Bước tới nội dung

Ivan Pavlovych Puluj

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ivan Puluj
Sinh2 tháng 2 năm 1845
Hrymayliv, Đế quốc Áo (ngày nay là Ukraina)
Mất31 tháng 1 năm 1918(1918-01-31) (72 tuổi)
Smíchov, Áo-Hung (ngày nay là một quận thuộc Praha, Cộng hòa Séc)
Quốc tịchNgười Ukraina
Trường lớpĐại học Viên
Đại học Strasbourg
Nổi tiếng vìTia X
Sự nghiệp khoa học
NgànhNhà vật lý
Nơi công tácImperial-Royal German Technical University in Prague
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAugust Kundt

Ivan Pavlovych Puluj (tiếng Ukraina: Іван Павлович Пулюй, phát âm [iˈwɑn pʊˈlʲuj]; tiếng Đức: Johann Puluj; 2 tháng 2 năm 1845 – 31 tháng 1 năm 1918) là một nhà vật lýnhà phát minh người Ukraina, được coi là người phát triển sớm việc sử dụng tia X trong hình ảnh y khoa. Những đóng góp của ông phần lớn bị lãng quên cho đến cuối thế kỷ 20.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là con trai của Pavlo Puluj và Xenia nhũ danh Burshtynska (tiếng Ukraina: син Павла́ Пулю́я i Ксенiї ур. Бурштинської).

Ông tốt nghiệp danh dự Khoa Thần học của Đại Học Viên (1869), sau đó là Khoa Triết học (1872). Năm 1876 Puluj hoàn thành bằng tiến sĩ về ma sát trong chất khí tại Đại Học Strasbourg dưới sự hướng dẫn của August Kundt. Puluj giảng dạy tại Học viện Hải quân ở Fiume (Rijeka, Croatia) (1874–1876), Đại Học Viên (1874-1884) và Đại Học Kỹ Thuật Hoàng Gia Đức Ở Praha (1884-1916). Ông từng là hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Hoàng gia Đức (tiếng Đức: Kaiserlich-Königlich Deutsche technische Hochschule) năm 1888-1889.[1] Puluj cũng làm cố vấn nhà nước về kỹ thuật điện cho chính quyền địa phương BohemiaMorava.

Ngoài ra, ông còn hoàn thành bản dịch Kinh thánh sang tiếng Ukraina.[2][3]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 10 năm 1884, ông kết hôn với Kateřina nhũ danh Stožicky (1863–1945) tại Vienna.[4][5] Họ có sáu người con: Natalia (vợ nhà soạn nhạc Vasyl Barvinsky), Olga, Maria Xenia Margareta (mất ở Vienna năm 1974), Alexander Hans (1901–1984), Pavlo (mất năm 1986) và Georg (1906–1987).[6]

Đóng góp khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Ống tia âm cực số 12, thiết kế của Ivan Puluj, khoảng năm 1896
Thiết bị của Puluj để xác định tương đương cơ học của nhiệt

Puluj đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về các tia âm cực, xuất bản nhiều bài báo về các tia này trong khoảng thời gian từ 1880 đến 1882. Năm 1881, nhờ kết quả của các thí nghiệm về cái mà ông gọi là ánh sáng lạnh, Giáo sư Puluj đã phát triển đèn Puluj.[7] Puluj đã thử nghiệm thiết bị mới của mình và công bố kết quả trong bài báo khoa học Vật chất điện phát sáng và trạng thái thứ tư của vật chất trong Ghi chép của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Áo (1880–1883), nhưng trình bày ý tưởng của mình một cách mơ hồ và sử dụng những thuật ngữ lỗi thời. Puluj đã đạt được một số sự công nhận khi công trình của ông được dịch và xuất bản thành sách bởi Hiệp hội Hoàng giaAnh.[8]

Mặc dù phát hiện của Puluj về cơ bản là tia X, nhưng ông đã báo cáo kết quả của mình 6 tuần sau khi Wilhelm Conrad Röntgen công bố kết quả của mình,[9] và không thể được công nhận là người đã phát hiện ra tia X.[10]

Puluj còn có nhiều khám phá khác. Ông đặc biệt được chú ý vì đã phát minh ra một thiết bị xác định tương đương cơ học của nhiệt được trưng bày tại Triển lãm Toàn cầu tổ chức ở Paris vào năm 1878. Puluj cũng tham gia mở một số nhà máy điện ở Áo-Hungary.[11]

Ủng hộ văn hóa Ukraina

[sửa | sửa mã nguồn]
Tem bưu chính Ukraina kỉ niệm 150 năm sinh của Ivan Puluj, 1995

Puluj còn được biết đến là người có những đóng góp trong việc quảng bá văn hóa Ukraina. Ông tích cực ủng hộ việc mở một trường đại học tiếng Ukraina ở Lviv và xuất bản các bài báo ủng hộ tiếng Ukraina. Cùng với P. KulishI. Nechuy-Levytsky, ông đã dịch Phúc âmThánh vịnh sang tiếng Ukraina. Là một giáo sư, Puluj đã tổ chức học bổng cho sinh viên Ukraina ở Áo-Hungary.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Die K.K. Deutsche technische Hochschule in Prag, 1806–1906 (bằng tiếng Đức). Prague. 1906.
  2. ^ Ivan Pul'uj Lưu trữ 8 tháng 3 năm 2012 tại Wayback Machine. TNTU.edu.ua. Retrieved on 8 May 2014.
  3. ^ Комментарии. Risu.org.ua. Retrieved on 8 May 2014. Lưu trữ 19 tháng 9 năm 2012 tại Archive.today
  4. ^ “Death certificate of Ivan Puluj” (bằng tiếng Séc). 31 tháng 1 năm 1918. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Emilie Těšínská. “Johann Puluj (1845–1918): his career and the "invisible cathode rays". IUCr Newsletter (bằng tiếng Anh) ((2020) Volume 28, Number 2).
  6. ^ Юрiй Головач, Роман Пляцко, Галина Сварник (2020). Петер Пулюй i архiв Iвана Пулюя (PDF) (bằng tiếng Ukraina). Львів: Нацiональна академiя наук України. tr. 4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Puluj-Röhre, 1870. uibk.ac.at
  8. ^ Kulynyak, Danylo (9 tháng 7 năm 2000). “Ivan Pului, the discoverer of X-rays”. Ukrainian Weekly. Parsippany, NJ: Ukrainian National Association, Inc. 68 (23): 6.
  9. ^ a b Gaida, Roman; và đồng nghiệp (1997). “Ukrainian Physicist Contributes to the Discovery of X-Rays”. Mayo Clinic Proceedings. Mayo Foundation for Medical Education and Research. 72 (7): 658. doi:10.1016/s0025-6196(11)63573-8. PMID 9212769. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  10. ^ Pidvalna, Uliana; Plyatsko, Roman; Lonchyna, Vassyl (7 tháng 4 năm 2021). “Ivan Puluj and the discovery of X-rays / Іван Пулюй та відкриття Х-променів”. Proceeding of the Shevchenko Scientific Society. Medical Sciences (bằng tiếng Ukraina và Anh). 64 (1): 180–190. doi:10.25040/ntsh2021.01.18. ISSN 2708-8642 – qua researchgate.
  11. ^ Czech language biographical article in the journal of the Czech Technical University (2005, No 2, p. 39-40) mentions details and problems Puljui met during the construction of early power plants in the Czech lands.
  12. ^ Shkarlat, Kateryna. “Ivan Puluj: Outstanding Ukrainian who discovered X-rays long before Röntgen”. RBC-Ukraine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]