Bước tới nội dung

Iwa no Hime

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Iwa
Hoàng hậu Nhật Bản
Nhiệm kỳ
314–347
Thiên hoàngNintoku
Tiền nhiệmNakatsu-hime
Kế nhiệmYata
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 3
Mất347
An nghỉThành phố Nara
Giới tínhnữ
Gia quyến
Thân phụ
Katsuragi Sotsuhiko
Phối ngẫu
Thiên hoàng Nintoku
Hậu duệ
Thiên hoàng Richū, Thiên hoàng Hanzei, Thiên hoàng Ingyō, Suminoe no Nakatsu
Nghề nghiệpnhà thơ, nhà văn
Quốc tịchNhật Bản

Công chúa Iwa (磐之媛命 (Bàn Chi Viên Mệnh) Iwa no hime no Mikoto?, d.347), đôi khi còn được gọi là Hoàng hậu Iwa no hime (磐姫皇后 (Bàn Cơ Hoàng hậu) Iwa no hime kōgō?), là một nhà thơ và là Hoàng hậu của Thiên hoàng Nintoku, vị Thiên hoàng thứ 16 của Nhật Bản, theo danh sách truyền thống.[1] Bà là hậu duệ của Thiên hoàng Kōgen.  

Không có ngày tháng chắc chắn để xác định được thời kì trị vì của Thiên hoàng Nintoku, cũng như người vợ đầu tiên của ông, Công chúa Iwa no Hime. Thiên hoàng Nintoku được coi là đã cai trị đất nước trong cuối thế kỷ thứ tư và đầu thế kỷ thứ năm, nhưng có rất ít thông tin về ông. Không có đủ tài liệu có sẵn để xác minh và nghiên cứu thêm. [cần dẫn nguồn]

Thơ của Công chúa Iwa, hay những bài thơ được cho là của bà, được đưa vào Cổ Sự ký, Nhật Bản Thư kỷVạn Diệp tập. Mộ của bà được cho là nằm ở tỉnh Nara.

Trong văn chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Những bài thơ mà Hoàng hậu Iwa-no hime được cho là đã sáng tác cùng với chồng có liên quan đến Cổ sự ký và trong Nhật Bản thư kỷ. [2]

Những bài thơ được cho là của Hoàng hậu Iwa đều đã được tập hợp trong Vạn Diệp tập,[2] Trong khi đó, tập thơ cổ nhất Nhật Bản hiện được cho là do Ōtomo no Yakamochi (大伴 家持) sưu tầm. Trong bốn bài hát của mình, bà đã bày tỏ tình cảm với chồng mình.[3] [4] Tuy nhiên, một số học giả hiện đại đang kiểm chứng lại những bài hát này.[5]

Lăng mộ chôn cất

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi mộ của Hoàng hậu Iwa-no hime no Mikoto được cho là nằm ở Saki-chō ở thành phố Nara.[6] Cả hai ngôi mộ Hoàng gia kofun -type được đặc trưng bởi một hòn đảo hình lỗ khóa nằm trong một con hào rộng, đầy nước.[7]

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoàng tử Ooe no Izahowake (大兄去来穂別尊), sau lên ngôi, trở thành Thiên hoàng Richū
  • Hoàng tử Suminoe no Nakatsu (住吉仲皇子)
  • Hoàng tử Mizuhawake (瑞歯別尊), sau lên ngôi, trở thành Thiên hoàng Hanzei
  • Hoàng tử Oasatsuma wakugo no Sukune (雄朝津間稚子宿禰尊), sau lên ngôi, trở thành Thiên hoàng Ingyō
  1. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, pp. 22-24; Varley, Paul. (1980). Jinnō Shōtōki, pp. 110-111.
  2. ^ a b Nussbaum, Louis-Frédéric and Käthe Roth. (2005). "Iwa no Hime", Japan encyclopedia, p. 409.
  3. ^ Sato 2008, tr. 16.
  4. ^ Man'yōshū Best 100 Lưu trữ 2014-08-03 tại Wayback Machine, poems 85–88
  5. ^ Hall, John Whitney et al. (1993). The Cambridge History of Japan: Ancient Japan, p. 474.
  6. ^ “Iwa-no hime no Mikoto's misasagi -- map (upper right)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019.
  7. ^ “see kofun context of kofun-like elements”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoàng thất Nhật Bản
Tiền nhiệm:
Hoàng hậu Nhật Bản Kế nhiệm: