngoại giao, chính trị gia, nhà sưu tập nghệ thuật người Tây Ban Nha, và từng là vận động viên đại diện cho Tây Ban Nha tại Thế vận hội Olympic và đạt huy chương bạc. Ông là một trong những quý tộc quan trọng nhất trong thời đại của mình và nắm giữ nhiều tước hiệu quý tộc khác nhau, bao gồm công tước xứ Alba de TormesBerwick, Bá tước xứ Lemos, Lerín, MontijoHầu tước xứ Carpio. Ông được trao Huân chương Lông cừu vàng của Tây Ban Nha vào năm 1926.[2]

Jacobo là bá tước đời thứ 10 của xứ Berwick, một tước hiệu thuộc Đẳng cấp quý tộc Anh được lập ra để trao cho người con hoang hoàng gia của Vua James IIJames FitzJames, có nghĩa là Jacobo là hậu duệ trực hệ của Vương tộc Stuart. Ông không có con trai và chỉ có một người con gái duy nhất, vì thế, theo luật của Vương quốc Anh tước hiệu Công tước xứ Berwick thuộc Đẳng cấp quý tộc Anh sẽ bị thu hồi, trong khi đó, theo luật của Tây Ban Nha, nữ giới có thể kế thừa các tước hiệu quý tộc Tây Ban Nha.

Ông là bạn thân và họ hàng của Vương thất Anh, vì thế ông là một trong những khách mời chính trong đám cưới của Nữ vương Elizabeth II vào năm 1947.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Obituaries from the Times. Newspaper Archive Developments Limited. 1951. tr. 11.
  2. ^ Geneall
  3. ^ Royal Collection: Seating plan for the Ball Supper Room

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]